Lý luận vềchuyển quyền sử dụngnhãn hiệu

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. (Trang 41 - 67)

2.1.1. Khái quát chung về nhãn hiệu và quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

2.1.1.1. Khái niệm, chức năng và phân loại nhãn hiệu

Khoảng 4000 năm trước đây, thợ thủ công Trung Quốc, Ấn Độ và Ba Tư đã sử dụng chữ ký của họ hoặc biểu tượng để phân biệt sản phẩm của họ. Thợ gốm La Mã đã sử dụng hơn 100 dấu hiệu khác nhau để phân biệt các tác phẩm của mình, nổi tiếng nhất là nhãn hiệu FORTIS mà nhiều sản phẩm giả đã bắt chước. Người ta tin rằng các thợ thủ cơng đó đã sử dụng nhãn hiệu cho nhiều mục đích: Bao gồm sử dụng để quảng cáo cho người làm ra các sản phẩm đó, làm bằng chứng để khẳng định các sản phẩm thuộc về một thương gia cụ thể nào đó khi có tranh chấp về sở hữu cũng như sử dụng để đảm bảo về chất lượng [25, tr.149-150].

Bước vào thời kỳ Phục Hưng, khi Đế chế La Mã tan rã, những tài liệu miêu tả việc sử dụng các dấu hiệu trong thời kỳ này khơng được tìm thấy nhiều. Tuy nhiên, có một thực tế khơng thể phủ định là các dấu hiệu vẫn khơng ngừng được sử dụng với mục đích khác nhau trong suốt thời gian này. Thoạt đầu, các dấu hiệu được sử dụng để xác định nhà sản xuất với mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng. Sau đó, các dấu hiệu lại được sử dụng để xác định sự gắn bó, mối liên kết giữa nhà sản xuất với một phường, hội nhất định, đồng thời để bảo hộ sự độc quyền của các phường hội này. Có thể thấy, các dấu hiệu trong giai đoạn sau thường được sử dụng với vai trị thể hiện lợi ích của nhà sản xuất hơn mục đích bảo vệ người tiêu dùng.

Đến giai đoạn sau, các nhà sản xuất sử dụng dấu hiệu để xác định thương hiệu của họ trên thị trường. Các dấu hiệu đã chính thức được pháp luật cơng nhận giá trị tương đương với những tài sản khác.

Như vậy, trong thời kỳ đầu của lịch sử loài người, việc sử dụng các dấu hiệu trên các hàng hố mặc dù cịn đơn giản nhưng các dấu hiệu đó đã được coi là “nhãn hiệu” dùng để nhận biết nguồn gốc của các hàng hoá của các chủ sở hữu khác nhau. Trong thời kỳ này chưa có tự do cạnh tranh thương mại nhưng các dấu hiệu này đã trở thành công cụ nhằm loại bỏ sự nhầm lẫn sản phẩm của các chủ sở hữu khác nhau trong quá trình vận chuyển, xác định sản phẩm thuộc về chủ sở hữu hợp pháp.

Khi sản xuất phát triển, được đánh dấu bằng hàng loạt các cuộc Cách mạng khoa học thứ nhất, thứ hai và thứ ba, nhu cầu bn bán, xuất khẩu hàng hố ngày càng tăng, vượt ra khỏi tầm quốc gia, các nhãn hiệu bắt đầu đóng một vai trị quan trọng. Cơng nghiệp hố, hiện đại hố và sự phát triển của kinh tế thị trường cho phép các nhà sản xuất và các thương gia cạnh tranh đưa đến cho người tiêu dùng sự lựa chọn đa dạng cho hàng hố, dịch vụ cùng chủng loại. Cơng cụ để phân biệt hàng hố, dịch vụ cùng loại đó chính là “nhãn hiệu”. Thơng qua nhãn hiệu, người tiêu dùng có thể nhận biết và lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ mà mình ưa dùng hoặc muốn mua mà khơng sợ bị nhầm lẫn hoặc mất nhiều thời gian lựa chọn.

Như vậy, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp này với hàng hoá hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác. Từ những dấu hiệu đầu tiên mang tính truyền thống như từ ngữ hay biểu tượng, phạm vi dấu hiệu được bảo hộ là nhãn hiệu không ngừng được mở rộng [67, tr.90].

