3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu. Dàn bài thảo luận nhóm được xây dựng phù hợp với phạm vi nghiên cứu trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó, thực hiện thảo luận nhóm với 8 nhân viên văn phòng đang làm việc tại Cơng ty TNHH Kiểm tốn Nhất Minh nhằm điều chỉnh và bổ sung biến quan sát cho các thang đo (chi tiết Dàn bài thảo luận nhóm được trình bày ở Phụ lục 3.1). Phỏng vấn sâu cũng được thực hiện trên 8 nhân viên văn phòng này để khám phá các yếu tố động viên trong doanh nghiệp nhỏ và vừa (chi tiết Dàn bài phỏng vấn sâu được trình bày ở Phụ lục 3.2). Kết quả nghiên cứu sơ bộ là cơ sở để thiết kế bảng câu hỏi trong nghiên cứu chính thức.
3.1.2 Nghiên cứu chính thức
3.1.2.1Thiết kế bảng câu hỏi
Sau khi thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu, tác giả đã tiến hành điều chỉnh mơ hình mười yếu tố động viên nhân viên của Kovach (1946). Kết quả thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến động viên nhân viên sau khi được điều chỉnh phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu bao gồm 8 thành phần với 45 biến quan sát và 5 biến quan sát để đo lường Động viên nhân viên. Tất cả các biến quan sát trong các thang đo thành phần đều sử dụng thang đo Likert 7 bậc với lựa chọn số 1 là hồn tồn khơng đồng ý với phát biểu và số 7 là hoàn toàn đồng ý với phát biểu. Bảng câu hỏi được thiết kế thành 3 phần: Phần 1 – Phần gạn lọc để chọn đối tượng khảo sát là nhân viên văn phòng đang làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (từ Q.1 đến Q.5), Phần 2 – Phần chính (Q.6), và Phần 3 – Phần thông tin về cá nhân đối tượng khảo sát (từ Q.7 đến Q.11). Sau khi xây dựng xong bảng câu hỏi, tác giả đã tiến hành phỏng vấn thử với 8 nhân viên văn phịng đang làm việc tại Cơng ty TNHH Kiểm toán Nhất Minh và 12 nhân viên văn phòng đang làm việc tại Trung tâm Truyền hình cáp Quận 12-Hóc Mơn-Củ Chi. Mục đích của cuộc phỏng vấn thử này khơng phải để thu thập dữ liệu mà để đánh giá bảng câu hỏi xem đối tượng khảo sát có hiểu đúng câu hỏi khơng?, hỏi như vậy thì họ có
chịu cung cấp thơng tin không?, … Kết quả của bước này là bảng câu hỏi chính thức (chi tiết Bảng câu hỏi được trình bày ở Phụ lục 3.3).
Các yếu tố ảnh hưởng đến động viên nhân viên văn phòng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa được sử dụng trong nghiên cứu chính thức gồm 8 thành phần: (1)
Chế độ đãi ngộ vật chất, (2) Công việc, (3) Điều kiện làm việc, (4) Quan hệ làm việc, (5) Đào tạo và thăng tiến, (6) Văn hóa doanh nghiệp, (7) Thương hiệu nhà tuyển dụng,
và (8) Các yếu tố động viên bổ sung; thang đo của các thành phần này được thể hiện
trong bảng 3.2 và bảng 3.3.
