CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.3. Nghiên cứu định tính
Mục tiêu của nghiên cứu định tính là nhằm hiệu chỉnh các thang đo của nước ngoài cho phù hợp với điều kiện đặc thù Việt Nam, đặc biệt là về phương diện văn hóa. Từ mục tiêu nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, tác giả xây dựng mơ hình nghiên cứu và bản câu hỏi sơ bộ lần 1. Sau đó, tác giả thực hiện kỹ thuật thảo luận nhóm 20 nhân viên đang làm việc tại các DN trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh (dàn bài khảo sát định tính tại Phụ lục 1). Kết quả thảo luận được ghi nhận, tổng hợp làm cơ sở cho việc xác định các thành phần của mơ hình và các biến quan sát của từng thành phần trong thang đo (xem kết quả thảo luận tại Phụ lục 2). Kết quả của bước này tác giả có bản câu hỏi sơ bộ lần 2.
Tác giả sử dụng bản câu hỏi sơ bộ lần 2 khảo sát thử 30 nhân viên (là bạn bè của tác giả làm việc trong nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau) để tiếp tục hiệu chỉnh bản câu hỏi. Kết quả của bước này tác giả sẽ có bản câu hỏi chính thức (xem Phụ lục 3) dùng cho khảo sát định lượng.
2.4.Nghiên cứu định lƣợng
2.4.1. Mẫu nghiên cứu
- Đối tượng khảo sát là các nhân viên đang làm việc tại doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh.
Theo Hair và cộng sự (2006) muốn phân tích nhân tố khám phá (EFA) thì mẫu tối thiểu là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát/biến đo lường = 5:1; tốt nhất là 10:1.
Bên cạnh đó, theo Tabachnick và Fidell (1996) thì để tiến hành phân tích hồi quy cho kết quả tốt thì phải đạt cỡ mẫu theo cơng thức: n>=8m + 50 (trong đó n là cỡ mẫu, m là số biến độc lập của mơ hình).
Căn cứ vào kết quả điều chỉnh thang đo, mơ hình nghiên cứu của tác giả gồm có 31 biến quan sát. Để việc phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy đạt kết quả tốt, tác giả dự định thu thập 250 mẫu khảo sát.
- Phương pháp chọn mẫu thuận tiện, dữ liệu được thu thập trên địa bàn Tp.HCM bằng bản câu hỏi.
Bản câu hỏi sơ bộ lần 1 Cở sở lý thuyết
Nghiên cứu định tính (Thảo luận nhóm, n = 20) Bản câu hỏi sơ bộ lần 2
Bản câu hỏi chính thức Khảo sát thử (n = 30)
Nghiên cứu định lượng Khảo sát 232 nhân viên
Mã hóa, nhập liệu Làm sạch dữ liệu Thống kê mơ tả Cronbach’s alpha Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Phân tích tương quan và hồi quy - - - - - - -
Viết báo cáo 2.4.2. Quy trình nghiên cứu
Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu
2.4.3. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu
Sau khi thu thập dữ liệu, các bản câu hỏi được xem xét và loại bỏ những bản không đạt yêu cầu. Sau đó, tiến hành mã hóa, nhập liệu, làm sạch dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20.0.
