6. Nội dung của luận văn
2.2. Thực trạng chất lượng dịch vụ tín dụng tại NHTMCP Phương Nam
2.2.1.1. Đối với nhóm sản phẩm tín dụng cung cấp cho khách hàng cá nhân
Bảng 2.2: Các sản phẩm tín dụng cho khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Phương Nam cung cấp
Sản phẩm Đặc điểm
1. Cho vay tại nhà
Nếu khách hàng có nhu cầu vay vốn mà khơng có thời gian đến ngân hàng, Ngân hàng Phương Nam sẽ cử nhân viên đến tận nhà của khách hàng để hướng dẫn tận tình đầy đủ thơng tin thủ tục vay vốn và không gây phiền hà cho khách hàng.
2. Cho vay sinh hoạt tiêu dùng
- Đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình: mua sắm vật dụng gia đình, sửa chữa nhà ở (sửa chữa nhỏ), sửa xe cơ giới, thanh tốn học phí, đi du lịch, chữa bệnh, phát triển kinh tế gia đình và các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống.
- Có tài sản thế chấp, cầm cố (nhà, đất, sổ tiết kiệm,...) dùng để bảo đảm thuộc sở hữu của chính người vay hoặc được thân nhân có tài sản thế chấp, cầm cố bảo lãnh. 3. Cho vay trả góp mua
xe hơi
- Mức cho vay: 70% giá trị xe
- Điều kiện: thế chấp bằng xe mua, xe mới 100% - Thời hạn: 36 tháng
học sinh.
- Chuyển tiền nhanh chóng, chính xác và an tồn với mức phí tối thiểu thơng qua các hình thức bằng điện hoặc bằng bankdraft.
- Phương thức trả nợ linh hoạt. 5. Cho vay trả góp xây
dựng, sửa chữa nhà
- Là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng xây dựng sửa chữa, trang trí nội thất căn nhà của mình đúng theo ý thích.
6. Cho vay trả góp mua nhà ở, đất ở
- Nhằm hỗ trợ và đáp ứng nhu cầu về chi phí cho khách hàng, giúp khách hàng giải quyết được vấn đề nhà ở và đất ở, giúp khách hàng mua được nhà, nền nhà ở đúng theo mong muốn.
7. Cho vay sản xuất kinh doanh dịch vụ
- Tài trợ vốn cho: sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển, thanh toán tiền mua nguyên vật liệu, hàng hóa mua của các nhà cung cấp trong nước… với hình thức cho vay linh hoạt và thủ tục đơn giản.
8. Cho vay cầm cố Sổ tiết kiệm, Giấy tờ có giá
- Cầm cố Sổ tiết kiệm, Giấy tờ có giá do Ngân hàng Phương Nam hoặc tổ chức khác phát hành là sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân sở hữu sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá và có nhu cầu cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá để vay vốn hoạt động sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng.
9. Cho vay cầm cố cổ phiếu
- Là sản phẩm tín dụng, nhằm hỗ trợ các khách hàng cá nhân đang sở hữu cổ phiếu và đang có nhu cầu sử dụng vốn một cách hợp pháp cho các mục đích tiêu dùng cá nhân và gia đình.
- Thời gian cho vay 1 – 6 tháng
So sánh với các NHTM khác, thì nhóm sản phẩm tín dụng cho khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Phương Nam tương đối đầy đủ và phong phú, đáp ứng được hầu hết nhu cầu vay vốn đa dạng của khách hàng, từ mua sắm, tiêu dùng cá nhân, hộ gia đình; phát triển kinh tế đến đáp ứng các nhu cầu đặc biệt như chữa bệnh, du lịch hay học tập.
2.2.1.2. Đối với nhóm sản phẩm tín dụng cung cấp cho khách hàng tổ chức, doanh nghiệp
Bảng 2.3: Các sản phẩm tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Phương Nam cung cấp
Sản phẩm Đặc điểm
1. Cho vay ngắn hạn (tối đa đến 12 tháng)
- Cho vay ngắn hạn (tối đa đến 12 tháng) theo từng phương án kinh doanh đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả nhu cầu bổ sung vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, thanh toán tiền mua nguyên vật liệu hay thanh tốn tiền hàng hóa mua của các nhà cung cấp trong nước …
- Tùy theo nhu cầu sử dụng vốn mỗi lần, khách hàng có thể rút vốn vay một hay nhiều lần phù hợp với tiến độ sử dụng vốn, nhưng tổng số tiền của các lần rút vốn không vượt quá số tiền cho vay ghi trong hợp đồng tín dụng.
