Xuất một số giải pháp nhằm gia tăng tính khả thi tài chính của dự án

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án Dự án nhóm (Trang 41 - 46)

14. Tóm tắt kết quả thẩm định tài chính

14.2. xuất một số giải pháp nhằm gia tăng tính khả thi tài chính của dự án

Sau khi đánh giá tính khả thi của dự án cũng như phân tích rủi ro của dự án. Nhóm mong muốn đề ra một số giải pháp nhằm khắc phục hệ số DSCR (hệ số trả nợ) vào năm 2 cũng như những giải pháp nhằm khắc phục và ứng biến với rủi ro.

Giải pháp 1: Ân hạn nợ năm 2

Để giải quyết khả năng trả nợ vào năm 2, có một số biện pháp cơng ty có thể thực hiện để giải quyết chỉ số DSCR vào năm 2 bị âm như sau: Tăng thời gian trả nợ, ân hạn nợ, tăng thời gian giải ngân. Tuy nhiên sau khi cân nhắc tính khả thi cũng như nhóm

đã thử các giải pháp trên mơ hình gốc thì giải pháp ân hạn nợ được coi là một trong những phương án tối ưu và được khuyến nghi sử dụng trong trường hợp này.

Vào năm thứ 2 của dự án đang có hệ số DSCR < 1 nên dự án có thể xin ngân hàng thương mại cho vay được ân hạn nợ thêm 1 năm. Khi đó dự án sẽ bắt đầu trả nợ từ năm 3 đến năm 10 và mức nợ gốc và lãi phải trả hàng năm theo phương thức CPM sẽ tăng lên 2,987.07 triệu đồng. Điều này sẽ dẫn đến NPV, IRR, DSCR của dự án trở nên xấu đi nhưng nó đã giải quyết được vấn đề không trả được nợ vào năm 2.

Cụ thể NPV của dự án giảm từ 6,420.3 triệu đồng xuống 6,397.10 triệu đồng, IRR của dự án cũng giảm từ 18.39% xuống 18.35%. Đồng thời dự án cũng tăng thời gian hoàn vốn từ 10.4 năm lên 10.41 năm. Có thể thấy các chỉ số xấu đi là khơng nhiều do việc ân hạn nợ chỉ ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ sau đó gián tiếp tác động đến ngân lưu dự án theo quan điểm tổng đầu tư thơng qua thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì vậy, việc ân hạn nợ nếu có thể được thực hiện sẽ giúp cho dự án trở nên khả thi hơn. Mặt khác, việc ân hạn nợ còn giúp cho dự án tăng được ngân lưu ròng theo quan điểm chủ đầu tư. Cụ thể, IRR(EPV) tăng từ 21.59 % lên 22.5%. Điều này giúp tăng thêm mong muốn thực hiện dự án của chủ đầu tư.

Giải pháp 2: Quản lý rủi ro các biến rủi ro

Dựa trên phân tích giá trị hốn chuyển ta có thể thấy 2 thơng số quan trọng tác động đến NPV của dự án là: Giá bán và Chi phí ngun vật liệu và nhân cơng trực tiếp cũng như thơng qua phần mơ phỏng thì nhóm cần quan tâm đến giá bán của sản phẩm. Dưới đây là một số phương pháp định tính nhằm mục đích quản lý các biến số quan trọng cũng như tăng khả năng tạo doanh thu và lợi nhuận của công ty.

Các hành động mà cơng ty có thể áp dụng nhằm tăng giá bán của sản phẩm nhưng bên cạnh đó khơng khiến sản lượng bị sụt giảm là: (1) Lựa chọn chiến lược giá theo phân khúc khách hàng cao cấp (chiến lược dài hạn) - Doanh nghiệp có thể lựa chọn một

chiến lược cạnh tranh về giá theo chiến lược khác biệt hóa sản phẩm nhầm nâng mức giá sản phẩm cũng như tăng giá trị cảm nhận của khách hàng. (2) Tăng giá và kèm theo các chương trình khuyến mãi đặc biệt nhầm thu hút khách hàng (chiến lược ngắn hạn) - Một mặt khác khi tăng giá nhưng bạn có thể đưa ra thêm nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn khác như: sử dụng thẻ tích điểm, miễn phí ship cho các khu vực gần, áp dụng voucher giảm giá cho các lần mua hàng lần sau và tích điểm cho khách hàng mua nhiều sản phẩm có thêm một phần quà nhỏ nào đó.

Nhận xét: Với giả sử khi tăng giá bán thì sản lượng bán được vẫn giữ nguyên, dự án có thể tăng giá lên 570 ngàn đồng/sản

phẩm (tăng 26% giá bán). Khi đó, DSCR năm 2 là 1.01 và dự án sẽ trả được nợ ngân hàng mà không cần sử dụng các biện pháp khác.

