C ÔNG TÁ MARKETING THƯƠNG HIỆU LÀ ÔNG TÁ VÔ ÙNG QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI VIỆ XÂY DỰNG
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Sở Giao Dịch III BIDV
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch III tính đến thời điểm 31.12.2013
Với đặc điểm là một chi nhánh bán buôn duy nhất trong toàn bộ hệ thống BIDV nên cơ cấu tổ chức của Sở Giao Dịch III ngoài những đơn vị thực hiện chức năng nhiệm vụ tương tự như các chi nhánh khác: Khối quan hệ khách hàng, khối tác
Ban Giám Đốc
Khối quản lý dự án
Khối QHKH Khối tác
nghiệp
Khối QLNB Khối QLRR Khối trực
thuộc Phòng QLDA Phòng LCĐC Phòng TDDA Phòng MT Tổ ĐT và QL tiểu CPCP P.QHKH DN P.QHKH CN PNHDLU T1 PNHDLU T2 P.GDKH DN P.GDKH CN P.QTTD PQL& DVKQ P.TTQT PKHTH PTCKT P. TCHC P. DT P.QLRR1 P.QLRR2 PGD NK QTK HT
nghiệp, khối quản lý nội bộ, khối trực thuộc; còn có thêm khối quản lý dự án đảm nhiệm nhiệm vụ ngân hàng bán buôn bao gồm: Phòng Quản lý dự án, Phòng Lựa chọn định chế, Phòng Thẩm định dự án, Phòng Môi trường, Phòng Đào tạo và Quản lý tiểu cấu phần cấp phát; và khối Quan hệ khách hàng: Phòng Đại Lý Ủy Thác 1, Phòng Đại lý Ủy thác 2 quản lý các nguồn vốn ủy thác đa phương và song phương.
2.1.3.Khái quát chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Sở Giao Dịch III 2.1.3.1. Một số hoạt động kinh doanh chính của Sở Giao Dịch III giai đoạn 2010-2013
Bảng 2.1. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch III BIDV giai đoạn 2010 - 2013 Đơn vị: tỷ VND TT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Thực hiện Thực hiện % tăng so với 2010 Thực hiện % tăng so với 2011 Thực hiện % tăng so với 2012 1 Tổng tài sản 16.856 18.235 8% 19.564 7% 20.972 7,2% 2 Dư nợ từ Dự án tài chính nông thôn 4.128 4.057 -2% 4.422 20% 5.041 14% 3 Đại lý và ủy thác
Dư nợ vốn đại lý và ủy thác 4.994 6.222 25% 8.588 38% 11.679 36%
Vốn mới 1.450 1.700 17% 1.853 9% 1.983 7%
4 Dư nợ tín dụng 832 1.266 52% 1.516 20% 1.804 19%
Nợ quá hạn 2,6% 3% 2% 2,3%
5 Huy động vốn
Huy động vốn cuối kỳ 6.526 7.730 18% 5.664 -43% 6.553 15,7%
Huy động vốn từ nguồn đại lý
ủy thác, tài chính nông thôn 6.265 6.280 3.944
4.548 Huy động vốn từ các tổ chức
kinh tế 261 1.415 1.639
1.897
Huy động vốn từ dân cư 0 35 81 108
6 Lợi nhuận trước thuế 141 198.1 40,42% 362.6 83% 456 25,76%
7 Thu nhập ròng 101.52 142.63 40,49% 261.07 83,04% 328.32 25,79%
(Nguồn: Kết quả báo cáo tài chính giai đoạn 2010-2013)
Huy động vốn dân cư
Tính đến thời điểm 31/12/2013, huy động vốn cuối kỳ của Sở Giao Dịch III đạt 6.553 tỷ VND tăng 15,7% so với thời điểm đầu năm 2013. Trong đó:
dịch III là chi nhánh duy nhất trong hệ thống BIDV được phép huy động vốn trung và dài hạn từ các ngân hàng nước ngoài với thời hạn lên tới 20 năm. Nguồn vốn này không chỉ giúp đáp ứng nhu cầu vốn cấp thiết cho Sở Giao Dịch III nói riêng mà còn đóng góp thêm 8,5 triệu USD vào tổng nguồn vốn trung và dài hạn của BIDV. Tổng nguồn vốn huy động từ hoạt động đại lý ủy thác và tài chính nông thôn đạt ngưỡng 4,548 tỷ VND (năm 2013)
- Huy động trong nước: Sở giao dịch III vẫn tiếp tục duy trì và phát triển tốt công tác huy động vốn trong nước với các đối tượng khách hàng chính là các tổ chức kinh tế, dân cư và đặc biệt là các tổng công ty lớn có quan hệ giao dịch và dư nợ tín dụng tại nhiều định chế tài chính trong và ngoài nước. Bên cạnh việc tìm kiếm và phát triển khách hàng mới, Sở giao dịch III vẫn duy trì hiệu quả mối quan hệ với những khách hàng lớn lâu năm như Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí Việt Nam (PVEP), Tổng công ty Bùn Khoan Việt Nam (DMC). Tính đến thời điểm 30/12/2013; nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế lên tới 1.897 tỷ VND; tăng 258 tỷ VND (tương đương 15,74%) so với năm 2012. Nguồn vốn huy động từ dân cư trong nước đạt 108 tỷ đồng, tăng 27 tỷ đồng (tương đương 133%) so với năm 2012.