2. Cho vay theo hạn mức tín dụng
- Cho vay theo hạn mức tín dụng đối với doanh nghiệp có nhu cầu vốn thường xun và tương đối ổn định, có vịng quay vốn nhanh và việc vay, trả diễn ra thường xuyên. - NHPN và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng mà khách hàng sử dụng trong một thời gian nhất định (gọi là “thời hạn duy trì hạn mức tín dụng”), khơng q 12 tháng. Dư nợ của khách hàng trong suốt thời gian này không vượt quá hạn mức tín dụng đã ký kết.
3. Cho vay theo dự án đầu tư
- Đáp ứng nhu cầu vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư; nhận tài trợ trung, dài hạn cho các dự án đầu tư, giúp các doanh nghiệp xây dựng, mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư trang thiết bị, phát triển cơ sở hạ tầng.
4. Cho vay tài trợ xuất khẩu
- Đáp ứng nhu cầu vốn để thu mua nguyên vật liệu, hàng hoá, chế biến, sản xuất làm hàng xuất khẩu cho đối tác nước ngoài hoặc cần vốn để thanh toán nhập khẩu hàng hoá, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng…
(Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng TMCP Phương Nam )
Sản phẩm tín dụng cho doanh nghiệp của Ngân hàng tương đối đầy đủ với các sản phẩm tín dụng truyền thống với 2 hình thức là cho vay từng lần theo món và cho vay theo hạn mức tín dụng. Tuy nhiên so sánh với các NHTM lớn trên thị trường hiện nay như Vietinbank, Vietcombank,… thì sản phẩm tín dụng của Ngân hàng TMCP Phương Nam vẫn kém đa dạng hơn. Ví dụ Vietinbank có những sản phẩm tín dụng mới lạ cho DN như: Cho vay doanh nghiệp vệ tinh; Cho vay đối với doanh nghiệp lúa gạo; Cấp tín dụng ngắn hạn có bảo đảm bằng hàng hố đối với DN vừa và nhỏ kinh doanh trong ngành phân bón; Chương trình tín dụng JBIC I, II; Chương trình tín dụng JICA III; Chương trình tín dụng Việt Đức DEG; Chương trình tín dụng Việt Đức KFW.
2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ tín dụng tại NHTMCP Phương Nam
2.2.2.1.Đối vối ngân hàng
*Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tín dụng
Tình hình tín dụng của Ngân hàng TMCP Phương Nam trong những năm qua vẫn duy trì được sự tăng khá nhẹ dù tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn.
Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của NHTMCP Phương Nam
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2010 2011 2012
Số tiền Số tiền /2010 Số tiền /2011
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
1. Dư nợ cho vay 31.267 35.339 4.072 13,02% 43.634 8.295 23,47% 2. Doanh số cho vay 94.503 95.014 511 0,54% 99.677 4.663 4,91% 3. Doanh số thu nợ 91.668 90.263 -1.405 -1,53% 92.699 2.436 2,70%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết NHTMCP Phương Nam)
Bảng 2.4 cho thấy, tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng qua các năm có thể đánh giá là tương đối trong tình hình khó khăn chung của nền kinh tế. Thời điểm 31.12.2010, dư nợ cho vay đạt 31.267 tỷ đồng. Năm 2011, nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng và bong bóng bất động sản cũng như chứng khoán. Ý thức được thị trường tiền tệ vẫn cịn nhiều khó khăn đối với hoạt động tín dụng, trong năm này Ngân hàng Phương Nam đã tích cực giới thiệu nhiều sản phẩm cho vay đến các đối tượng khách hàng đặc biệt là các khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiếp cận các doanh nghiệp có quy mơ lớn và kinh doanh hiệu quả. Năm 2011, tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng TMCP Phương Nam đạt 35.339 tỷ đồng, tăng thêm 4.072 (tương ứng với 13,02%). Năm 2012, trong bối cảnh khó khăn chung, nền kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi, ảnh hưởng về sự ổn định và tăng trưởng kinh tế toàn cầu, kinh tế trong nước đang dần hồi phục nhưng vẫn cịn nhiều khó khăn thách thức. Năm 2012, tổng dư nợ cấp tín dụng của Ngân hàng Phương Nam đạt 43.634 tỷ đồng, tăng 8.295 tỷ đồng, tăng 23,47% so với năm 2011.
