Các nghiên cứu trên thế giới:

Một phần của tài liệu Tác động của độ mở nền kinh tế đến lạm phát tại việt nam (Trang 31 - 33)

“New growth theory” – Jin, 2000 cho rằng khi độ mở nền kinh tế càng lớn sẽ

làm gia tăng hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp làm giảm chi phí đầu vào và giá thành giảm; nguồn lực được sử dụng hiệu quả hơn do tính cạnh tranh cao; đầu tư nước ngồi gia tăng sẽ kích thích tăng trưởng làm giảm áp lực lạm phát.

The Effect of a Budget Deficit on Inflation: The Case of Tanzania (M Solomon and W A de Wet 2004) sử dụng mơ hình hồi quy véctơ VAR với dữ liệu từ năm 1967 đến 2001 tại Tanzania cho thấy có mối quan hệ bền vững trong dài hạn giữa thâm hụt ngân sách, tỷ giá, GDP và lạm phát. Có sự tác động đáng kể của thâm hụt ngân sách đến lạm phát. Lạm phát phản ứng nhanh với thâm hụt ngân sách và GDP ở các quốc gia có hệ thống tài chính kém phát triển và thiếu hiệu quả. Tăng trưởng kinh tế ổn định 10% sẽ dẫn đến mức giá giảm 35%. Những quốc gia phụ thuộc vào nơng nghiệp và sản xuất khi có cú sốc lớn về lĩnh vực nơng nghiệp sẽ ảnh hưởng lớn đến giá tiêu dùng và làm giảm GDP

The effect of openness on inflation, using quantile regression (a case study of Iran) (Sahar Abbaspour, Shahram Fatahi, Minoo nazifi 2011): sử dụng

phương pháp hồi quy phân vị (quantile regresstion) tại Iran từ năm 1942 đến năm 2008 cho thấy có mối quan hệ dương giữa độ mở của nền kinh tế và lạm phát khi mức lạm phát cao. Khơng có sự tác động của độ mở nền kinh tế đến lạm phát khi mức lạm phát thấp, mối quan hệ càng mạnh khi lạm phát càng cao.

Có sự tác động đáng kể của nhập khẩu, độ mở nền kinh tế, tỷ giá, tăng trưởng cung tiền và tăng trưởng GDP đến lạm phát. Mối quan hệ giữa độ mở nền kinh tế và lạm phát là mối quan hệ dương. Sự gia tăng trong thu nhập do xuất khẩu dầu dẫn đến tăng cung tiền và gia tăng lạm phát. Khi thu nhập gia tăng thì nhu cầu hàng nhập khẩu gia tăng dẫn đến nhập khẩu lạm phát.

Inflation And Openness: A Study of selected developing economies (SUNIL ASHRA 2002) nghiên cứu dữ liệu gồm 15 quốc gia từ năm 1980 đến năm

1997: Argentina, Bangladesh, Brazil, Chile, Colombia Indonesia, India, S. Korea, Malaysia, Mexico, Nepal, Pakistan, Philippines, Sri Lanka, Thailand. Tác giả sử dụng mơ hình tác động cố định (Fixed Effects Model) và Mơ hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model), sử dụng phương pháp feasible generalized least squares (FGLS). Độ mở nền kinh tế có tác động đáng kể đến lạm phát. Tỷ lệ nhập khẩu trên GDP làm giảm lạm phát, tỷ lệ xuất khẩu trên GDP làm tăng lạm phát. Xuất nhập khẩu trên GDP gia tăng 1% sẽ dẫn đến lạm phát giảm 0.5% ở các nước khơng có lạm phát phi mã.

Đối với các nước có lạm phát phi mã thì Xuất nhập khẩu trên GDP gia tăng 1% sẽ làm cho lạm phát tăng 14%. ở các nước có nền kinh tế nhỏ thì tác động của độ mở nền kinh tế tới GDP thấp hơn các nước có nền kinh tế lớn hơn.

Đối với các quốc gia Đông Nam Á tác động của nhập khẩu đến lạm phát là âm và xuất khẩu đến lạm phát là dương nhưng mức độ thấp hơn so với các nước không thuộc khu vực Đông Nam Á.

Hsin-Yi Lin (2010) Openness and Inflation Revisited sử dụng dữ liệu của 106 quốc gia từ năm1970 đến năm 2007 nghiên cứu mối quan hệ giữa độ mở nền kinh tế (đo lường bằng biến nhập khẩu trên GDP) và lạm phát trong đó có 58 quốc gia lâm cảnh nợ nần trong cuộc khủng hoảng nợ 1980. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy phân vị (quantile regresstion) cho thấy có mối quan hệ ngược chiều giữa độ mở nền kinh tế và lạm phát.

Trade Openness, Market Competition, and Inflation: Some Sectoral Evidence from OECD Countries (Mahir Binici, Yin-Wong Cheung, Kon S. Lai 2011) nghiên cứu mối quan hệ giữa độ mở nền kinh tế (thông qua khả năng cạnh tranh và năng suất) của các quốc gia OECD cho thấy rằng thị trường cạnh tranh càng khốc liệt thì lạm phát càng giảm. Sự tồn cầu hóa kinh tế (kết hợp giữa các chỉ số lưu chuyển vốn, thương mại và sự hạn chế) tác động ngược chiều đến lạm phát. Kết quả này cho thấy ở một khía cạnh khác độ mở nền kinh tế đóng một vai trị quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát.

Terra 1998 chứng minh rằng lạm phát và độ mở có mối quan hệ ngược chiều

ở các quốc gia có tỷ lệ nợ trong giai đoạn khủng hoảng những năm 80. Gruben and Mcleod (2004) khơng tìm thấy mối quan hệ giữa lạm phát và độ mở tại các nền kinh tế OECD. Kim and Beladi (2004) cho thấy có mối quan hệ dương ở các nền kinh tế phát triển như Mỹ, Bỉ, Ai len trong khi các quốc gia khác có mối quan hệ âm (kể cả các nước có nền kinh tế đã phát triển và đang phát triển).

McCarthy (2000): “Pass-Through of Exchange Rates and Import Prices to Domestic Inflation in Some Industrialized Economies”. Bài nghiên này đã kiểm định sự chuyển giá của các nhân tố bên ngoài – TGHĐ và giá nhập khẩu – vào lạm phát trong nước ở một số nền kinh tế cơng nghiệp hóa. Bằng cách sử dụng mơ hình VAR kết hợp một chuỗi phân phối giá, tác giả tìm thấy có sự chuyển giá vào tổng giá tiêu dùng, và phản ứng đẩy cho thấy TGHĐ có ảnh hưởng khơng đáng kể đến lạm phát giá cả trong nước trong khi giá nhập khẩu có tác động mạnh mẽ hơn

Takatoshi Ito and Kiyotaka Sato (2006) nghiên cứu sự truyền dẫn tỷ giá tại các nước Châu Á sau khủng hoảng , và nhận thấy rằng mặc dù tỷ giá ảnh hưởng đến giá nhập khẩu rất cao, nhưng mức độ truyền dẫn tỷ giá đến CPI là thấp (ngoại trừIndonesia). Sự truyền dẫn tỷgiá đến CPI là nguyên nhân chính gây ra lạm phát tại Indonesia.

Một phần của tài liệu Tác động của độ mở nền kinh tế đến lạm phát tại việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w