Dự án tài chính nông thôn
Tổng dư nợ từ dự án tài chính nông thôn đến thời điểm 31/12/2013 đạt 5.041 tỷ đồng. Sở giao dịch III đã hoàn thành đúng tiến độ việc giải ngân từ dự án tài chính nông thôn III và thực hiện xong toàn bộ những yêu cầu cũng như mục tiêu đề ra ban đầu của dự án, cụ thể như 100% số lượng các định chế tham gia dự án và nguồn vốn giải ngân ra toàn bộ đều là trung và dài hạn…
Đại lý và ủy thác
Sở Giao dịch III đã được ủy thác để hỗ trợ các chương trình và dự án với tổng nguồn vốn ủy thác là 1.637 triệu USD. Với vai trò là đơn vị đầu mối thực hiện dịch vụ đại lý ủy thác cho toàn hệ thống BIDV, Sở giao dịch III đã tích cực phối hợp với các chi nhánh khác, cùng các Bộ ngành chủ quản liên quan để quản lý, kiểm soát cũng như điều hành việc giải ngân vốn ủy thác thông qua BIDV. Tổng
vốn đại lý và ủy thác năm 2013 đạt 11.679 tỷ VND; trong đó nguồn vốn từ thị trường Trung Quốc và Liên Minh Châu Âu là nguồn tăng chủ yếu.
Hoạt động tín dụng bán lẻ
Sở Giao Dịch III bắt đầu thực hiện các hoạt động tín dụng bán lẻ từ năm 2007. Ngay từ khi bắt đầu triển khai hoạt động này, Sở Giao Dịch II chủ trương phát triển và củng cố mối quan hệ tín dụng với các khách hàng lớn trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh hết sức đa dạng như dầu khí hóa lỏng, bưu chính viễn thông, bất động sản, năng lượng. Dư nợ đối với nhóm khách hàng này chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ của Sở Giao Dịch III. Hiện nay, Sở Giao Dịch III đã nắm giữ một số lượng không nhỏ những khách hàng lớn có quan hệ tín dụng thường xuyên, lâu dài như PVEP, DMC, Công ty cổ phần giao thông vận tải và thương mại VEAM, Tập đoàn năng lượng Phương Bắc,Tập đoàn Điện Lực VN, Công ty xi măng Duyên Hà.
Đến thời điểm 31/12/2013, dư nợ tín dụng bán lẻ của Sở Giao dịch III đã lên tới 11.679 tỷ VND; tăng trưởng 19% so với mức đầu năm. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bán lẻ của Sở Giao dịch III bình quân 3 năm qua là 30,33%.
Một số dịch vụ khác
Trong suốt năm 2013, Sở Giao dịch III BIDV vẫn luôn tiếp tục nghiên cứu, ra đời và phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng đáp ứng nhu cầu khách hàng, bao gồm các nhóm sản phẩm dịch vụ tiềm năng đem lại mức thu phí dịch vụ cao, chi phí triển khai thấp như dịch vụ thanh toán séc, dịch vụ chuyển tiền quốc tế Western Union, dịch vụ nhờ thu xuất khẩu…
Sở Giao dịch III là một trong những chi nhánh có lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ cao nhất trong toàn hệ thống BIDV. Lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ năm 2013 đạt 16,8 tỷ VND, tăng trưởng 53% so với năm 2012. Thu nhập dịch vụ ròng tích lũy trong năm 2013 là 32,5%, tăng trưởng 10% so với năm 2012. Doanh thu dịch vụ ròng bình quân đầu người trong năm 2013 đạt 371 triệu VND/người, tăng lên 6 triệu VND so với mức 265 triệu VND/người năm 2012.