Bảng 3.2: Thang đo và mã hóa thang đo động viên
Các thang đo Mã hóa
Chế độ đãi ngộ vật chất, gồm 6 biến quan sát
1. Thu nhập ở Công ty đảm bảo cuộc sống cá nhân của Anh/Chị v1 2. Mức lương ở Công ty phù hợp với mức lương trên thị trường lao động v2
3. Tiền lương ở Công ty được trả công bằng v3
4. Chế độ phúc lợi của Công ty phù hợp với quy định hiện hành v4 5. Chế độ phúc lợi của Công ty thể hiện sự quan tâm của Công ty đến Anh/Chị v5 6. Chính sách khen thưởng tương xứng với thành tích đóng góp của Anh/Chị v6
Cơng việc, gồm 6 biến quan sát
1. Anh/Chị không lo bị mất công việc hiện tại v7 2. Công việc hiện tại phát huy được chuyên môn của Anh/Chị v8 3. Công việc được tổ chức, thiết kế phù hợp với chuyên môn và năng lực của
Anh/Chị v9
4. Anh/Chị kiểm sốt được cơng việc và chịu trách nhiệm về kết quả công việc v10 5. Anh/Chị được thực hiện nhiều cơng việc khác ngồi cơng việc chun môn v11 6. Thực hiện đa dạng công việc giúp Anh/Chị tăng thêm các kỹ năng làm việc v12
Điều kiện làm việc, gồm 3 biến quan sát
1. Môi trường làm việc sạch sẽ, thoáng mát v13
2. Anh/Chị được cung cấp đúng và đầy đủ các thiết bị, dụng cụ văn phịng cần thiết phục vụ cơng việc
v14 3. Anh/Chị khơng mất nhiều thời gian đi lại từ nhà đến nơi làm việc v15
Quan hệ làm việc, gồm 8 biến quan sát
2. Lãnh đạo luôn tôn trọng các quyết định công việc của Anh/Chị v17 3. Lãnh đạo luôn cư xử công bằng đối với nhân viên v18 4. Anh/Chị được tự chủ trong việc hoạch định và thực hiện công việc v19 5. Lãnh đạo có sự quan tâm, hỗ trợ, và giúp đỡ kịp thời khi Anh/Chị giải quyết
các vấn đề khó khăn trong cơng việc.
v20 6. Lãnh đạo khéo léo, tế nhị khi phê bình Anh/Chị v21
7. Đồng nghiệp hịa đồng và thân thiện v22
8. Đồng nghiệp luôn sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ, và chia sẻ kinh nghiệm với
Anh/Chị trong công việc v23
Đào tạo và thăng tiến, gồm 6 biến quan sát
1. Công ty luôn chú trọng công tác đào tạo nhân viên v24 2. Cơng ty khuyến khích, tạo điều kiện cho Anh/Chị tham gia các khóa đào tạo v25 3. Cơng ty ln tạo nhiều cơ hội thăng tiến cho Anh/Chị v26 4. Cơng ty ln có chính sách thăng tiến cho những nhân viên có năng lực v27 5. Chính sách thăng tiến và phát triển của Cơng ty cơng bằng v28 6. Các chính sách thăng tiến và phát triển của Cơng ty ln khuyến khích
Anh/Chị nỗ lực hồn thành tốt cơng việc
v29
Văn hóa doanh nghiệp, gồm 4 biến quan sát
1. Anh/Chị cảm thấy phù hợp với văn hóa Cơng ty v30
2. Anh/Chị tự hào về nét văn hóa Cơng ty v31
3. Anh/Chị vui mừng khi khách hàng/đối tác đánh giá cao văn hóa Cơng ty v32 4. Văn hóa Cơng ty giúp gắn kết các thành viên trong Công ty v33
Thương hiệu nhà tuyển dụng, gồm 5 biến quan sát
1. Anh/Chị mong muốn được gắn bó lâu dài với Cơng ty v34
2. Cơng ty có uy tín là nhà tuyển dụng tốt v35
3. Nhìn chung Cơng ty có chế độ đãi ngộ tốt đối với nhân viên v36 4. Anh/Chị cảm thấy thích thú khi nói về Cơng ty Anh/Chị đang làm việc v37 5. Anh/Chị cảm thấy tự hào là nhân viên của Công ty v38
Động viên nhân viên, gồm 5 biến quan sát
1. Anh/Chị cảm thấy hăng say và tận tâm khi làm việc dv1 2. Anh/Chị cảm thấy được động viên trong công việc hiện tại dv2 3. Anh/Chị thường thực hiện công việc với sự cam kết và nỗ lực cao dv3 4. Anh/Chị thường làm việc trong tâm trạng tốt dv4 5. Nhìn chung, các chính sách động viên, khuyến khích của Cơng ty ln thúc
đẩy Anh/Chị hồn thành tốt cơng việc
Bảng 3.3: Các yếu tố động viên bổ sung theo đặc trưng của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Các yếu tố Mã hóa
Các yếu tố động viên, gồm 7 yếu tố
