Chương 3 : PHẨM CHẤT VÀ KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO
3.1. Phẩm chất lãnh đạo
3.1.2. Năm cấp độ lãnh đạo
J C. Maxwell, trong tác phẩm “The 5 Levels of Leadership” nêu một hướng phân loại và phát triển các nhà lãnh đạo, đó là:
- Cấp độ 1: Nhà lãnh đạo chức danh
Đây là cấp độ cơ bản nhất của lãnh đạo, trong đó nhà lãnh đạo sử dụng quyền lực hợp pháp để gây ảnh hưởng tới cấp dưới của mình. Cần lưu ý rằng ở mức độ này, nhà lãnh đạo được lựa chọn bởi những người có thẩm quyền vì họ nhìn thấy tố chất cũng như tiềm năng lãnh đạo của người đó. Đây là cơ hội để phát triển khả năng lãnh đạo cũng như trách nhiệm phải xây dựng đội, nhóm và hồn thành mục tiêu của nhà lãnh đạo.
- Cấp độ 2: Sự cho phép
Ở cấp độ này, cấp dưới đi theo nhà lãnh đạo là do mong muốn của họ. Sự tương tác giữa nhà lãnh đạo và cấp dưới đã vượt qua giới hạn công việc thông thường. Nhà lãnh đạo sẽ khôngchỉ sử dụng quyền lực hợp pháp để gây ảnh hưởng nữa mà sẽ tập trung xây dựng mối quan hệ tích cực với cấp dưới. J C.Maxwell đã đưa ra một số nguyên tắc rất quan trọng và đúng đắn trong việc xây dựng mối quan hệ như sau:
Bất cứ một quá trình xây dựng quan hệ nào đều bắt đầu từ bản thân nhà lãnh đạo. Bí mật để kết nối và xây dựng mối quan hệ với mọi người là sự thấu hiểu và ưa thích chính bản thân mình.
Đối xử với mọi người theo cách mà mìnhmuốn mọi người đối xử với bản thân
Cân bằng giữa sự quan tâm và thẳng thắn. Quan tâm mà không thẳng thắn sẽ tạo ra những mối
quan hệ không hiệu quả trong công việc. Thẳng thắn mà thiếu sự quan tâm sẽ tạo ra khoảng cách.
Vì vậy nhà lãnh đạo ln phải cân bằng hai yếu tố này trong quá trình xây dựng mối quan hệ với cấp dưới.
- Cấp độ 3: Thành tích
Thành tựu là đặc điểm nổi bật để phân biệt những nhà lãnh đạo chức danh và những nhà lãnh đạo cấp độ 3. Ở cấp độ này, nhà lãnh đạo đem lại hiệu quả thật sự trong tổ chức và được thể hiện rõ ràng trong kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Nếu như ở cấp độ 1 và 2, nhà lãnh đạo chỉ đơn thuần tiếp nhận vị trí và xây dựng mối quan hệ thì tới cấp độ 3, họ đã khẳng định sự uy tín và tạo dựng được niềm tin bởi những thành tựu nhất định.
- Cấp độ 4: Phát triển con người
Ở một nấc thang cao hơn, nhà lãnh đạo hiểu rằng mọi thành tích cũng như hiệu quả đạt được ở cấp độ 3 sẽ không bền vững nếu như họ ngủ quên trên chiến thắng. Bản thân nhà lãnh đạo sẽ khơng làm được điều gì nếu thiếu đi những nhân viên xuất sắc và tận tụy với cơng việc. Vì vậy, nhà lãnh
đạo cấp độ 4 sẽ tập trung phát triển nhân viên của mìnhthành những nhà lãnh đạo thực thụ. Chính những nhà lãnh đạo “vệ tinh” này sẽ càng làm tăng thêm quyền uy và niềm tin đối với nhà lãnh
đạo, đồng thời cũng đảm bảo chắc chắn hơn về thành công lâu dài của doanh nghiệp.
- Cấp độ 5: Đỉnh cao lãnh đạo
Rất hiếm nhà lãnh đạo đạt tới cấp độ 5. Tương tự như với nhà lãnh đạo cấp độ 5 trong nghiên cứu của Jim Collins, J C. Maxwell cũng cho rằng ở cấp độ này, nhà lãnh đạo đã đạt được những thành tựu xuất chúng mà gần như khơng ai có thể làm được. Họ dường như trở thành một biểu tượng không chỉ trong tổ chức mà cịn cả trong tồn bộ lĩnh vực hoạt động của tổ chức đó. Họ để lại một di sản khổnglồ và những ảnh hưởng to lớn ngay cả khi đã khơng cịn làm việc nữa.