Lợi nhuận trước thuế năm 2013 đạt 456 tỷ VND, tương đương với mức trung bình 2,61 tỷ VND/ người; tăng 25,76% so với năm 2012. Lợi nhuận trước thuế bình quân đầu người đã tăng lên rõ rệt và duy trì là mức lợi nhuận cao so với các chi nhánh khác của BIDV. Đây là mức lợi nhuận trước thuế bình quân đầu người cao nhất trong những năm qua và trong số tất cả các chi nhánh của BIDV.
2.2.Thực trang hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Sở Giao Dịch III BIDV
2.2.1 Tình hình thanh toán không dùng tiền mặt ở VN
Trong những năm trở lại đây, cả khi mật độ dịch vụ ngân hàng được phủ sóng rộng khắp cả nước, cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ thì thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn rất phổ biến trong nền kinh tế. Tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chiếm đại đa số trong các giao dịch thanh toán của khu vực dân cư, và chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực doanh nghiệp – kể cả các doanh nghiệp đã có giao dịch thường xuyên với ngân hàng. Đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, số lượng các giao dịch tiến hành qua hệ thống ngân hàng còn khá hạn chế ở mức dưới 50% số giao dịch. Số lượng các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân trả lương bằng tiền mặt còn khá phổ biến. Đối với các hộ kinh doanh, việc chi trả mua bán hàng hóa, dịch vụ, nộp thuế gần như đều thực hiện bằng tiền mặt. Chỉ có các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhân viên công sở có thu nhập cao và ổn định là đối tượng sử dụng nhiều nhất các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng.
Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta chưa phát huy hết tính năng và công dụng của chúng. Một trong các phương tiện thanh toán phổ biến nhất chính là thẻ thanh toán sử dụng qua các máy ATM, máy POS. Tuy rằng số lượng thẻ thanh toán được phát hành ngày một nhiều, nhưng mục đích sử dụng chủ yếu là rút tiền mặt tại ATM, đôi khi khách hàng không muốn sử dụng do e ngại việc không rút được tiền tại máy mà tài khoản vẫn bị trừ tiền, hoặc bị nuốt thẻ…Những tính năng hữu dụng của thẻ như chuyển tiền, thanh toán vé máy bay…hầu như chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả. Bên cạnh đó, hệ thống máy POS lắp đặt tại các
nhà hàng, siêu thị sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ còn rất hạn chế do chưa kết nối với hệ thống ngân hàng khác, dẫn đến khó khăn trong việc thanh toán, thanh toán chậm hoặc không thanh toán được, từ đó làm giảm tiện ích của thẻ ATM nội địa Việt Nam.
Một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt nữa là séc, đã được ra đời từ năm 1960 ở nước ta nhưng đến nay phương tiện thanh toán này ngày càng giảm. Trong giao dịch mua bán, người mua ký phát séc cho người bán, người bán cầm séc và CMND ra ngân hàng là có thể nhận được tiền hoặc chuyển vào tài khoản. Tuy nhiên, tỷ lệ thanh toán bằng séc hiện nay mới chiếm khoảng 2% trong tổng thanh toán không dùng tiền mặt. Đối với cá nhân, việc ký phát séc hiện còn rất hạn chế, hầu như không được ưa chuộng sử dụng. Đối với các doanh nghiệp, việc sử dụng séc cũng mới chỉ dừng lại ở việc dùng séc để rút tiền mặt từ tài khoản doanh nghiệp mở tại ngân hàng. Xuất phát từ tâm lý làm ăn manh mún, nhỏ lẻ của người Việt, ngại rủi ro trong tài khoản người mua không có tiền, séc giả, thủ tục tại ngân hàng phức tạp nên thanh toán bằng séc bị hạn chế.
2.2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Sở giao dịch III BIDV
Với ưu thế là chi nhánh hoạt động đặc thù – ngân hàng bán buôn của toàn hệ thống BIDV, Sở Giao Dịch III đã đặt được nhiều quan hệ hợp tác, làm ăn lâu dài với các Ngân hàng và các định chế tài chính khác trong và ngoài nước. Sở Giao Dịch III cũng đã mở tài khoản tiền gửi tại Ngân Hàng Nhà nước,Vietinbank, Vietcombank, Agribank… Trên cơ sở đó, Sở Giao Dịch III có lợi thế trong việc sử dụng linh hoạt các công cụ, phương thức thanh toán giữa các ngân hàng (thanh toán song phương, thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán thu hộ, chi hộ giữa các ngân hàng,..).