Thực hiện phân tích dữ liệu thơng qua các cơng cụ như thống kê mơ tả, kiểm định độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy…
2.5.Các thang đo
2.5.1. Thang đo Văn hóa doanh nghiệp
Thang đo nháp (bản câu hỏi sơ bộ lần 1) được xây dựng dựa trên thang đo gốc của các tác giả nước ngồi. Sau đó, tác giả thực hiện phỏng vấn nhóm (20 người) và khảo sát thử (30 người) để điều chỉnh lại thang đo dùng cho khảo sát chính thức định lượng. Thang đo VHDN của đề tài gồm có 8 nhân tố với các biến quan sát sau khi được điều chỉnh như sau:
- Thang đo Thách thức trong công việc (Job Challenge)
Thang đo này được xây dựng dựa trên thang đo của Carmeli (2005), sau khi được tác giả hiệu chỉnh bao gồm 4 biến quan sát, kí hiệu từ JC1 đến JC4:
JC1: Cơng việc của tơi địi hỏi nhiều kỹ năng phức tạp JC2: Công việc của tôi rất thú vị
JC3: Cơng việc của tơi có nhiều thách thức
JC4: Cơng việc của tơi ln địi hỏi sự tìm tịi/học hỏi
Trong đó, biến quan sát in nghiêng là biến được bổ sung thêm - Thang đo Tầm nhìn của lãnh đạo DN (Vision of Leadership)
Thang đo này được xây dựng dựa trên thang đo của Broadfoot và Ashkanasy (1994), sau khi được tác giả hiệu chỉnh bao gồm 4 biến quan sát, kí hiệu từ VL1 đến VL4:
VL1: Tơi cho rằng cơng ty tơi đang có chiến lược phát triển tốt, phù hợp với giai đoạn khó khăn hiện nay
VL2: Cơng ty tơi ln đề ra những kế hoạch cụ thể để hoàn thành mục tiêu
VL3: Nhân viên trong cơng ty được khuyến khích tham gia xây dựng chiến lược phát triển cho công ty
VL4: Tôi tin rằng công ty tôi sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới
- Thang đo Môi trƣờng làm việc (Work Environment)
Thang đo Môi trường làm việc do Broadfoot và Ashkanasy (1994) phát triển, sau khi được tác giả hiệu chỉnh bao gồm 5 biến quan sát, kí hiệu từ WE1 đến WE5:
WE1: Cơng ty tơi có mơi trường làm việc an tồn, sạch sẽ WE2: Không gian làm việc thoải mái, dễ chịu
WE3: Cơ sở vật chất đầy đủ, tiện nghi
WE4: Đồng nghiệp trong công ty hợp tác tốt trong công việc
WE5: Mọi người trong công ty thường giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như các vấn đề cá nhân
Trong đó, biến quan sát in nghiêng là biến được bổ sung thêm - Thang đo Giao tiếp trong tổ chức (Communication)
Thang đo Giao tiếp trong tổ chức được xây dựng từ thang đo của Carmeli (2005) và Broadfoot & Ashkanasy (1994)*, bao gồm 3 biến quan sát, kí hiệu từ COM1 đến COM3:
COM1: Lãnh đạo của công ty rất cởi mở trong giao tiếp với nhân viên
COM2: Mâu thuẫn trong công ty đều được giải quyết theo hướng có lợi cho các bên có liên quan
COM3: Giao tiếp giữa các cấp bậc trong công ty đều tốt*
- Thang đo Lƣơng, thƣởng và phúc lợi (Income & Benefits)
Thang đo Lương, thưởng & phúc lợi được xây dựng dựa trên thang đo của Dabke và cộng sự (2008), sau khi được tác giả hiệu chỉnh bao gồm 4 biến quan sát, kí hiệu từ IB1 đến IB4:
IB1: Tơi hài lịng với mức lương nhận được từ công ty
IB2: Tôi được trả lương và thưởng công bằng
IB3: Cơng ty tơi có chế độ phúc lợi tốt
IB4: Công ty rất quan tâm đến đời sống của nhân viên và gia đình họ
Trong đó, biến quan sát in nghiêng là biến được bổ sung thêm - Thang đo Sự sáng tạo (Innovation)
Thang đo Sự sáng tạo được xây dựng dựa trên thang đo của Carmeli (2005), bao gồm 3 biến quan sát, kí hiệu từ IN1 đến IN3:
IN1: Mọi người trong cơng ty đều được khuyến khích thử nghiệm cách giải quyết công việc mới và hiệu quả hơn
IN2: Cơng ty khuyến khích nhân viên đưa ra các sáng kiến nhằm tiết kiệm chi phí/ giúp giải quyết cơng việc nhanh và hiệu quả hơn
IN3: Nói chung, sự sáng tạo/cải tiến rất được khuyến khích tại cơng ty tơi - Thang đo Sự tin tƣởng (Trust)
Thang đo Sự tin tưởng được xây dựng dựa trên thang đo của Carmeli (2005), bao gồm 3 biến quan sát, kí hiệu từ TR1 đến TR3:
TR1: Cấp trên của tơi hồn tồn tin tưởng vào khả năng hồn thành công việc của cấp dưới
TR2: Tôi được tự do thảo luận về những vấn đề khó khăn của mình với cấp trên TR3: Nhân viên trong cơng ty có thể nói lên suy nghĩ của họ một cách thỏa đáng mà không sợ bị khiển trách
- Thang đo Sự gắn kết trong tổ chức (Social Cohesion)
Thang đo Sự gắn kết được xây dựa trên thang đo của Carmeli (2005), sau khi được tác giả hiệu chỉnh bao gồm 2 biến quan sát, kí hiệu từ SC1 đến SC2:
SC1: Mối quan hệ giữa các thành viên trong công ty là tốt đẹp SC2: Những nhân viên trong công ty tôi giống như một gia đình 2.5.2. Thang đo Dự định nghỉ việc
Trong nghiên cứu này, Dự định nghỉ việc (Withdrawal Intention) được đo lường dựa trên thang đo của Mobley và cộng sự (1978) với 3 biến quan sát, kí hiệu từ WI1 đến WI3:
WI1: Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về việc từ bỏ cơng việc hiện tại
WI2: Tơi đang tích cực tìm kiếm cơng việc thay thế ở một cơng ty khác WI3: Nếu tìm được cơng việc khác phù hợp, tơi sẽ nghỉ việc tại cơng ty 2.6.Tóm tắt
Trong chương này tác giả đã trình bày các nội dung: (1) Thiết kế nghiên cứu (nghiên cứu định tính và định lượng); (2) Quy trình nghiên cứu; (3) Các thang đo.
