McDonald’s có mặt ở mọi nơi

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG câu hỏi và bài tập môn văn hóa doanh nghiệp (Trang 98 - 102)

Từ một hiệu ăn ở California đã khuyến khích Ray Croc, một người cung cấp cho nhà hàng vào năm 1954, đã phát triển McDonald’s nhanh chóng thành một cơng ty quốc tế khổng lồ với hệ thống cửa hàng tại 119 quốc gia trên cả 5 lục địa. McDonald’s phục vụ hơn 47 triệu khách hàng hằng ngày và doanh thu đạt khoảng 15 tỷ đô la mỗi năm. “Hệ thống” tồn cầu của nó – như cơng ty gọi – được thiết kế để đảm bảo tiêu chuẩn cao và tính nhất quán tại tất cả các cửa hàng của McDonald’s trong khi trở thành một phần cuộc sống địa phương tại từng cộng đồng.

Công ty được sắp xếp lại để thúc đẩy chiến lược tồn cầu của mình. McDonald’s sử dụng hình thức doanh nghiệp dựa trên khu vực địa lý. Dưới tổng giám đốc tại Hoa Kỳ là các chủ tịch các bộ phận Tây Hoa Kỳ, Trung Hoa Kỳ và Đông Hoa Kỳ. Tại các khu vực quốc tế là chủ tịch Châu Mỹ Latinh, Châu Âu, Châu Á, Trung Đơng và Châu Phi. Tồn bộ công ty xoay quanh một sứ mệnh chung dựa trên 5 yếu tố của kinh nghiệm khách hàng – con người, sản phẩm, địa điểm, giá cả và xúc tiến thương mại. Một bức thư của McDonald’s gửi các cổ đông đã bày tỏ tín điều của mình: “Thức ăn của chúng tơi phải có hương vị ngon một cách nhất quán, dịch vụ của chúng tơi phải nhanh chóng và chính xác một cách nhất quán, không gian nhà hàng hiện đại và mời chào khách hàng một cách nhất quán, và kinh nghiệm khách hàng phải ở mức cao nhất một cách nhất quán”.

Để đảm bảo tính nhất qn, cơng ty phải giám sát chặt chẽ hoạt động tại tất cả các nhà hàng, một số là thuộc sở hữu công ty, một số khác là nhượng quyền kinh doanh. McDonald’s sở hữu đất đai hầu hết các cửa hàng kinh doanh nhượng quyền đặt địa điểm, thu tiền thuê đất dựa một phần vào doanh thu. Công ty đánh giá và đều đặn giới thiệu các công nghệ mới, thiết bị tiết kiệm cơng lao động, và các quy trình nâng cao hiệu suất cơng việc. Bên cạnh đào tạo những người kinh doanh nhượng quyền và các nhà quản lý khác tại trường đại học Hamburger nổi tiếng ở Oak Brook, Illinois, McDonald’s cịn sử dụng cơng cụ học tập trực tuyến dịch vụ khách hàng tương tác cho các nhân viên nhà hàng. Nó cũng giám sát và đánh giá hoạt động của cửa hàng trong cả báo cáo công bố và không công bố từ một trong 950 cố vấn hiện trường của mình cũng như thơng qua các chuyến thăm kiểu “khách hàng bí mật” đánh giá kinh nghiệm từ quan điểm khách hàng.

Một nửa trong số 250.000 cửa hàng McDonald’s ở ngồi nước Mỹ. Trước khi mở cửa hàng của mình ở một quốc gia mới, McDonald’s thành lập quan hệ đối tác với các nông dân, nhà sản xuất và nhà cung cấp địa phương và giới thiệu cơng nghệ mới của mình tới họ. Mối liên hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp địa phương giúp tổ chức có trụ sở Hoa Kỳ này giành được sự ủng hộ của chính phủ và người dân nước đó. Liên doanh cho phép McDonald’s nội địa hoá sản xuất càng nhiều càng tốt, tiết kiệm chi phí vận tải, tránh những vấn đề tiềm tàng về nhập khẩu, giảm thuế và trao đổi bằng bản tệ. Cùng lúc đó, cơng ty có thể tận dụng được lợi thế về vệ tinh, Internet, máy tính và hệ thống liên lạc với các nhà cung cấp và các cửa hàng của họ, cùng chạy hệ thống tài chính và thực hiện giao dịch từ các nước khác nhua. Cơ sở hạ tầng quốc tế sâu rộng của cơng ty cho phép nó sử dụng nguồn lực hiệu quả nhất với chi phí hợp lý nhất đối với các sản phẩm đặc biệt như thịt bị, khoai tây, bột và đóng gói. Ví dụ, thành phần của loại thức ăn nổi tiếng Big Mac có thể được nhập từ nhiều nhà cung cấp từ các nước khác nhau.

Bộ phận quốc tế tìm kiếm những nhà kinh doanh nhượng quyền và làm việc với các chuyên gia địa phương để quảng cáo, marketing và bất động sản để mở cửa hàng. Thiết kế cửa hàng và thực đơn ở nơi này khác xa nơi kia phản ánh truyền thống văn hố và tín ngưỡng cũng như khẩu vị khác nhau. Ví dụ tại Pháp, cơng ty thiết kế cửa hàng theo kiến trúc đương đại. Tại các nước hồi giáo như Malaysia, thịt lợn không được bán. Tại Israel, McDonald’s mở một cửa hàng phục vụ ăn kiêng tại Jerusalem. Tại Ấn Độ, McDonald’s đã thay thế thịt bò bằng thịt cừu và các món chay. Tại Scotland, một loại đồ uống có ga được ưa chuộng được cung cấp cùng với Coca-Cola. Thương hiệu McDonald’s cùng biểu tượng quen thuộc chữ M màu vàng ở bất kỳ nơi nào đặt cửa hàng, và cửa hàng sử dụng nhân viên là người địa phương được đào tạo về chất lượng, dịch vụ, vệ sinh và giá trị - những từ khố trong triết lý của cơng ty.

