Phân tích định tính

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án Dự án nhóm (Trang 25 - 29)

12. Phân tích rủi ro dự án

12.4. Phân tích định tính

Thơng số tác động mạnh nhất: Giá bán

Có thể thấy giá bán trong bất kỳ loại hàng hóa và dịch vụ nào chính là yếu tố có sự ảnh hưởng sâu sắc đến quyết định mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của khách hàng. Về mặt dự án, thì giá bán đóng vai trị quan trọng đóng góp đến tính khả thi và sự thành cơng của dự án. Và trong marketing thì chiến lược định giá là một trong những chiến lược quan trọng nhất, ảnh hưởng đến sự tồn tại của sản phẩm trọng thị trường cũng như đến sự sống còn của một doanh nghiệp.

Để hiểu rõ được tại sao yếu tố giá lại có tác động sâu sắc đến dự án cũng như sự sống còn của một doanh nghiệp, ta có thể phân tích giá dưới nhiều góc độ dưới đây để đánh giá các yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến giá cả và từ đó ảnh hưởng đến NPV của dự án:

Lợi nhuận

Đối với lợi nhuận, các doanh nghiệp thường theo đuổi ba mục tiêu sau đây: tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa % tăng trưởng lợi nhuận và quan trọng nhất là tối đa hóa lợi nhuận gộp (gross profit).

Lợi nhuận gộp càng cao chứng tỏ doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động cao thông qua đánh giá hiệu quả khi sử dụng lao động hoặc vật tư sản xuất, giúp tính tốn mọi thứ chính xác, từ đó gia tăng tỷ lệ thành cơng cho các nhà bán hàng lẫn doanh nghiệp. Ngồi ra lợi nhuận gộp phải cao để có thể dàn trải những chi phí cố định cho doanh nghiệp cũng như tạo ra lợi nhuận thuần cho doanh nghiệp. Nếu lợi nhuận gộp thấp hơn những chi phí cố định của doanh nghiệp, điều này có thể đẩy doanh nghiệp đến phá sản.

Dựa trên phân tích dịnh lượng, ta có thể thấy việc giảm giá xuống mức dưới 430.000 VND gây ra NPV âm có thể được giải thích với mức giá đó, cơng ty khơng thể dàn trải chi phí cố định cũng như khơng quản lý tốt các biến phí của doanh nghiệp.

Doanh số

Ta có thể thấy rõ ràng, giá bán ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu. Trong đó: Doanh thu = Giá bán x Sản lượng

Thông thường, một doanh nghiệp sẽ theo đuổi hai mục tiêu về mặt doanh thu là: tối đa hóa doanh thu cũng như tăng thị phần của mình (market share). Lượng thị phần càng nhiều chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp được ưa chuộng trên thị trường cũng như giúp doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh thơng qua thương hiệu (brand).

Trong kinh tế vi mơ, ta có thể thấy ln có sự đánh đổi giữa giá bán và sản lượng thơng qua mơ hình cung cầu. Việc giảm giá bán cũng có thể tăng sản lượng và ngược lại. Điều quan trọng là là doanh nghiệp phải xác định được điểm mà mức giá bán và sản lượng tối ưu để có thể tối đa hóa doanh thu của doanh nghiệp.

Trên mơ hình phân tích độ nhạy NPV và IRR thơng qua yếu tố giá, ta có thể thấy việc tăng giá khơng làm NPV âm vì doanh nghiệp đã có giả định trước về sản lượng tiêu thu nhưng chưa xét đến sự ảnh hưởng của giá và sản lượng và điều này là không thực tế. Để khắc phục cũng như tăng tính xác thực về việc sản lượng tiêu thụ dự tính, doanh nghiệp có thể đầu tư thêm thời gian cũng như tiền bạc trong việc khảo sát thị trường.

Vị thế cạnh tranh

Cạnh tranh là yếu tố sống còn của bất cứ một doanh nghiệp nào, không chỉ phải cạnh tranh với các doạnh nghiệp nội đia mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngồi.