 Lựa chọn 2 - Giảm chi phí nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp

Đây là một sự lựa chọn khá khó khăn và địi hỏi nhiều nguồn lực của công ty khi thực hiện các hành động sau: (1) Chọn những nhà cung ứng nguyên vật liệu với mức giá rẻ; (2) Sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu trong sản xuất; (3) Xác định chính xác những vật liệu cần thiết và thu mua với số lượng lớn sẽ được mức giá tốt hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm; (4) Thay thế nguyên liệu tương đương với mức giá giảm hơn; (5) Tuyển dụng nhân viên có kinh nghiệm hoặc đã qua đào tạo; (6) Nghiên cứu các thao tác thực hành trong sản xuất để loại bỏ những giai đoạn hoặc quy trình khơng cần thiết trong sản xuất sản phẩm.

Nhận xét: Với giả sử có thể giảm được chi phí ngun vật liệu và nhân cơng trực tiếp, dự án có thể giảm chi phí ngun vật

liệu và nhân công trực tiếp xuống 240 ngàn đồng/sản phẩm (giảm 25% chi phí). Khi đó DSCR năm 2 là 1.1 và dự án sẽ trả được nợ. Dù vậy, việc tăng giá bán và giảm chi phí khơng những giúp cho DSCR năm 2 có khả năng trả nợ mà còn giúp những chỉ số khác như NPV và IRR trở nên đẹp hơn rất nhiều. Tuy nhiên, hai hành động trên khá khó khăn để thực hiện được.

Giải pháp 3: Gia tăng khả năng trả nợ bằng cách tăng doanh thu đạt được

Doanh thu phụ thuộc vào 2 biến giá bán và sản lượng tiêu thụ nên chúng ta có 2 lựa chọn để tăng doanh thu:  Lựa chọn 1 : Giữ nguyên giá bán và gia tăng sản lượng tiêu thụ

Sử dụng lệnh Goal Seek để tính giá bán để DSCR = 1 thì sản lượng sản xuất có giá trị âm nên chúng ta không thể gia tăng sản lượng tiêu thụ để doanh thu tăng.

 Lựa chọn 2 : Giữ nguyên sản lượng tiêu thụ và tăng giá bán sản phẩm

Sử dụng lệnh Goal Seek để tính giá bán để DSCR = 1 thì giá bán bằng 570 ngàn đồng/sản phẩm. Vậy tăng giá bán lên 570 ngàn đồng/sản phẩm thì doanh thu tăng lên 38,840.26 triệu đồng.

Giải pháp 4: Tận dụng khả năng tín dụng của doanh nghiệp để trả nợ

Bên cạnh phương án ân hạn nợ năm 2, dự án có thể vay thêm một khoản vay vào năm 2 để dùng khoản tiền đó cho việc trả nợ và đầu từ. Khoản vay này có thể vay từ chính ngân hàng đnag nợ hoặc một ngân hàng khác.

Cụ thể: Dự án có thể vay 2,684.28 triệu đồng (bằng chính khoản nợ phải trả) với lãi suất thực 7%/năm từ ngân hàng cho vay hoặc ngân hàng khác. Kế hoạch trả nợ được thực hiện trong 7 năm (năm 3 đến năm 10) theo phương thức trả nợ CPM.

Việc vay thêm một khoản vay để trả nợ sẽ không làm tăng khả năng trả nợ của dự án (DSCR) trong năm 2 nhưng nó vẫn có thể trả được nợ. Đồng thời, việc vay thêm làm tăng thêm lãi vay phải trả từ năm 3 đến năm 10 giúp giảm được thuế thu nhập doanh nghiệp trong những năm này. Từ đó tăng thêm được NPV, IRR dự án theo quan điểm tổng đầu tư và chủ đầu tư.

Trong truờng hợp nay, NPV(TIP) tăng từ 6,420.3 triệu đồng lên 7,144.85 triệu đồng, IRR(TIP) tăng từ 18,39% lên 18,47% và IRR(EPV) tăng từ 21.59% lên 22.42%.

Vì vậy, khi càng tăng thêm khoản vay sẽ càng tận dụng được lá chắn thuế của lãi vay nên sẽ tăng được NPV của dự án. Dự án nên được khuyến khích vay thêm nhưng phải cân nhắc kỹ đến việc khoản vay tăng thêm phải đáp ứng khả năng trả nợ hằng năm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nhóm Tác giả. (2021). Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư. NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

2. Lê Anh. (2021). Giá vốn hàng bán và các cách tính hiệu quả để quản lý dịng tiền. Truy cập từ https://www.sapo.vn/blog/gia- von-hang-ban-va-cach-tinh

3. Lefaso. (2021). Số liệu sản xuất và xuất nhập khẩu ngành da giầy – 9 tháng, năm 2021. Truy cập từ http://lefaso.org.vn/chi-tiet- tin-tuc/26941/so-lieu-san-xuat-va-xuat-nhap-khau--nganh-da-giay-9-thang-nam-2021

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án Dự án nhóm (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w