Dưới góc độ pháp luật quốc tế, Cơng ước Paris năm 1883 về bảo hộ SHCN (gọi tắt là “Công ước Paris”) khơng đưa ra khái niệm “nhãn hiệu” là gì. Tương tự như vậy Thoả ước Madrid (năm 1891) và Nghị định thư Madrid (năm 1989) về đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu (gọi tắt là “Hệ thống Madrid) cũng không đưa ra định nghĩa về “nhãn hiệu”. Việc không định nghĩa thế nào là “nhãn hiệu” trong Công ước Paris và Hệ thống Madrid là một quy định mở nhằm mục đích để cho các quốc gia thành viên của cơng ước có thể tự đưa ra khái niệm riêng về “nhãn hiệu” của mình trong pháp luật quốc gia cho phù hợp với đặc điểm của quốc gia mình. Tuy nhiên, đến năm 1995 khi Hiệp định TRIPS về các khía cạnh liên quan thương mại của quyền SHTT (gọi tắt là “Hiệp định TRIPS”) có hiệu lực thì khái niệm về

“nhãn hiệu” đã được quy định rõ trong Hiệp định. Điều 15 Hiệp định TRIPS quy định: “Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt

hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hố hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp khác, đều có thể làm nhãn hiệu. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình học và tổ hợp các mầu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng ký làm nhãn hiệu”.

Theo khái niệm này, để được đăng ký làm nhãn hiệu thì cần phải có hai điều kiện:

Thứ nhất, là một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu. Các dấu hiệu đó có thể

nhìn thấy được hoặc khơng nhìn thấy được.

Thứ hai, là có khả năng phân biệt hàng hố hoặc dịch vụ cùng loại của một

doanh nghiệp với hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp khác.

Hiệp định TRIPS là điều ước quốc tế đầu tiên đưa ra khái niệm về nhãn hiệu. Theo Hiệp định TRIPS, việc xác định một dấu hiệu bất kỳ có thể đăng ký làm nhãn hiệu hay khơng là căn cứ vào mục đích sử dụng và tính phân biệt của các dấu hiệu đó. Đây cũng là cách tiếp cận mang tính phổ biến của nhiều quốc gia khi đưa ra khái niệm về nhãn hiệu trong pháp luật của mình, hình thành một cách hiểu chung tương đối thống nhất về nhãn hiệu.

Dưới góc độ pháp luật quốc gia, Khoản 16 Điều 4 Luật SHTT Việt Nam năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 và 2022 (gọi tắt là “Luật SHTT”) quy định:

“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.

Khả năng phân biệt là điều kiện tiên quyết để nhãn hiệu được bảo hộ theo pháp luật SHTT. Tuy nhiên, không phải bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệt cũng có thể trở thành nhãn hiệu. Theo Điều 72 của Luật SHTT Việt Nam thì một nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ hai tiêu chí sau:

(1) Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện dưới dạng đồ hoạ;

(2) Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của chủ thể khác.

Khái niệm nhãn hiệu được đưa ra trong quy định tại Luật SHTT của Việt Nam là một khái niệm mang tính khái quát và phù hợp với thực tiễn cũng như quy định của các điều ước quốc tế. Điều này thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất, nhãn hiệu dùng để chỉ những dấu hiệu phân biệt hàng hoá, dịch vụ

cùng loại của các chủ thể khác nhau. Khái niệm đã xác định được chức năng của nhãn hiệu là chức năng “phân biệt hàng hố, dịch vụ”.

Thứ hai, khái niệm khơng đưa ra giới hạn hay liệt kê những yếu tố được đăng

ký là nhãn hiệu.

Ngoài ra, quy định cho phép đăng ký nhãn hiệu âm thanh được bổ sung vào Luật SHTT được sửa đổi năm 2022 cũng đã thể hiện sự phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, trong đó có Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP).