1. Lãnh đạo thân tình, quan tâm đến nhân viên d1 2. Đồng nghiệp thân thiết, mọi người quan tâm giúp đỡ nhau d2 3. Có cơ hội thực hành trong nhiều lĩnh vực hoặc ứng dụng các ý tưởng mới d3 4. Dễ được bổ nhiệm vào các vị trí quản lý như trưởng phó phịng, phụ trách bộ
phận
d4 5. Được chủ động và linh hoạt trong cơng việc d5 6. Mau chóng được ghi nhận kết quả cống hiến d6
7. Cảm thấy được coi trọng trong Công ty d7
3.1.2.2 Phương pháp chọn mẫu
Theo Hair & ctg (1998, dẫn theo Nguyễn Đình Thọ, 2011), đối với phân tích nhân tố EFA cỡ mẫu tối thiểu là N>=5*x (trong đó x là số biến quan sát). Trong khi đó, để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất thì cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được là N>= 50 + 8m, trong đó m là số biến độc lập (Tabachnick & Fidell, 2007, dẫn theo Nguyễn Đình Thọ, 2011). Để thỏa mãn cả hai điều kiện của phân tích nhân tố EFA và phân tích hồi quy thì N>=max (cỡ mẫu theo yêu cầu của phân tích nhân tố EFA, cỡ mẫu theo yêu cầu của phân tích hồi quy). Nên số mẫu yêu cầu tối thiểu là N>=max (5*45, 50+8*8)= 225 mẫu.
3.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
3.2.1 Đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo
- Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach alpha: Thang đo được đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số tin cậy Cronbach alpha. Theo Nunnally & Bernstein (1994, dẫn theo Nguyễn Đình Thọ, 2011), một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh >= 0.3 thì biến đó đạt u cầu và hệ số Cronbach alpha >= 1.6 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy.
- Đánh giá giá trị của thang đo thông qua phân tích nhân tố EFA: Phân tích nhân tố EFA chủ yếu để đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Trong phân tích nhân tố EFA, các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số tiêu chuẩn sau:
(1) Mức độ quan hệ giữa các biến quan sát thông qua kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) và kiểm định KMO (Kaiser-Meyer-Olkin measure of sampling adequacy): Phân tích EFA dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa các biến quan sát nên kiểm định Bartlett dùng để xem xét sự tương quan giữa các biến quan sát trong tổng thể. Nếu phép kiểm định này có Sig. < 0.05 thì các biến quan sát có tương quan với nhau. Kiểm định KMO là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO nằm trong khoảng [0.5-1] là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp, cịn nếu trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp với các dữ liệu.
(2) Hệ số tải nhân tố: Là những hệ số tương quan đơn giữa các biến quan sát và các nhân tố. Hệ số này > 0.4 được xem là quan trọng (Hair & ctg, 1998, dẫn theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
(3) Tổng phương sai trích: Thể hiện các nhân tố trích được bao nhiêu phần trăm phương sai của các biến quan sát. Tổng này phải đạt từ 50% trở lên thì mới kết luận là mơ hình EFA phù hợp (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
(4) Tiêu chí eigenvalue: Với tiêu chí này, số lượng nhân tố được xác định ở nhân tố có eigenvalue tối thiểu bằng 1.
(5) Sự khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố >= 0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố.
3.2.2 Kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu
Trước khi phân tích hồi quy để kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu cần phân tích mức độ tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa hai biến định lượng thơng qua hệ số tương quan. Tác giả sử dụng hệ số tương quan Pearson để xem xét, trong
phân tích tương quan khơng có sự phân biệt giữa biến độc lập và biến phụ thuộc mà tất cả các biến đều được đưa vào xem xét như nhau.