Để có thể duy trì cung như gia tăng vị thế cạnh tranh của mình, doanh nghiệp có thể theo đuổi 2 chiến lược cạnh tranh về giá là: Dẫn đầu chi phí (Cost leadership) và khác biệt hóa (Diffrentation). Trong đó, chiến lược dẫn đầu về chi phí doanh nghiệp có thể bán sản phẩm với mức giá thấp tuy nhiên vẫn đạt được lợi nhuận được đáng kể thơng qua sản xuất với chi phí hợp lý thơng qua sản xuất quy mơ lớn (Mass production). Cịn chiến lược khác biệt hóa thì u cầu doanh nghiệp phải biết khai thác và vận dụng ưu điểm của sản phẩm để bán với một mức giá cao hơn để đáp ứng cho một phân khúc khách hàng nhất định.

Theo số liệu những năm gần đây thì kim ngạch xuất khẩu giàu dép Việt Nam đang ngày càng tăng và dần trở thành một ngành mũi nhọn đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Trong đó có sự nổi lên của nhiều doanh nghiệp giày như Biti’s, VINA giày, T&T, … Cũng như được sự tín nhiệm của các hãng lớn như Nike, Addidas, Redbok, … trong các đơn hàng gia công giày

Hướng tới khách hàng

Đối với những doanh nghiệp mới tham gia thị trường thì việc thu hút khách hàng là vơ cùng khó và chưa đảm bảo được sản lượng tiêu thụ ổn định. Để thu hút khách hàng, các doanh nghiệp thường sử dụng chiến lược giảm giá sản phẩm trong thời gian đầu và sau khi đạt được sản lượng tiêu thụ ổn định, thì doanh nghiệp mới nâng mức giá lên.

Cho nên việc giá bán bị giảm so với những năm đầu của dự án hồn tồn là có thể và mức giá có thể giảm thấp dưới mức 430 ngàn đồng/sản phẩm. Dẫn tới doanh nghiệp khơng có khả năng trả được nợ trong những năm đầu cũng như thời gian hồn vốn có thể tăng lên đáng kể.

Thông số tác động yếu nhất: Lãi suất vay thực

Lãi suất vay thực được xác định dựa trên thỏa thuận của chủ đầu tư với ngân hàng thương mại cho vay theo mức lãi suất chung của thị trường. Do đó, mức lãi suất này thường rất khó để có những sự thay đổi lớn.

Trong ngân lưu dự án, lãi suất của ngân hàng cho vay chỉ ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ, sau đó giántiếpảnh hưởng đến ngân lưu dự án theo quan điểm tổng đầu tư thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp chứ khơng ảnh hưởng đến các yếu tố cịn lại như doanh thu, chi phí, … Vì vậy, những thay đổi này khơng có nhiều những sự tác động tới các biến kháccủa mơ hình tài chính.

Với mỗi điểm phần trăm tăng lên trên lãi suất sẽ dẫn đến tăng lãi phải trả nhưng kéo theo đó cũng giảm được thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì vậy, nếu lãi suất tăng lên ít, đủ để hiện giá ròng của lãi vay tăng thêm nhỏ hơn thuế thu nhập doanh nghiệp giảm đi thì dự án sẽ có lợi. Ngược lại, với mỗi điểm phần trăm giảm của lãi suất sẽ giúp cho dự án giảm được phần lãi phải trả nhưng

tăng thêm thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi đó, mức tăng của lãi phải trả sẽ nhiều hơn thuế thu nhập doanh nghiệp nên dự án sẽ có lợi. Tuy nhiên, đặt trong điều kiện dự án được vay với mức lãi suất 7%/năm là mức lãi suất khá ưu đãi nên rất khó để có thể giảm được lãi suất vay.

Những sự thay đổi của lãi vay thực chỉ tác động đến lãi vay và thuế thu nhập, những gì mà nó tác động khi mỗi điểm phần trăm thay đổi là khá ít nên khơng có nhiều tác động đến mơ hình tài chính. Vì vậy, lãi vay thực có tác động ít nhất đến mơ hình tài chính.

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án Dự án nhóm (Trang 25 - 29)

w