Trong chương tiếp theo tác giả sẽ trình bày các kết quả kiểm định thang đo; kiểm định mơ hình và giả thuyết nghiên cứu.
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.Giới thiệu
Chương 3 sẽ trình bày kết quả phân tích dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát định lượng. Nội dung chính của chương bao gồm: Kiểm định thang đo bằng Cronbach Alpha & phân tích nhân tố khám phá EFA; phân tích hồi quy để đánh giá sự tác động của các thành phần VHDN đến dự định nghỉ việc của nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp Việt Nam.
3.2.Mô tả mẫu nghiên cứu
Sau một tháng thu thập dữ liệu, tác giả thu về được 248 bảng khảo sát. Dữ liệu được làm sạch trước khi tiến hành nhập liệu. Kết quả là có 16 bảng khơng hợp lệ do điền thiếu thông tin khảo sát. Như vậy, còn 232 mẫu hợp lệ được đưa vào phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0.
Thơng tin cụ thể về mẫu khảo sát vui lòng xem tại Phụ lục 4. 3.3.Đánh giá thang đo
3.3.1. Phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha
Hệ số Cronbach Alpha là phép kiểm định mức độ chặt chẽ, mạch lạc giữa các mục hỏi (biến quan sát) trong thang đo. Vì vậy, nó được sử dụng để đánh giá sơ bộ thang đo từ đó loại bỏ những biến quan sát, hay thang đo không đạt. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995)14
Tác giả kiểm định độ tin cậy các thang đo của thành phần văn hóa doanh nghiệp và dự định nghỉ việc bằng hệ số Cronbach Alpha. Chỉ giữ lại những thành
phần có hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0.6 và những biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại.
- Ở thang đo Thách thức trong công việc, Cronbach Alpha là 0.891, tương quan biến - tổng từ 0.688 trở lên. Cronbach Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn 0.891. Vì vậy, đây là thang đo tốt nên tất cả các biến quan sát đều được giữ lại trong phân tích nhân tố khám phá.
- Ở thang đo Tầm nhìn của lãnh đạo DN, Cronbach Alpha là 0.873, tương quan biến – tổng thấp nhất là 0.718, Cronbach Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn 0.873. Như vậy, đây là thang đo tốt nên tất cả các biến quan sát đều được giữ lại cho phân tích nhân tố khám phá.
- Ở thang đo Môi trường làm việc, Cronbach Alpha là 0.837, hệ số tương quan biến – tổng từ 0.515 trở lên, Cronbach Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn 0.837. Vì vậy, đây là thang đo tốt nên tất cả các biến quan sát đều được giữ lại cho phân tích nhân tố khám phá.
- Ở thang đo Giao tiếp trong tổ chức, Cronbach Alpha là 0.818, tương quan biến – tổng của tất cả các biến quan sát từ 0.635 trở lên, Cronbach Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn 0.818. Do đó, đây là thang đo tốt, tất cả các biến quan sát đều được giữ lại cho phân tích nhân tố khám phá.
- Ở thang đo Lương, thưởng & phúc lợi, Cronbach Alpha là 0.886, tương quan biến – tổng của tất cả các biến quan sát từ 0.720 trở lên, Cronbach Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn 0.886. Do đó, đây là thang đo tốt, tất cả các biến quan sát đều được giữ lại cho phân tích nhân tố khám phá.
- Ở thang đo Sự sáng tạo, Cronbach Alpha là 0.892, tương quan biến - tổng từ 0.773 trở lên. Cronbach Alpha nếu loại các biến đều nhỏ hơn 0.892. Vì vậy, đây là thang đo tốt nên tất cả các biến quan sát đều được giữ lại cho phân tích nhân tố khám phá.
