Các tính chất của BC nhƣ độ cứng , độ dính, độ dai và ảnh hƣởng của dung
dịch đƣờng, muối, các chất gum (HM pectin, LM pectin) lên tính chất của BC đã đƣợc nghiên cứu. Các mảnh BC có độ cứng là 3,68kg/cm2. Độ cứng của các miếng BC giảm khi BC đƣợc nhúng vào dung dịch đƣờng, HM pectin, LM pectin, carrageenan và độ cứng tăng lên khi đƣợc nhúng vào dung dịch muối [22].
Sản phẩm của BC có nhiều đặc tính phù hợp với các yêu cầu của chất mang trong kỹ thuật cố định tế bào vi sinh vật:
- BC có tính chất cơ lý bền và ổn định: độ chịu lực của BC khá cao, gần bằng với độ chịu lực của nhơm. Tính chất cơ lý bền và ổn định của BC giúp cho chất mang chịu đƣợc sự tác động của môi trƣờng nhƣ khuấy trộn hoặc các áp lực [5].
- Chất mang BC có thể tạo hình dạng phù hợp thiết bị phản ứng sinh học: hình dạng, kích thƣớc của sản phẩm BC rất đa dạng và có thể chủ động tạo ra kích thƣớc mong muốn (đối với S-BC). Đây là ƣu điểm của BC so với các chất mang khác [1], [5].
- BC có khả năng giữ nƣớc và độ ẩm cao [5].
- BC là dạng polymer có độ tinh sạch cao, khơng chứa lignin và hemicellulose. BC có thể dễ dàng bị phân hủy bởi một số nhóm vi sinh vật. Vì vậy, BC đƣợc xem là nguồn vật liệu mới có nhiều ƣu thế trong tƣơng lai.
- Trọng lƣợng nhẹ, kích thƣớc ổn định, sức căng và độ bền sinh học cao [5],[9],[50].
- BC đã qua xử lý khơng gây tác động kìm hãm đến hoạt động sống của tế bào vi sinh vật cố định. Sau giai đoạn xử lý, BC chỉ là giá thể trơ về mặt hóa học do đó khơng gây tác động kìm hãm đến hoạt động sống của vi sinh vật cố định [5].
- Giá thể BC có độ trƣơng nở tốt giúp cho sự khuếch tán của cơ chất, sản phẩm. Môi trƣờng trong và ngồi chất mang khơng có sự khác biệt giúp cho vi sinh vật cố định giữ nguyên các đặc điểm của tế bào tự do [5].
Tuy nhiên BC cũng có nhƣợc điểm là khơng thể cố định những vi sinh vật sản sinh ra cellulase vì enzyme nay sẽ phân hủy cellulose dùng làm chất mang [5].
Có rất nhiều nghiên cứu về BC và ứng dụng của nó trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về BC sử dụng làm chất mang trong việc cố định vi sinh vật vẫn cịn q ít, mang tính chất thăm dị và chƣa có nhiều cơng bố khoa học cụ thể. Nguồn cellulose thực vật đã là chất mang kinh điển trong kỹ thuật cố định tế bào vi sinh vật. Các nghiên cứu cơ bản đều chứng minh BC của A.xylinum nhƣ là lớp màng bảo vệ và nhốt vi khuẩn, đã gợi mở cho chúng tôi theo hƣớng ứng dụng mới này.
CHƢƠNG 3 – VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
3.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
Địa điểm: Phịng thí nghiệm Bộ mơn Cơng nghệ Sinh học, Khoa kỹ thuật Hóa học, Trƣờng Đại học Bách Khoa Tp.HCM.
Thời gian: Từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 7 năm 2008.