Trong phân tích hồi quy tuyến tính bội, để các kết quả quan sát được trong mẫu được suy rộng cho tổng thể có ý nghĩa thì cần phải xem xét một số tiêu chuẩn cần thiết, bao gồm:
- Độ lớn của phần dư (sai số) cần được chuẩn hóa, các phần dư chuẩn hóa có trung bình bằng 0 và độ lệch chuẩn bằng 1.
- Tính độc lập của phần dư (khơng có tương quan giữa các phần dư): Đại lượng thống kê Durbin-Watson (d) được dùng để kiểm định tương quan của các phần dư kề nhau (tương quan chuỗi bậc nhất). Đại lượng d gần bằng 2 thì các phần dư khơng có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau.
- Hiện tượng đa cộng tuyến: Để xem xét các biến độc lập có tương quan hồn tồn với nhau không thông qua hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor). Thông thường, nếu VIF của một biến độc lập nào đó > 10 thì biến này hầu như khơng có giá trị giải thích biến thiên của biến phụ thuộc trong mơ hình hồi quy bội (Hair & ctg, 2006, dẫn theo Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Tóm tắt Chương 3:
Chương này đã trình bày về cách thiết kế một nghiên cứu qua hai giai đoạn, bao gồm: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện với kỹ thuật thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu để điều chỉnh, bổ sung biến quan sát cho các thang đo. Kết quả ở giai đoạn nghiên cứu sơ bộ là cơ sở để thực hiện nghiên cứu chính thức trong việc thiết kế bảng câu hỏi. Cùng với đó, phương pháp chọn mẫu sẽ xác định cỡ mẫu tối thiểu để thỏa mãn điều kiện của các phương pháp phân tích. Và sau cùng là phương pháp phân tích dữ liệu bao gồm đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố EFA, và phân tích tương quan và phân tích hồi quy để kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 3, tác giả đã trình bày phương pháp nghiên cứu để kiểm định thang đo, mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu. Trong chương 4, trước hết tác giả mô tả mẫu nghiên cứu, tiếp đến là trình bày kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach alpha, kết quả đánh giá giá trị của thang đo thơng qua phân tích nhân tố EFA, và kết quả kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu bằng phương pháp phân tích tương quan và phân tích hồi quy.
4.1Mô tả mẫu nghiên cứu
Mẫu trong nghiên cứu được chọn theo phương pháp thuận tiện với kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp. Tác giả đã phát trực tiếp và gửi qua email 390 bảng câu hỏi, số bảng câu hỏi nhận lại là 335 bảng, sau khi kiểm tra đã loại 61 bảng không đạt yêu cầu do đối tượng khảo sát không phải là nhân viên văn phịng, khơng thuộc doanh nghiệp nhỏ và vừa, khơng thuộc các doanh nghiệp có hình thức sở hữu tư nhân, hoặc đối tượng khảo sát trả lời giống nhau ở hầu hết các câu hỏi, bỏ trống nhiều câu hỏi, … Kết quả thu được 274 bảng câu hỏi hợp lệ (chi tiết quá trình thu thập dữ liệu được trình bày ở Phụ lục 4.1). Sau đó, tác giả tiến hành mã hóa dữ liệu, nhập liệu và làm sạch dữ liệu bằng phần mềm SPSS.
Phân loại nhân viên văn phòng trong mẫu theo các tiêu chí về lĩnh vực hoạt động chính, hình thức sở hữu của doanh nghiệp nhỏ và vừa; và theo các thơng tin cá nhân về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thời gian cơng tác và mức thu nhập hàng tháng như sau:
- Về lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa: phần lớn nhân viên văn phịng làm việc trong các doanh nghiệp có hoạt động chính trong lĩnh vực thương mại, chiếm gần một nửa (47.4%), kế đến là lĩnh vực dịch vụ chiếm 32.5% và lĩnh vực sản xuất là 20.1%.
Nguồn: Dữ liệu khảo sát