Ngày 9/10/2002, Công ty TNHH thương mại Sông Tiền (Tiền Giang) ký hợp đồng bán 16.000 kg tôm đông lạnh trị giá 144.000 USD cho công ty Taifun. Ngày 1/11/2002, lô hàng này đã được vận chuyển từ Cảng Tp.HCM đến Hamburg (Đức) trên tàu biển Hanjin. Ngày 11/11/2002, tàu Hanjin bị cháy tại SriLanka và trong ngày Công ty Việt Thái Phong do Phạm Hồng Thu làm giám đốc (Phạm Hồng Thu là vợ của ông Hải – Giám đốc Công ty Taifun) đã nhờ người đến chi nhánh Công ty Cổ Phần bảo hiểm Pjico – Sài Gòn làm thủ tục mua bảo hiểm cho các container hàng xuất khẩu đông lạnh này. Sau khi tàu Hanjin bị cháy và hàng hóa bị tổn thất, ngày 26/11/2002, cơng ty Việt Thái Phong có cơng văn gửi chi nhánh cơng ty Pjico – Sài Gịn u cầu bồi hồn lô hàng theo đơn bảo hiểm đã mua và phí bảo hiểm đã đóng, số tiền 3,8 tỷ đồng. Vì vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp và số tiền phải bồi thường lớn vượt thẩm quyền nên chi nhánh Pjico – Sài Gòn đã báo cáo và chuyển nội dung vụ việc cho công ty Pjico tại Hà Nội để giải quyết. Tại Hà Nội, sau khi gặp bà Phạm Hồng Thu – Giám đốc Công ty Việt Thái Phong, Trần Nghĩa Vinh và Hồ Mạnh Quân đã yêu cầu bà Thu phải chi lại 50% số tiền được bồi thường, tức là 1,9 tỷ đồng và bà Thu đã phải chấp nhận yêu cầu này. Sau khi nhận đủ 1,9 tỷ đồng của bà Thu chi lại, Trần Nghĩa Vinh và Hồ Mạnh Quân mới làm thủ tục bồi thường cho công ty Việt Thái Phong.
Số tiền mà Trần Nghĩa Vinh và Hồ Mạnh Quân nhận hối lộ không phải là tiền túi của Công ty Việt Thái Phong, mà là 50% của số tiền trả bảo hiểm hàng hóa, tiền đó là của Cơng ty Pjico – nghĩa là tiền của các cổ đông, của các khách hàng mua bảo hiểm….
Câu hỏi thảo luận:
1. Tình huống trên đề cập đến những vấn đề nào của văn hóa kinh doanh?
Tình huống trên đề cập đến đạo đức kinh doanh trong văn hoá kinh doanh.
2. Bài học rút ra về vấn đề văn hóa kinh doanh trong loại hình DNNN của Việt Nam ở đây là gì?
Bài học rút ra về vấn đề văn hóa kinh doanh trong loại hình DNNN của Việt Nam ở đây là:
Trong những năm gần đây, hiện tượng trục lợi, gian lận bảo hiểm diễn ra ngày càng nhiều trên diện rộng, ở tất cả các lĩnh vực – nghiệp vụ bảo hiểm, và hầu hết có mặt ở tất cả các cơng ty có mặt trên thị trường.
Có thể thấy rằng, một trong số những nguyên nhân dẫn đến hành vi gian lận bảo hiểm xuất phát từ những lỗ hổng trong các chế tài về xử phạt các vi phạm về hành vi liên quan đến việc gian lận bảo hiểm của hệ thống luật pháp còn lỏng lẻo, chưa được chặt chẽ, thiếu sự kiểm tra, kiểm sốt và xử lí nên nhiều người nảy sinh hành vi gian lận.
3. Nếu được thuê làm tư vấn, anh/chị sẽ tư vấn cho các ngành hữu quan của Việt Nam để khắc phục tình trạng trên như thế nào?
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm chủ động xây dựng quy trình, quy chế và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phòng ngừa, phát hiện, giảm thiểu các hành vi gian lận trong kinh doanh bảo hiểm.
Đồng thời, tổ chức cơng tác tun truyền phịng, chống gian lận trong kinh doanh bảo hiểm, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để xác định, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi gian lận để trục lợi bảo hiểm.
Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm có trách nhiệm chủ động tham gia vào cơng tác phịng, chống gian lận trong kinh doanh bảo hiểm. Trường hợp phát hiện các hành vi gian lận trong kinh doanh bảo hiểm, kịp thời thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm và các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Các cơ quan chức năng có liên quan phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm tổ chức cơng tác phịng, chống gian lận trong kinh doanh bảo hiểm tại địa bàn, bảo đảm ổn định trật tự xã hội trong quá trình triển khai thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.