Những lợi thế và cơ hội

Một phần của tài liệu (Trang 82 - 84)

3.3 Những giải pháp để nâng cao hiệu hoạt động ngân hàng Việt Nam sau M&A

3.3.1.1 Những lợi thế và cơ hội

Thứ nhất, gia tăng quy mô vốn cũng như tổng tài sản. Sau M&A, các ngân hàng

đều có cơ hội gia tăng quy mô vốn và tổng tài sản. Việc sáp nhập của Habubank vào SHB hay như việc sát nhập của 3 ngân hàng SCB, TinNghiaBank và FicomBank thành SCB đã làm tăng giá trị tài sản, vốn điều lệ cũng như các chỉ số tài chính khác. Sau sáp nhập, tổng tài sản của SHB tăng 28% từ 80,985 tỷ lên 103,785 tỷ đồng và vốn điều lệ của SHB tăng gần gấp đôi lên 8.865 tỷ đồng, rút ngắn chênh lệch với các ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu. Vốn điều lệ của SCB tăng 2.5 lần từ 4 ngàn tỷ lên hơn 10 ngàn tỷ đồng, giúp SCB “mới” vươn lên vị trí thứ 5 xét về quy mơ vốn điều lệ, chỉ đứng sau EximBank, VietinBank, VietcomBank, BIDV và Agribank. Tương tự, việc bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng khiến tổng vốn điều lệ của các ngân hàng Việt Nam gia tăng đáng kể. Sau 2 thương vụ bán cổ phần cho đối tác chiến lược, vốn điều lệ Vietinbank giờ tăng lên 32,661 tỷ VND, tăng vốn tự có lên khoảng 45,000 tỷ VND, đưa VietinBank sẽ trở thành ngân hàng thương mại có vốn điều lệ lớn nhất và cơ cấu cổ đông mạnh nhất ở Việt Nam.

Thứ hai, nâng cao vị thế ngân hàng nhờ vị thế của đối tác. Việc M&A với các công ty hay ngân hàng lớn sẽ góp phần nâng cao vị thế của ngân hàng, không chỉ trong nước mà cả trên trường quốc tế. Điều này đã được thể hiện rõ nét qua các thương vụ M&A ngân hàng tại Việt Nam, đặc biệt ở các thương vụ mua bán cổ phần có yếu tố nước ngồi. Có thể nói rằng hầu hết các thương vụ trên đều góp phần làm tăng vị thế ngân hàng. Đơn cử như với việc IFC nắm giữ 10% hay Mitsubishi Tokyo UFJ nắm giữ 20% cổ phần, vị thế của VietinBank đã tăng lên đáng kể trong con mắt nhà đầu tư. Ngày 28/12/2012, Công ty xếp hạng danh tiếng Standard & Poor’s đã tăng mức xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành dài hạn của VietinBank từ B+ lên BB- với triển vọng “ổn

định”. S&P cũng tăng mức xếp hạng dài hạn theo khu vực ASEAN của VietinBank từ “axBB” lên “axBB+”. Mức xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành ngắn hạn của VietinBank vẫn giữ nguyên ở mức B. Đồng thời, trái phiếu khơng đảm bảo có độ ưu tiên cao của VietinBank cũng được nâng từ B+ lên BB-. Tương tự vậy, ngày 16/11/2012, S&P cũng nâng xếp hạng tín nhiệm EximBank ở mức B+ với triển vọng ổn định với quan điểm EximBank sẽ được hưởng lợi từ sự hợp tác với cổ đơng chiến lược nước ngồi nắm giữ 15% vốn là Tập đoàn Sumitomo Mitsui Banking Corp.

