Thảo luận kết quả

Một phần của tài liệu Tác động của độ mở nền kinh tế đến lạm phát tại việt nam (Trang 57 - 60)

PHẦN 4 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3 Thảo luận kết quả

Cointegrating Eq: CointEq1 CointEq2 LCPI(-1) 1.000000 0.000000 LBD(-1) 0.000000 1.000000 LGDP(-1) -0.549842 2.453361 (1.07897) (4.87178) [-3.42619] [ 0.50359] LTO(-1) -0.458622 -1.998426 (0.12239) (0.55264) [-4.48243] [-3.61617] C 5.092622 -1.651598

Mơ hình gồm nhiều biến với các độ trễ khác nhau, hơn nữa các biến sử dụng trong mơ hình ở dạng sai phân nên việc đọc hiểu kết quả ước lượng không hề dễ dàng. Do đó tơi khơng đi sâu vào đọc hiểu ý nghĩa của từng tham số mà chỉ tập trung xác định xu hướng và độ trễ ảnh hưởng của các biến độc lập đối với lạm phát. Phân tích kết quả nghiên cứu cho chúng ta một số nhận xét như sau:

Nghiên cứu này chỉ ra rằng trong dài hạn lạm phát chịu tác động cùng chiều của kim ngạch xuất nhập khẩu và GDP với hệ số tương ứng là 0,458 và 0,549. Như vậy độ mở của nền kinh tế (đo lường bằng biến TO) làm tăng lạm phát, trái với nghiên cứu “Does Trade Openness Reduce Inflation? Empirical Evidence from Pakistan” của Tahir Mukhtar Mallik. Nghiên cứu này cùng kết quả với các nghiên cứu của Sahar Abbaspour, Shahram Fatahi, Minoo nazifi 2011, Hsin-Yi Lin (2010), Terra 1998 cho thấy có mối quan hệ dương giữa độ mở của nền kinh tế và lạm phát. Tại Việt Nam nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành

47

(2010); Phan Thanh Vinh (2012) cho thấy rằng giá cả thế giới có tác động làm gia tăng lạm phát nhưng ở mức độ thấp hơn các yếu tố khác trong nền kinh tế.

Nguyên nhân của kim ngạch XNK tác động đến lạm phát trong giai đoạn này là Việt Nam liên tục nhập siêu với mức độ ngày càng lớn. Hơn nữa giá cả toàn cầu trong giai đoạn này như giá dầu tăng do bất ổn tại Trung Đông, sự tăng trưởng mạnh mẽ của Trung Quốc đã đẩy giá nhiên liệu lên cao, giá lương thực tăng mạnh do tình hình biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh… làm cho Việt Nam nhập khẩu lạm phát.

Trong dài hạn tăng trưởng GDP làm tăng lạm phát với mức độ lớn hơn kim ngạch xuất nhập khẩu. Kết quả mơ hình cho thấy tăng trưởng GDP làm gia tăng lạm phát giống như các kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Hồng Sương (2011), Lê Thị Dung (2012), Nguyễn Ngọc Hải (2012) về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát.

Trong ngắn hạn lạm phát chịu ảnh hưởng của biến trễ của chính nó (hệ số khá lớn là 0,579 với độ trễ là 1 quý). Điều này cho thấy rằng cơng chúng có khuynh hướng lưu giữ ấn tượng về lạm phát trong quá khứ. Đây là yếu tố chi phối mức lạm phát hiện tại. Điều này hàm ý rằng uy tín hay độ tin cậy của Chính phủ trong các chính sách liên quan đến lạm phát có vai trị to lớn trong việc tác động tới mức lạm phát hiện thời. Tuy nhiên sau 2 quý mức độ ảnh hưởng này khơng cịn do chính sách can thiệp kịp thời, mạnh mẽ, có hiệu quả của chính phủ.

Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng thâm hụt ngân sách không tác động đến lạm phát. Nguyên nhân do việc tài trợ cho ngân sách thường có hai tác động trái chiều. Tài trợ ngân sách bằng việc gia tăng vay nợ của chính phủ làm tăng lãi suất đi vay trên thị trường điều này giống như chính sách thắt chặt tiền tệ làm giảm lạm phát. Mặt khác, tài trợ ngân sách thơng qua tăng cung tiền làm cũng như chính sách tiền tệ mở rộng làm tăng lạm phát. Hai tác động trái chiều này làm giảm hoặc xóa bỏ tác động của nhau đối với lạm phát.

Cuối cùng, nghiên cứu này cho thấy tỷ giá tác động làm gia tăng lạm phát giống với một số nghiên cứu gần đây về tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến

48

lạm phát với hệ số 0,378 thấp nhất trong các nhân tố tác động đến lạm phát của mơ hình. Ngun nhân do trong những năm gần đây Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành phá giá nhiều hơn và với mức độ lớn hơn. Thêm vào đó, những biến động gần đây trên thị trường ngoại hối, đặc biệt là thị trường tự do, trong năm 2009 và 2010 do niềm tin của vào tiền đồng bị sụt giảm, do hoạt động đầu cơ và tình trạng đơ la hóa đã dẫn đến kỳ vọng về lạm phát trở lại của người dân tăng lên. Điều này có thể khiến cho tác động của tỷ giá đối với lạm phát tăng lên như kết quả của nghiên cứu này.

49

5.1Kết luận

Một phần của tài liệu Tác động của độ mở nền kinh tế đến lạm phát tại việt nam (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w