- Ở thang đo Sự tin tưởng, Cronbach Alpha là 0.836, tương quan biến - tổng từ 0.637 trở lên. Cronbach Alpha nếu loại các biến đều nhỏ hơn 0.836. Vì vậy,
đây là thang đo tốt nên tất cả các biến quan sát đều được giữ lại cho phân tích nhân tố khám phá.
- Ở thang đo Sự gắn kết trong tổ chức, Cronbach Alpha là 0.596, tương quan biến – tổng là 0.426. Đây là thang đo có độ tin cậy nhỏ hơn mức tối thiểu là 0.6. Tuy nhiên, đây là thang đo có giá trị nội dung quan trọng đối với nghiên cứu của tác giả nên sẽ được giữ lại trong phân tích nhân tố khám phá.
- Ở thang đo Dự định nghỉ việc, Cronbach Alpha là 0.930, tương quan biến - tổng từ 0.843 trở lên. Cronbach Alpha nếu loại các biến đều nhỏ hơn 0.930. Vì vậy, đây là thang đo tốt nên tất cả các biến quan sát đều được giữ lại cho phân tích nhân tố khám phá.
Bảng 3.1: Kiểm định các thang đo bằng Cronbach Alpha
Biến quan sát Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phƣơng sai thang đo nếu
loại biến Tƣơng quan biến – tổng hiệu chỉnh Cronbach’s alpha nếu loại
biến
Thách thức trong công việc Cronbach Alpha = 0.891
JC1 9.67 5.712 0.755 0.863
JC2 9.86 5.352 0.806 0.842
JC3 9.70 5.051 0.800 0.845
JC4 9.70 5.666 0.688 0.886
Tầm nhìn của lãnh đạo DN Cronbach Alpha = 0.873
VL1 9.59 5.118 0.708 0.846
VL2 9.69 4.889 0.754 0.827
VL3 10.21 6.182 0.842 0.831
VL4 9.50 4.840 0.718 0.846
Môi trường làm việc Cronbach Alpha = 0.837
WE1 13.44 6.698 0.718 0.781
WE2 13.51 6.848 0.679 0.792
WE3 13.55 6.820 0.701 0.786
WE4 13.49 7.758 0.515 0.836
WE5 13.57 7.233 0.583 0.819
Giao tiếp trong tổ chức Cronbach Alpha = 0.818
COM1 6.18 2.259 0.712 0.708
COM2 6.31 2.620 0.635 0.786
COM3 6.25 2.613 0.672 0.751
Lương, thưởng & phúc lợi Cronbach Alpha = 0.886
IB1 8.39 5.789 0.763 0.850
IB2 8.31 5.391 0.785 0.841
IB3 8.24 5.584 0.744 0.857
IB4 8.48 6.017 0.720 0.866
Sự sáng tạo Cronbach Alpha = 0.892
IN1 6.23 2.993 0.794 0.843
IN2 6.16 2.974 0.806 0.834
IN3 6.34 2.754 0.773 0.865
Sự tin tưởng Cronbach Alpha = 0.836
TR1 6.33 2.464 0.727 0.744
TR2 6.34 2.441 0.737 0.733
TR3 6.15 2.913 0.637 0.831
Sự gắn kết trong tổ chức Cronbach Alpha = 0.596
SC1 2.98 0.653 0.426 .
SC2 2.89 0.559 0.426 .
Dự định nghỉ việc Cronbach Alpha = 0.930
WI1 6.78 3.938 0.873 0.884
WI2 7.04 4.137 0.850 0.902
3.2.Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Sau khi kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha thì 31 biến quan sát (28 biến quan sát của thang đo Văn hóa doanh nghiệp và 3 biến quan sát của thang đo Dự định nghỉ việc) đều được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA). Phân tích nhân tố khám phá là phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập hợp nhiều biến quan sát có mối tương quan với nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu.
Khi phân tích nhân tố, chúng ta quan tâm đến một số tiêu chuẩn như sau: - Hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) ≥ 0.5, mức ý nghĩa của kiểm định
Barlett ≤ 0.05.
- Hệ số tải nhân tố (factor loadings) ≥ 0.5. Biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại.
- Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% và hệ số Eigenvalue có giá trị ≥ 1.
- Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.3 để đảm bảo sự phân biệt giữa các nhân tố.
3.3.2.1.Phân tích nhân tố khám phá của thang đo Văn hóa doanh nghiệp
Đặt giả thuyết H0 là 28 biến quan sát của thang đo Văn hóa doanh nghiệp