Các nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của độ mở nền kinh tế đến lạm phát tại việt nam (Trang 33 - 36)

Tại Việt Nam có nhiều bài nghiên cứu về lạm phát dưới tác động của tỷ giá, thâm hụt ngân sách, GDP nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu ít được sử dụng. Thay vào đó tác giả sử dụng các biến như: giá xuất khẩu, nhập khẩu, giá dầu, giá gạo …

Nghiên cứu của IMF năm 2003 (IMF Country Report No. 03/382) sử dụng mơ hình VAR gồm 7 biến: giá dầu quốc tế, giá gạo quốc tế, sản lượng công nghiệp đầu ra, tỷ giá, tiền, giá nhập khẩu và giá tiêu dùng giai đoạn từ tháng 1-1995 đến tháng 3-2003. Kết quả cho thấy giá nhập khẩu không phản ánh lên giá nội địa mặc dù nền kinh tế đang dần mở cửa. Tỷ giá có ảnh hưởng đáng kể lên giá nhập khẩu, nhưng không ảnh hưởng lên CPI.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên Hoa và Trần Đặng Dũng trong “Nghiên cứu lạm phát tại Việt Nam theo phương pháp SVAR” cho thấy CPI có chịu ảnh hưởng từ cú sốc giá khu vực nước ngoài, đặc biệt là trong giá dầu. Mức độ phản ứng của CPI trước cú sốc trong giá dầu mạnh hơn so với cú sốc trong giá gạo (vì về cơ bản VN vẫn là nước xuất khẩu gạo, nguồn cung gạo hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu trong nước), tuy nhiên mức ảnh hưởng khơng lớn. Tỷ giá có tác động làm tăng lạm phát nhưng không lớn. Riêng đối với VN, tỷ giá được giữ tương đối cứng nhắc, chỉ từ cuối năm 2008 trở lại đây thì NHNN mới có những đợt điều chỉnh tỷ giá với biên độ lớn hơn, cụ thể lần phá giá gần đây nhất là 9,3%.

“Nghiên cứu các yếu tố gây ra lạm phát” của tác giả Phan Thanh Vinh

chỉ ra rằng lạm phát ở Việt Nam ít chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài mà xuất phát từ các nguyên nhân nội địa. Các phát hiện cho thấy mức giá cả thế giới (đo lường bằng giá dầu) và giá nhập khẩu có khuynh hướng gây ảnh hưởng lên mức giá thấp hơn các nhân tố khác trong nền kinh tế. Giá dầu thế giới và giá nhập khẩu IMP ảnh hưởng lên CPI rất ít trong ngắn hạn, và trong dài hạn thì mức độ tăng lên nhưng có độ trễ. Giá dầu thế giới và giá nhập khẩu tương ứng chỉ giải thích được 1.72% và 2.20% nguyên nhân gây ra lạm phát. Và sau 8 quý, tỷ lệ này mới được nâng lên 13.7% và 14.9%. Đối với biến động từ giá nhập khẩu khi xảy ra cú sốc giá nhập khẩu, sau 3 quý đầu giảm nhẹ thì CPI tăng mạnh trong các quý tiếp theo.

Võ Trí Thành và cộng sự (2001) sử dụng mơ hình tự hồi quy Vector (VAR) với dữ liệu theo tháng từ 1992 -1999 nghiên cứu mối quan hệ giữa tiền, CPI, tỷ giá và sản lượng công nghiệp thực. Họ nhận thấy rằng tăng trưởng tiền tương ứng với sự thay đổi trong lạm phát và sản lượng đầu ra, điều này cho thấy trong suốt thời kỳ này, chính sách tiền tệ là thụ động. Tỷ giá hối đối được nhận thấy có ảnh hưởng lên lạm phát trong khi tổng tiền dường như không đáp ứng được sựtăng giá trong tương lai.

Nguyen Thi Thuy Vinh và S. Fujita (2007), “The Impact of Real Exchange

Rate on Output and Inflation in Vietnam: A VAR Approach,” Discussion Paper No. 0625. Các tác giả sử dụng cách tiếp cận VAR để nghiên cứu tác động của tỷ giá hối

đoái thực lên sản lượng đầu ra và lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 1992-2005. Kết quả cho thấy, tác nhân chính tác động lên sự thay đổi sản lượng đầu ra và mức giá là những cú sốc của chính nó và tỷ giá hối đối có tác động mạnh lên cán cân thương mại và sản lượng đầu ra hơn là tác động lên lạm phát. Mơ hình VAR bao gồm các biến: Sản lượng công nghiệp, CPI, tỷ giá, cung tiền, thâm hụt thương mại và lãi suất của Mỹ (như là biến ngoại sinh). Mơ hình tập trung đến sự truyền dẫn tỷ giá và do đó, bỏ qua hết các yếu tố quyết định lên lạm phát.

Một phần của tài liệu Tác động của độ mở nền kinh tế đến lạm phát tại việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w