Thứ ba, mở rộng mạng lưới chi nhánh và tiết kiệm chi phí hành chính. Với M&A,

thay vì việc gây dựng chi nhánh và phịng giao dịch từ đầu với rất nhiều chi phí thành lập, xây dựng, mở rộng hệ thống, triển khai mạng lưới phân phối, ngân hàng có thể tận dụng ngay hệ thống mạng lưới, con người sẵn có của các đối tác. Điều này khơng chỉ tiết kiệm chi phí mà cịn giúp giảm đến mức tối đa thời gian thâm nhập thị trường. Đối với thương vụ ngân hàng Liên Việt sáp nhập với công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC), bởi bản thân đối tác đã có hệ thống mạng lưới lớn nhất trong cả nước với hơn 10,000 điểm giao dịch tại các bưu cục, vì thế, sau khi sáp nhập họ đã trở thành một trong các ngân hàng có mạng lưới lớn nhất cả nước, lớn hơn rất nhiều so với con số 60 điểm giao dịch trên toàn quốc trước khi sáp nhập. Tương tự, với việc sáp nhập với Habubank, số lượng chi nhánh và phòng giao dịch của SHB tăng gấp rưỡi từ 141 chi nhánh và phòng giao dịch lên 211 chi nhánh và phòng giao dịch.Song song với việc tăng điểm giao dịch, việc sáp nhập cũng giúp giảm chi phí th văn phịng, chi phí tiền lương nhân viên, chi phí hoạt động của chi nhánh, phòng giao dịch. Chi phí giảm xuống đồng nghĩa với doanh thu tăng lên là yếu tố sẽ làm cho hoạt động của ngân hàng sau sáp nhập-mua lại hoạt động hiệu quả cao hơn. Nhận định về khía cạnh này, ông Đỗ Quang Hiển – Chủ tịch HĐQT SHB cho biết thương vụ sáp nhập SHB và Habubank được cho là đã rút ngắn được thời gian 5 năm và tiết kiệm nhiều chi phí trong chiến lược phát triển của SHB.

việc mua bán và sáp nhập còn làm tăng cơ sở khách hàng nhờ tận dụng hệ thống khách hàng của nhau. Vì mỗi ngân hàng có một đặc thù kinh doanh riêng phù hợp với tiềm năng vốn có của nó, do vậy khi kết hợp lại sẽ có những lợi thế riêng để khai thác, bổ sung cho nhau. Thực tế cho thấy, lũy kế từ thời điểm sáp nhập với Habubank ngày 28/8 đến ngày 28/9/2012, số lượng khách hàng cá nhân tại SHB tăng thêm là 9,611 khách hàng, số lượng khách hàng tổ chức tăng thêm là 182 khách hàng, số lượng tài khoản cá nhân tăng thêm là 115,592 tài khoản và tăng thêm 2,713 tài khoản của các tổ chức kinh tế. Còn đối với các thương vụ mua bán cổ phần, số lượng khách hàng tăng lên không chỉ là kết quả của phép cộng đơn thuần từ khách hàng của các đối tác mà chính là nhờ tận dụng lợi thế cộng hưởng và sự gia tăng vị thế của ngân hàng trên thị trường.

Ngoài những lợi thế trên,hoạt động M&A còn đem lại cho ngân hàng lợi thế về đa dạng hóa hệ thống dịch vụ cũng như việc chọn lọc nhân tài. Chẳng hạn, sau khi Standard Chartered Bank trở thành cổ đông chiến lược của ACB, các khách hàng VIP của ACB sẽ được phục vụ trọn gói các u cầu giao dịch tài chính và tư vấn riêng theo phương thức đầu tư tài chính sinh lợi nhất tại Standard Chartered Bank cũng như có cơ hội nhận ưu đãi tại các địa điểm giao dịch của Standard Chartered Bank tại Singapore và Malaysia… Đối với vấn đề nhân sự, việc sáp nhập sẽ tạo cho ngân hàng có cơ hội lựa chọn được đội ngũ nhân sự thực sự có tài, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung, từng bước xây dựng được nguồn nhân lực vừa có tâm, vừa có tầm và lại vừa có tài.

Một phần của tài liệu (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w