* Các chức năng cơ bản của nhãn hiệu

(i) Chức năng phân biệt hàng hố, dịch vụ

Mỗi hàng hố/dịch vụ có cùng cơng dụng có thể được nhiều chủ thể cung cấp trên thị trường, chất lượng giữa chúng có thể khác biệt nhau. Nếu hàng hoá/dịch vụ của các chủ thể khác nhau khơng mang nhãn hiệu thì người tiêu dùng khó có thể lựa chọn chúng cho mình. Nhưng thơng qua nhãn hiệu, người tiêu dùng có thể nhận biết mỗi hàng hố/dịch vụ phù hợp với thị hiếu và khả năng kinh tế của mình [17, tr.178]. Do vậy, nhãn hiệu ln có chức năng cơ bản giúp người tiêu dùng phân biệt hàng hoá/dịch vụ của các chủ thể khác nhau cung cấp trên thị trường bằng việc thông tin đến khách hàng về chủ sở hữu hàng hố/dịch vụ mang nhãn hiệu.

Chức năng thơng tin và chỉ dẫn của nhãn hiệu thể hiện ở chỗ: thơng qua những hình ảnh, ngơn ngữ hoặc các dấu hiệu khác, người tiêu dùng có thể nhận biết được giá trị sử dụng của hàng hoá [18].

Nhãn hiệu cịn là cơng cụ để truyền tải tới người tiêu dùng uy tín của doanh nghiệp được thể hiện thơng qua chất lượng hàng hoá/dịch vụ - được pháp luật bảo hộ và coi đó là TSTT của doanh nghiệp. Nhãn hiệu khơng chỉ tồn tại với tư cách là thông tin chỉ dẫn của hàng hố/dịch vụ mà trong nhiều trường hợp nó cịn thể hiện nội dung của hàng hoá/dịch vụ.

(iii) Chức năng định vị

Chức năng định vị của nhãn hiệu thể hiện ở sự cảm nhận của người tiêu dùng về sự khác biệt, tin tưởng khi tiêu dùng hàng hố, dịch vụ mà mình lựa chọn. Sự cảm nhận của người tiêu dùng được hình thành tổng hợp từ các yếu tố của nhãn hiệu như màu sắc, tên gọi, biểu trưng, âm thanh, khẩu hiệu và đặc biệt là chất lượng của hàng hoá/dịch vụ.

(iv) Chức năng kinh tế

Nhãn hiệu mang trong nó một giá trị hiện tại và tiềm năng. Giá trị đó được thể hiện rõ nhất khi chuyển giao nhãn hiệu (bao gồm “chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu” và “chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu”). Nhãn hiệu được coi là tài sản vơ hình và rất có giá trị đối với doanh nghiệp. Giá trị của nhãn hiệu rất khó định đoạt nhưng nhờ những lợi thế mà nhãn hiệu mang lại, hàng hoá/dịch vụ sẽ bán được nhiều hơn, thậm chí với giá cao hơn và dễ thâm nhập vào thị trường hơn.

Giá trị của nhãn hiệu khơng tự nhiên mà có, nó được tạo ra với nhiều khoản đầu tư và chi phí khác nhau, những chi phí đó tạo nên giá trị của nhãn hiệu. Ngoài ra, sự nổi tiếng của nhãn hiệu sẽ làm cho giá của nhãn hiệu đó tăng lên gấp bội và đó chính là chức năng kinh tế của nhãn hiệu. Lợi nhuận hiện tại và tiềm năng mà doanh nghiệp có được nhờ sự nổi tiếng của nhãn hiệu sẽ quy định giá trị của nhãn hiệu.

Việc phân loại nhãn hiệu có ý nghĩa rất lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn. Trước hết, phân loại nhãn hiệu cho phép xác định đặc trưng của một loại nhãn hiệu – đặc trưng này không chỉ ảnh hưởng tới yếu tố cảm nhận nhãn hiệu trong người tiêu dùng, tới tính chất của việc sử dụng nhãn hiệu mà còn ảnh hưởng tới cả q trình đăng ký nhãn hiệu đó. Phân loại nhãn hiệu còn ảnh hưởng tới việc xác định chế độ pháp lý đối với từng loại nhãn hiệu cũng như giúp cho việc phân biệt nhãn hiệu với các dấu hiệu dùng để phân biệt khác như KDCN, tên thương mại, CDĐL...

