Đánh giá tính khả thi của dự án về mặt tài chính

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án Dự án nhóm (Trang 39 - 41)

14. Tóm tắt kết quả thẩm định tài chính

14.1. Đánh giá tính khả thi của dự án về mặt tài chính

Bảng 14 - 1. Suất sinh lời kỳ vọng trên tổng mức đầu tư dự án

Hạng mục Tỷ lệ Lãi suấtthực Lãi suất danhnghĩa

Vốn cổ đông 44.44% 13.50% 18.04%

Vốn vay ngân hàng 55.56% 7% 11.28%

Suất sinh lời kỳ vọng của dự án: WACC=

%D*rd+%E*re 14.28%

Sử dụng lãi suất vay danh nghĩa và suất sinh lời yêu cầu của vốn cổ đơng danh nghĩa để tính được WACC=14.28%.  Tiêu chí NPV và IRR

Dựa vào kết quả ngân lưu vào và ngân lưu ra, áp dụng đối với trường hợp dòng tiền đầu tiên là âm và một số dòng tiền sau năm thứ nhất là dương, do đó ta xét tính khả thi về mặt dự án dựa trên 2 tiêu chí đánh giá gồm NPV và IRR.

Ở đó ta thấy, chỉ tiêu NPV và IRR xét trên cả 2 quan điểm gồm tổng đầu tư và chủ đầu tư đều thỏa mãn các quy tắc chấp nhận dự án, cụ thể:

NPV (TIP) = 6,420.30 (tr/VND) > 0 và lớn hơn tổng mức đầu tư; NPV (EPV) = 3,126.11 (tr/VND) > 0 và lớn hơn tổng mức đầu tư;

 Dự án mang tính khả thi cao

IRR (TIP) = 18.64% > WACC (14.28%) IRR (EPV) = 21.92% > WACC (14.28%)

 Dự án sinh lợi cao và hiệu quả đầu tư dự án lớn

 Tiêu chí thời gian hoàn vốn = 10.4 < Thời gian hoạt động của dự án (11 năm)

Theo quan điểm về quản trị, phương pháp thời gian thu hồi vốn thường được các công ty sử dụng khi đưa ra các quyết định đầu tư đối với các dự án khá nhỏ. Một cách hợp lý, phương pháp thời gian thu hồi vốn khác với phương pháp NPV và do vậy về mặt lý thuyết phương pháp này là khơng đúng. Do tính chủ quan trong xác lập thời gian thu hồi vốn chuẩn và việc bỏ qua dòng tiền sau mốc thời gian này, phương pháp thời gian thu hồi vốn rõ ràng có thể dẫn tới một số quyết định sai lầm nếu như những lợi ích khác được đề cập, các cơng ty đa phần sử dụng phương pháp này như một bộ lọc cho vô số quyết định đầu tư nhỏ mà họ thường xuyên gặp phải. Nghĩa rằng khi những vấn đề về kiểm sốt và đánh giá nhà quản trị khơng quan trọng bằng việc đưa ra các quyết định đầu tư thì tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn sẽ được ít sử dụng, đặc biệt là đối với những quyết định đầu tư quan trọng như xây dựng nhà máy sản xuất giày.

 Tiêu chí DSCR

Bảng 14 - 2. Hệ số trả nợ DSCR

DSCR -0.53 1.62 1.98 2.34 2.64 2.74 2.83 2.92

Mặc dù công ty sẽ không thể đáp ứng yêu cầu DSCR khi bắt đầu thời hạn cho vay, nhưng rủi ro không chi trả được các khoản nợ sẽ giảm dần ngay sau giai đoạn này và tổng nợ phải trả đối với vốn chủ sở hữu bị vi phạm vào năm 2 được điều chỉnh cho phần còn lại của thời hạn vay. Cho đến năm 3, chỉ số DSCR là hơn 1.2 và tới năm 9 chỉ số DSCR xấp xỉ gần bằng 3.0. Ngoài ra, chỉ số DSCR trung bình qua các năm ở mức 2.07, đây là một chỉ số DSCR khơng q cao do đó cho thấy doanh nghiệp chỉ đang chưa sử dụng những lợi thế tín dụng tốt nhất của các bên liên quan dẫn đến hệ số DSCR của năm 2 bị âm. Vậy nên đối với dự án xây dựng nhà máy xét trong trường hợp DSCR năm thứ 2 bị âm đã không thỏa mãn được yêu cầu đề ra đối với dự án, nhưng xét trên tổng thể bức tranh tài chính các năm sau đó thì khá lạc quan nên chỉ số này vẫn có thể coi là chấp nhận được, tuy nhiên rõ ràng chỉ số DSCR âm khiến các một số bên cho vay khơng hài lịng và điều này cần sự thuyết phục của chủ đầu tư đối với dự án của mình.

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án Dự án nhóm (Trang 39 - 41)

w