Tuy nhiên, khi đánh giá tốc độ tăng trưởng tín dụng cao là tốt hay chưa cần phải xét thêm yếu tố sự tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng được thể hiện qua doanh số cho vay và thu nợ. Doanh số cho vay năm 2010 đạt mức 94.503 tỷ đồng, doanh số thu nợ cũng đạt mức 91.668 tỷ đồng. Năm 2011, do ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng, doanh số cho vay chỉ tăng nhẹ 0.54% ở mức 95.014 tỷ, trong khi doanh số thu nợ bị sụt giảm do ảnh hưởng của nợ xấu bất động sản và chứng khoán,
ở mức 90.263 tỷ đồng. Tuy nhiên, đà tăng trưởng đã được khôi phục trong năm 2012, doanh số cho vay tăng lên mức 99.677 tỷ đồng (tăng 4,91%), còn doanh số thu nợ đạt 92.699 tỷ đồng (tăng 2,7%).
Như vậy, doanh số cho vay của Ngân hàng TMCP Phương Nam trong những năm qua chỉ tăng khá nhẹ từ 2010 sang 2011 là 0,54%, từ 2011 sang 2012 là 4,91%, trong khi đó doanh số thu nợ từ năm 2010 sang 2011 giảm 1,53%, năm 2011 sang năm 2012 chỉ tăng 2,7%. Đây cũng chính là lý do giải thích vì sao dù tốc độ tăng trưởng tín dụng trong những năm qua của ngân hàng nhìn chung là tương đối khá, nhưng khơng thể đánh giá là tốt được. So sánh với tốc độ tăng trưởng tín dụng nói chung của nền kinh tế, theo NHNN thì năm 2011 tín dụng tăng 14,4%, năm 2012 tăng 8,85%. Như vậy cùng với các điều kiện kinh tế vĩ mô không mấy thuận lợi trong những năm trở lại đây, có thể nói kết quả đạt được của Ngân hàng TMCP Phương Nam được đánh giá ở mức tăng trưởng tương đối.
* Chỉ tiêu quy mơ tín dụng
+ Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn
Trong các năm từ 2010 - 2012 dư nợ cho vay không ngừng tăng trưởng với quy mô năm sau lớn hơn năm trước. Cơ cấu tín dụng phân theo thời hạn qua các năm nhìn chung đều có sự biến động theo xu hướng thay đổi cơ cấu là tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn/tổng dư nợ ln có xu hướng giảm liên tục và chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với dư nợ ngắn hạn. Cụ thể dư nợ tín dụng trung và dài hạn năm 2010 là 30,55% tổng dư nợ, dư nợ tín dụng ngắn hạn đạt mức 69,45% tổng dư nợ. Trong năm sau – năm 2011, tỷ trọng tín dụng ngắn hạn tăng mạnh và đã chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với tín dụng trung và dài hạn. Tín dụng trung và dài hạn tỷ trọng chỉ còn 17,96% còn dư nợ ngắn hạn chiếm tới 82,04%. Tới năm 2012, xu hướng biến động này vẫn tiếp tục. Tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn chỉ còn ở mức 17,74%, còn tỷ trọng dư nợ ngắn hạn ở mức 82,26%.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tín dụng phân theo kỳ hạn của NHTMCP Phương Nam
(Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCP Phương Nam)
Như vậy, cơ cấu tín dụng theo thời hạn của Ngân hàng hoàn toàn phù hợp với xu hướng chung của ngành ngân hàng trong mấy năm gần đây. Điều này có thể đánh giá là tương đối hợp lý vì mặc dù cho vay trung, dài hạn đem lại lợi nhuận cao hơn, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với cho vay ngắn hạn. Ngoài ra các khoản cho vay trung, dài thường tạo ra dư nợ lớn, nên khi rủi ro xảy ra càng gây tổn thất lớn hơn, đồng thời một lượng lớn vốn của ngân hàng phải nằm quá lâu trong tay của khách hàng vay vốn. Do vậy, chuyển biến trong cơ cấu tín dụng cho thấy phù hợp nhằm đạt hiệu quả chất lượng dịch vụ tín dụng trên cơ sở an tồn và bền vững.