Sở Giao Dịch III hiện nay cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ thanh toán phục vụ nhu cầu phong phú và đa dạng của tất cả các đối tượng khách hàng: cá nhân, doanh nghiệp, định chế tài chính. Ngoài các sản phẩm truyền thống như: ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ thanh toán, séc, thư tín dụng… Sở Giao dịch III còn
phát triển thêm các dịch vụ thanh toán tiện ích, hiện đại như: dịch vụ ngân hàng điện tử BIDV Online, dịch vụ thanh toán hóa đơn online (thanh toán tiền điện, nước, cước viễn thông, vé máy bay…), dịch vụ thu chi hộ điện tử, dịch vụ Bankplus, BSMS, dịch vụ nạp tiền ví điện tử…
Mặc dù hoạt động ngân hàng bán lẻ mới được Sở Giao Dịch III bắt đầu triển khai từ năm 2007, tuy nhiên trong khoảng thời gian 6 năm hoạt động và phát triển, cùng với tinh thần phục vụ nhiệt tình, nghiêm túc, an toàn và tôn trọng khách hàng, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại đây đã có những bước phát triển và khởi sắc đáng kể.
2.2.2.1. Thị phần thị trường
Nằm trên địa bàn hoạt động có mạng lưới các tổ chức tín dụng dày đặc, cùng với bề dày hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, đây là một thách thức không hề nhỏ đối với Sở Giao Dịch III khi tham gia vào thị trường bán lẻ nói chung và thị trường thanh toán nói riêng.
Tuy nhiên, cùng với sự nỗ lực cố gắng của toàn thể đội ngũ lãnh đạo và cán bộ nhân viên của Sở, duy trì khách hàng truyền thống cũng như phát triển thêm khách hàng tiềm năng mới, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của Sở Giao Dịch III đã có những bước chuyển biến tích cực. Số lượng giao dịch thanh toán ngày càng nhiều, số lượng tài khoản thanh toán được mở mới cũng tăng mạnh, nhiều dịch vụ thanh toán mới ra đời đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Bàn về vấn đề thị phần thị trường cung ứng dịch vụ thanh toán, có thể nói Sở Giao Dịch III đã, đang và sẽ tiếp tục phấn đầu mở rộng hơn nữa nhằm đạt được mức thị phần thanh toán nhất định, tăng sức cạnh tranh với những chi nhánh BIDV, cũng như những ngân hàng khác hoạt động cùng địa bàn. Dưới đây là một số tiêu chí đánh giá kết quả đạt được trong dịch vụ thanh toán tại Sở Giao Dịch III:
cổ phần trên địa bàn
Đơn vị: %
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 SGD III BIDV 0,45 0,53 0,72 1,04 Chi nhánh SGD I BIDV 2,51 3,28 3,69 4,03 SGD NHTMCP Ngoại
thương Việt Nam 2,89 3,57 3,71
3,98
(Nguồn: Tổng hợp số liệu dịch vụ của SGD III BIDV, chi nhánh SGD I BIDV, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam năm 2010 – 2013)
Nhìn vào bảng số liệu cho thấy phần nào thị phần thanh toán của Sở giao dịch III mới chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong thị phần thanh toán trên địa bàn Hà Nội, là còn yếu so với Sở giao dịch I BIDV và SGD NHTMCP Ngoại thương Việt Nam. Do đi vào hoạt động bán lẻ chưa lâu, đây sẽ là một động lực để Sở giao dịch III tiếp tục phấn đấu tăng trưởng thị phần thanh toán trong hệ thống BIDV nói riêng và toàn hệ thống ngân hàng nói chung.
Bảng 2.3. Tình hình thanh toán tại Sở Giao Dịch III đối với KH giai đoạn 2011-2013
(Đơn vị: tỷ VND) Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh số Tỷ lệ (%) Doanh số Tỷ lệ (%) Doanh số Tỷ lệ (%) 1.TT bằng tiền mặt 2. TTKDTM 298,391 979,517 23,35 76,65 291,028 1.596,315 15,42 84,58 312,544 1.935,976 13,90 86,10 TT chung 1.277,908 100% 1.887,343 100% 2.248,521 100%
( Nguồn: Báo cáo đánh giá hoạt động dịch vụ Sở giao dịch III BIDV năm 2011 – 2013)
Qua bảng số liệu cho thấy: tình hình thanh toán của Sở Giao Dịch diễn ra khá tốt trong 3 năm qua. Nhìn chung, doanh số thanh toán đều tăng qua các năm. Doanh số thanh toán bằng tiền mặt có tăng, tuy nhiên tốc độ tăng chậm qua từng năm, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong tổng doanh số thanh toán chung giảm dần hàng năm tương ứng chiếm 23,35% năm 2011; 15,42% năm 2012; 13,90% năm 2013. Doanh
số thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tỷ trọng ngày càng cao, năm 2013 chiếm