.10 – Bồn trũng Cửu Long

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Đánh giá các yếu tố không chắc chắn trong giai đoạn đầu phát triển mỏ khí ngưng tụ ST - X (Trang 36 - 38)

1.1.2 Đặc điểm địa chất, địa tầng, kiến tạo bồn trũng Cửu Long và mỏ ST- X

1.10.1.1Lịch sử phát triển địa chất khu vực nghiên cứu

Trên bình đồ kiến tạo khu vực hiện tại, mỏ ST-X thuộc Bể Cửu Long, nằm về phía Nam của phần Đơng Nam mảng Âu – Á. Đây là bể trầm tích rift kiểu tách giãn theo cơ chế kéo tách uốn cong, phát triển miền vỏ lục địa có tuổi trước Kainozoi bị thối hóa mạnh trong thời kỳ Paleogen và chuyển sang chế độ rìa lục địa thụ động như ngày nay bắt đầu từ thời kỳ Neogen. (Hình 1.2). Lịch sử phát triển địa chất của bể Cửu Long được chia ra 3 giai đoạn: Trước tạo rift (pre rift), tạo rift (syn rift) và sau rift (post rift) [17], [19], [20].

Thời kỳ trước tạo rift: Trước Kainozoi, đặc biệt vào giai đoạn cuối Jura đến đầu

Paleogen là thời gian thành tạo và nâng cao đá móng mác ma xâm nhập. Do tác động của quá trình va chạm mảng Ấn Độ vào mảng Âu – Á và hình thành đới hút chìm dọc cung Sunda cách đây khoảng 50 – 43 triệu năm, các thành tạo đá mác ma Mezozoi

sụt do tách giãn. Đây là giai đoạn san bằng địa hình trước khi hình thành bể trầm tích Cửu Long. Hình thái địa hình khơng bằng phẳng của mặt đá móng đóng vai trị rất quan trọng cho sự thành tạo các lớp phủ trầm tích trong giai đoạn đầu của thời kỳ tạo rift.

Thời kỳ tạo rift: Sự va chạm giữa các mảng Ấn Độ và Âu – Á vào đầu Kainozoi đã

làm cho vi mảng Indonisia bị thúc trồi về phía Đơng Nam theo các đứt gãy trượt bằng lớn như đứt gãy Sông Hồng, Sông Hậu – Three Pagoda tạo nên các trũng Kainozoi trên các đới khâu ven rìa, trong đó có bể Cửu Long. Bể Cửu Long được hình thành trên các vùng sụt khu vực thuộc thời kỳ Paleoxen – Eoxen và đã trải qua 2 pha căng giãn trong thời kỳ tạo rift [17], [19].

Pha thứ nhất diễn ra trong giai đoạn Eoxen – Oligoxen sớm. Các biến cố kiến tạo đã nêu ở trên dẫn đến sự sụt lún mạnh mẽ theo hướng TB – ĐN và tạo nên các đứt gãy theo hướng ĐB – TN và Đ – T. Trong giai đoạn đầu thời kỳ tạo rift này, các địa hào, bán địa hào hình thành dọc theo các đứt gãy đã nhanh chóng được lấp đầy bởi các trầm tích lục địa gần nguồn có tướng sơng ngịi và đầm hồ.

Pha căng giãn thứ nhì diễn ra vào cuối Oligoxen đến đầu Mioxen sớm với hướng chủ yếu ĐB – TN. Giai đoạn này căng giãn mở rộng tạo nên một bể trầm tích có ranh giới khép kín như một hồ lớn và có chế độ trầm tích đồng nhất trên bình diện tồn bể.

Thời kỳ sau tạo rift: Cuối Mioxen sớm trên phần lớn diện tích bể diễn ra hoạt động

chìm sâu bể tạo điều kiện hình thành tầng sét rotalid biển nơng – hệ tầng Bạch Hổ. Sang Mioxen giữa, lún chìm nhiệt tiếp tục gia tăng và biển có ảnh hưởng rộng lớn đến hầu hết các vùng quanh Biển Đơng. Cuối thời kỳ này có một pha nâng lên làm mơi trường biển ảnh hưởng ít hơn, phần Đơng Bắc của bể chủ yếu chịu ảnh hưởng của các điều kiện ven bờ. Thời kỳ Mioxen muộn, biển tràn ngập toàn bộ bể Cửu Long. Bể mở rộng hơn về phía Tây Nam, vào phía đồng bằng châu thổ sơng Mê Kơng ngày nay và thông với bể Nam Côn Sơn.

Thời kỳ Plioxen – Đệ tứ, là giai đoạn tích cực kiến tạo mới tạo nên bình đồ cấu trúc hiện tại của thềm lục địa Việt Nam. Bể Cửu Long khơng cịn hình dáng cấu trúc riêng

do bị cuốn hút xuống dưới cung đảo Luson, mặt khác, đất liền Đông Dương được nâng cao cùng với sự hoạt động của núi lửa bazan kiềm, do vỏ đại dương Ấn Độ đang đẩy lục địa Đông Dương và Tây Nam Đông Nam Á lên cao. Chi tiết hoạt động kiến tạo khu vực nghiên cứu được minh họa trong Hình 1.2.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Đánh giá các yếu tố không chắc chắn trong giai đoạn đầu phát triển mỏ khí ngưng tụ ST - X (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)