+ Cơ cấu tín dụng phân theo thành phần kinh tế
Bảng 2.5: Cơ cấu tín dụng phân theo thành phần kinh tế của Ngân hàng TMCP Phương Nam
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
1. Dư nợ cho vay 31.267.327 35.338.516 43.633.578
2. Dư nợ cho vay đối
với hộ KD, cá nhân 6.162.760 8.435.063 11.975.731
3. Dư nợ cho vay đối
với tổ chức kinh tế 25.104.567 26.903.453 31.657.847
- Công ty Nhà nước 149.545 159.291 184.351
- Công ty TNHH 16.334.887 18.341.225 20.698.033
- Công ty Cổ phần 7.404.432 7.539.321 9.951.694
- Doanh nghiệp tư nhân 1.215.703 863.616 823.769
(Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCP Phương Nam )
Bảng 2.5 phản ánh một thực tế tại Ngân hàng TMCP Phương Nam là cá nhân và các doanh nghiệp ngồi quốc doanh (cụ thể là các Cơng ty TNHH, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân có quy mơ nhỏ và vừa) là khách hàng chủ đạo của Ngân hàng qua các năm. Mặc dù, về mặt tỷ trọng cơ cấu có sự biến động khơng quá lớn, nhưng trong cả 3 năm 2010 – 2012 thì tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn, dao động khoảng từ 72.13% tới 79.81%. Trong khi đó, dư nợ cho vay đối với khách hàng hộ kinh doanh, cá nhân cũng đóng góp một phần khơng nhỏ khoảng từ 19,71% tới 27,45%. Còn dư nợ đối với thành phần kinh tế quốc doanh chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ bé trong tổng dư nợ của Ngân hàng.
Xem xét cụ thể về đối tượng khách hàng của Ngân hàng thì dư nợ tổ chức kinh tế các năm đều chiếm tỷ trọng lớn khoảng 80% tổng dư nợ cho vay. Như vậy, dư nợ cho vay của Ngân hàng chủ yếu tập trung vào khu vực đối tượng cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay cá nhân hộ gia đình đã được Ngân hàng thực sự chú trọng phát triển. Trong khi đó, dư nợ cho vay đối với tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp lớn của Ngân hàng lại rất hạn chế.
40
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu tín dụng phân theo thành phần kinh tế của Ngân hàng TMCP Phương Nam
(Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCP Phương Nam) + Cơ cấu tín dụng phân theo loại tiền
Việc phân loại dư nợ theo đồng tiền và theo thời hạn có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng. Như chúng ta đã biết thời hạn và cơ cấu loại đồng tiền của nguồn huy động phụ thuộc rất nhiều vào thời hạn cũng như quy mơ huy động của ngân hàng, vì thế khi quyết định về thời hạn, loại tiền nhận nợ các khoản vay các nhà ngân hàng phải có sự điều hịa cân đối giữa lợi nhuận và rủi ro.
41
Bảng 2.6: Cơ cấu tín dụng phân theo loại tiền của NHTMCP Phương Nam
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Dư nợ cho vay 31.267 100% 35.339 100% 43.634 100%
1. Dư nợ VND 25.151 80,44% 31.201 88,29% 39.532 90,60% 2. Dư nợ vàng
và ngoại tệ
6.116 19,56% 4.138 11,71% 4.102 9,40%
(Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCP Phương Nam)
Theo bảng số liệu 2.6, trong hai năm 2010 và 2011 nhu cầu vay vốn ngoại tệ khá cao, trong khi đó việc huy động vốn bằng ngoại tệ lại không tăng trưởng mạnh. Điều này khiến cho NHTMCP Phương Nam luôn không thỏa mãn đầy đủ nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng tín dụng tại chi nhánh. Thực trạng này, đã gây nhiều khó khăn nhất định cho ngân hàng. Duy chỉ có vốn huy động nội tệ luôn cao hơn, đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn nội tệ của khách hàng. Bước sang năm 2012, khắc phục dần tính mất cân đối về vốn huy động, vốn huy động bằng ngoại tệ và nội tệ đã đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay đối với khách hàng
* Chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu
Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng TMCP Phương Nam
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền Số tiền 2011/2010 Số tiền 2012/2011 Số tuyệt đối Số tương đối Số tuyệt đối Số tương đối Tổng dư nợ 31.267 35.339 4.072 13,02% 43.634 8.295 23,47% Dư nợ xấu 577 821 244 42,29% 1.318 497 60,5% Tỷ lệ nợ xấu 1,85% 2,32% 0,47% 3,02% 0,70%
(Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCP Phương Nam)
Tỷ lệ nợ quá hạn cao hay thấp cho thấy q trình cho vay có tăng trưởng