Nhãn hiệu có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau:

Thứ nhất, phân loại theo hình thức (nhãn hiệu từ ngữ; nhãn hiệu chữ, chữ số;

nhãn hiệu hình ảnh; nhãn hiệu hình khối; nhãn hiệu kết hợp; nhãn hiệu đặc biệt như âm thanh, mùi vị, ánh sáng) [2];

Thứ hai, phân loại theo số lượng chủ thể của nhãn hiệu: nhãn hiệu cá nhân,

nhãn hiệu tập thể;

(i) Nhãn hiệu cá nhân: là nhãn hiệu thuộc sở hữu của một cá nhân.

(ii) Nhãn hiệu tập thể: là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hố, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

Thứ ba, phân loại theo mức độ nổi tiếng: nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu

nổi tiếng;

(i) Nhãn hiệu thông thường: là nhãn hiệu được bảo hộ thông qua việc được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu nhãn hiệu để khẳng định quyền sở hữu nhãn hiệu của chủ thể này.

(ii) Nhãn hiệu nổi tiếng:

Thuật ngữ “nhãn hiệu nổi tiếng” đã từng được đề cập trong Công ước Paris về bảo hộ quyền SHCN (Điều 6bis) và tiếp tục được ghi nhận sửa đổi hoàn thiện hơn trong Hiệp định TRIPS (Điều 16). Khoản 20 Điều 4 Luật SHTT quy định “Nhãn

hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”.

Khác với nhãn hiệu thơng thường, nhãn hiệu nổi tiếng có cơ chế bảo hộ riêng. Quyền sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

Thứ tư, phân loại theo tính chất của nhãn hiệu: nhãn hiệu thơng thường, nhãn

hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết.

(i) Nhãn hiệu chứng nhận (Certification Mark): là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác nhau sử dụng trên hàng hố, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an tồn hoặc các đặc tính khác của hàng hố, dịch vụ mang nhãn hiệu.

(ii)Nhãn hiệu liên kết (Integrated Marks): là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau cho hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.

Thứ năm, phân loại theo đối tượng sử dụng của nhãn hiệu: nhãn hiệu hàng

hoá, nhãn hiệu dịch vụ.

(i) Nhãn hiệu hàng hoá (Trade mark): là nhãn hiệu gắn lên hàng hố/bao bì hàng hố, dùng để phân biệt hàng hố cùng loại của các chủ thể sản xuất khác nhau. Nhãn hiệu hàng hố có thể gắn trực tiếp lên hàng hố như ơ tơ, xe máy, ti vi... nhưng cũng có những loại hàng hố mà khơng thể gắn nhãn hiệu lên được như nước uống, bia, rượu, gạo, cà phê... mà chỉ có thể gắn lên bao bì hàng hố.

(ii)Nhãn hiệu dịch vụ (Service mark): là nhãn hiệu gắn lên phương tiện dịch vụ hoặc biển hiệu dịch vụ, dùng để phân biệt dịch vụ cùng loại của các chủ thể kinh doanh khác nhau.

2.1.1.2. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và nội dung của quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

Quyền SHCN được hiểu theo hai nghĩa:

Hiểu theo nghĩa khách quan: Quyền SHCN là pháp luật về SHCN hay nói cách khác là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh sau khi con người sáng tạo ra sản phẩm trí tuệ và được pháp luật coi là đối

tượng SHCN. Với nghĩa này, quyền SHCN là quyền sở hữu đối với tài sản vơ hình, mặt khác, quyền SHCN còn bao gồm các quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Hiểu theo nghĩa chủ quan: quyền SHCN là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với các đối tượng SHCN.

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Luật SHTT quy định “Quyền SHCN là

quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, CDĐL, BMKD do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh”.

Như vậy, với quy định trên trong Luật SHTT, có thể hiểu khái niệm quyền SHCN đối với nhãn hiệu là quyền của tổ chức, cá nhân đối với nhãn hiệu do mình sở hữu. Tuy nhiên, nhãn hiệu với tư cách là một đối tượng của quyền SHCN và cũng là một loại tài sản trí tuệ nên quyền năng chiếm hữu thực tế của chủ sở hữu đối với loại tài sản này rất khó và hầu như khơng thực hiện được. Vì vậy, khả năng chủ thể tự xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu thông qua thực tế chiếm hữu và

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. (Trang 41 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(169 trang)
w