Câu hỏi:

1. Phương pháp mà McDonald’s sử dụng để tiêu chuẩn hố sản phẩm trên tồn thế giới là gì? Điều đó có liên quan gì đến văn hố kinh doanh hay khơng?

McDonald’s tiến hành phân tích thị trường trên một quy mơ rộng lớn và phát triển sản phẩm dựa trên phân tích này.

Đảm bảo tính nhất qn của sản phẩm trên tồn thế giới qua nguồn cung nguyên liệu ổn định, quy trình sản xuất và phục vụ được đảm bảo chặt chẽ, cửa hàng sử dụng logo thống nhất. Điều đó thể hiện sự dung hịa giữa trách nhiệm xã hội với lợi nhuận-ln quan tâm đến lợi ích của khách hàng và giá trị mà sản phẩm và chất lượng đem lại.

2. Những yếu tố nào thể hiện giá trị văn hố kinh doanh đặc thù của McDonald’s?

-Tơn trọng giá bản sắc văn hóa riêng của từng quốc gia: tại Pháp, công ty thiết kế cửa hàng theo kiến trúc đương đại. Tại các nước hồi giáo như Malaysia, thịt lợn không được bán. Tại Israel, McDonald’s mở một cửa hàng phục vụ ăn kiêng tại Jerusalem. Tại Ấn Độ, McDonald’s đã thay thế thịt bò bằng thịt cừu và các món chay.

- Tơn trọng từng khách hàng: ln đảm bảo mang đến cho khách hàng món ăn với hương vị ngon nhất quán, không gian hiện đại, sạch sẽ.

- Luôn sử dụng nhân viên là người địa phương để đảm bảo nhân viên hiểu rõ, đúng yêu cầu của khách hàng, với những nhân viên này, họ luôn được đào tạo về chất lượng, dịch vụ, vệ sinh, và giá trị.

3. Dựa vào giá trị nào mà McDonald’s duy trì kiểm sốt hoạt động quốc tế của mình?

Dựa vào yếu tố “Quan tâm đến thị hiếu của khách hàng tại từng khu vực riêng trên toàn thế giới” biểu hiện qua thiết kế cửa hàng và thực đơn ở nơi này khác xa nơi kia phản ánh truyền thống văn hố và tín ngưỡng cũng như khẩu vị khác nhau. Ví dụ tại Pháp, cơng ty thiết kế cửa hàng theo kiến trúc đương đại. Tại các nước hồi giáo như Malaysia, thịt lợn không được bán. Tại Israel, McDonald’s mở một cửa hàng phục vụ ăn kiêng tại Jerusalem. Tại Ấn Độ, McDonald’s đã thay thế thịt bị bằng thịt cừu và các món chay. Và kết hợp với yếu tố “Đảm bảo tính nhất quán trong chất lượng dịch vụ sản phẩm” biểu hiện qua “Thương hiệu McDonald’s cùng biểu tượng quen thuộc chữ M màu vàng ở bất kỳ nơi nào đặt cửa hàng, và cửa hàng sử dụng nhân viên là người địa phương được đào tạo về chất lượng, dịch vụ, vệ sinh và giá trị”.

Bài 20: Một nhân viên đã làm việc lâu trong một công ty và muốn thay đổi công việc. Anh ta vừa xin được một việc làm tại một tập đoàn lớn của Mỹ với mức lương hấp dẫn. Theo thỏa thuận, anh ta được hẹn sẽ đi làm chính thức và ký hợp đồng sau một tháng. Vui mừng anh ta thông báo với đồng nghiệp, thậm chí cịn tổ chức

vài cuộc chia tay nho nhỏ. Hôm sau, anh ta lên gặp giám đốc để xin nghỉ. Không ngờ giám đốc nhất định giữ anh ta ở lại, còn hứa sẽ tăng lương cho anh ta. Giám đốc lại là người thường xuyên khuyến khích nâng đỡ anh ta trong thời gian cơng tác.

Câu hỏi:

1. Tình huống trên đề cập đến những vấn đề gì của văn hố kinh doanh?

-Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nhân

2. Phân tích các đối tượng hữu quan trong tình huống?

Các đối tượng hữu quan bao gồm: nhân viên, giám đốc, đối thủ cạnh tranh

-Nhân viên mong muốn mức lương bằng hoặc cao hơn mức lương thị trường, điều kiện làm việc tốt, mơi trường an tồn, sạch sẽ,...

- Giám đốc và phía đối thru cạnh tranh (tập đồn Mỹ) mong muốn thu nhiều lợi nhuận, nguồn nhân lực giỏi để giúp công ty phát triển.

3. Bài học rút ra từ tình huống?

- Nhân viên nên xem xét kĩ khi đưa ra quyết định, cần sự trung thành trong việc làm, tránh tình trạng “đứng núi này, trơng núi nọ”.

-Giám đốc nên quan tâm đến nhân viên (nguyện vọng và cả tiềm năng phát triển)

để xây dựng sự tận tâm của nhân viên đối với công ty

HẾT./.

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG câu hỏi và bài tập môn văn hóa doanh nghiệp (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w