Nhận thức về 5 cấp độ lãnh đạo của J C. Maxwell bổ sung cho chúng ta cái nhìn sâu sắc hơn về các nhà lãnh đạo. Luôn khởi điểm với quyền lực hợp pháp khi được cất nhắc vào vị trí lãnh đạo, họ sẽ chứng minh cũng như thể hiện tài năng lãnh đạo của mình thơngqua việc xây dựng mối quan hệ với cấp dưới và việc lãnh đạo hoàn thành sứ mệnh của tổ chức. Tuy nhiên, để vượt qua vô vàn thử thách, xây dựng niềm tin, uy tín và đạt được các thành tựu xuất chúng là không dễ dàng. Nhà lãnh đạo cấp độ 5 chính là hình mẫu lý tưởng để họ phấn đấu và phát triển bản thân một cách mạnh mẽ và liên tục trong suốt quá trình lãnh đạo của mình và có sức hấp dẫn, truyền cảm hứng cho những người đi theo bởi một nhân cách lớn và một phong cách lãnh đạo hiệu quả xuất sắc, đáng ngưỡng mộ. Cách tiếp cận của học thuyết lãnh đạo dựa trên quyền lực và sự ảnh hưởng có chung một luận điểm quan trọng là quyền lực thực sự của lãnh đạo thể hiện qua mức độ ảnh hưởng của cá nhân họ đối với cấp dưới, nhân viên và sự phát triển của tổ chức. Sự ảnh hưởng, tác động tích cực của người lãnh đạo sẽ đạt mức độ cực đại khi họ dẫn dắt, xây dựng nên một tổ chức phát triển mạnh mẽ và bền vững, và đó chính là thước đo để cơng nhận họ là nhà lãnh đạo có quyền lực cao nhất, tài năng nhất.
3.2. Kỹ năng lãnh đạo
Để trở thành một nhà lãnh đạo ưu tú, ngoài yếu tố ngoại hình thì họ cần trang bị cho mình những kiến thức, kỹnăng khơng thể thiếu như: kỹnăng quản lý và lập kế hoạch, kỹnăng giao quyền hiệu quả, kỹnăng truyền cảm hứng và kỹnăng giao tiếp.
Kỹnăng quản lý và lập kế hoạch: Đây là một kỹnăng không thể thiếu của nhà lãnh đạo. Họ xây dựng tầm nhìn chiến lược cho cơng ty, đồng thời cũng phải quản lý và lập kế hoạch cho các mục tiêu mà cơng ty cần đạt tới. Có khảnăng quản lý và lập kế hoạch, thì nhà lãnh đạo mới có thể duy trì, phát triển và thay đổi được tầm nhìn chiến lược khi cần thiết.
Kỹ năng giao quyền hiệu quả: Nhà lãnh đạo phải biết phát hiện nhân tài – người có khả năng bổ
sung những khiếm khuyết của bạn thay vì biết cách khen ngợi mà hãy phân quyền và phân bổ công việc một cách hợp lý. Bên cạnh đó, người lãnh đạo cần phải có chính sách đãi ngộ đặc biệt cho những con người giỏi, những người dám đặt những mục tiêu vơ cùng thách thức và tìm cách để thực hiện nó.
Kỹnăng truyền cảm hứng: Biết cách truyền cảm hứng cho người khác và bạn sẽ nhận được những
điều mà bạn mong đợi khi bạn quan tâm nhiều đến họ. Muốn trởthành nhà lãnh đạo giỏi, bạn cần phải hiểu nhân viên của mình, biết lắng nghe và chia sẻ với cấp dưới chứ không phải chỉ biết ra lệnh và quát tháo. Khi có vấn đề rắc rối, phải đặt mình vào hồn cảnh cụ thểđể từđó có hướng giải quyết hợp tình hợp lý.
Kỹnăng giao tiếp: Nhà lãnh đạo phải có một kỹnăng giao tiếp tốt bằng cảvăn nói và văn viết, vì
điều đó sẽ bộc lộđược khảnăng nhiều mặt của bạn và có ảnh hưởng không nhỏ tới sự thành công của công ty. Muốn thuyết phục được nhân viên tin mình, theo mình, nhà lãnh đạo phải biết cách truyền đạt thông tin. Muốn thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên, nhà lãnh đạo phải biết cách khuyến khích, động viên, hay muốn có các bản hợp đồng, nhà lãnh đạo cũng phải biết cách thương thuyết