Cơ sở pháp luật vềchuyển quyền sử dụngnhãn hiệu

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. (Trang 72)

2.4.1. Cơ sở pháp luật Việt Nam về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu

Pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu thuộc hệ thống luật tư dựa trên nền tảng của pháp luật dân sự, do đó, hệ thống pháp luật Việt Nam về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu sẽ bao gồm: Luật SHTT, Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Bộ luật Dân sự... và các văn bản pháp luật có liên quan hướng dẫn thi hành.

2.4.1.1. Luật SHTT và các văn bản pháp luật có liên quan

Luật SHTT là luật chuyên ngành điều chỉnh các vấn đề liên quan đến quyền SHTT trong đó có chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Các quy định pháp lý về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu hiện nay chưa được quy định riêng trong Luật SHTT mà được quy định chung cùng với các đối tượng SHCN khác từ Điều 141 đến Điều 144 thông qua các quy định về “chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN”. Cụ thể hoá các quy định về chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN trong đó có chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu tại Luật SHTT có các Nghị định, Thơng tư hướng dẫn bao gồm: Nghị định 103/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định 122/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về SHCN (Điều 26) và Thông tư 01/2007/TT-BKHCN được sửa đổi, bổ sung bằng Thông tư 16/2016/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ- CP (Điều 47-49).

2.4.1.2. Luật Thương mại

Chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là một hoạt động thương mại bởi đây là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi nên cũng có thể áp dụng các quy định của Luật thương mại để điều chỉnh. Ngoài ra, hoạt động NQTM cũng được điều chỉnh bởi các quy định của Luật Thương Mại.

2.4.1.3. Luật Doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp là văn bản pháp lý chứa đựng các quy phạm pháp luật quy định về điều kiện, trình tự thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp sẽ điều chỉnh các vấn đề liên quan đến chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu thơng qua hoạt động góp vốn vào doanh nghiệp.

2.4.1.4. Bộ luật dân sự

Giao dịch chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu thực chất là một loại giao dịch dân sự dựa trên sự tự do ý chí và tự do thoả thuận của các bên tham gia giao dịch. Do đó, nếu các bên không thỏa thuận cụ thể và luật chuyên ngành SHTT, Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp khơng điều chỉnh thì việc giải quyết các tranh chấp phát sinh hoặc việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch sẽ do Bộ luật dân sự điều chỉnh - một văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh chung các giao dịch dân sự trong đó có giao dịch chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu.

2.4.2. Một số điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên chứa đựng các quy định về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu

Hiện nay có rất nhiều điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên chứa đựng các quy định về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu song trong luận án, tác giả chỉ liệt kê một số điều ước quốc tế đa phương có nội dung liên quan đến việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Cụ thể:

2.4.2.1. Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT

Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT (gọi tắt là “Hiệp định TRIPS”) được ký kết vào 15/4/1994, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/1995 cùng với sự ra đời của WTO đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong pháp luật quốc tế về quyền SHTT nói chung và quyền SHCN nói riêng. Việt Nam đã là thành viên của Hiệp định TRIPS cũng như là thành viên của WTO.

Điều 21 của Hiệp định TRIPS quy định về việc chuyển quyền sử dụng (cấp li- xăng) và chuyển quyền sở hữu đối với nhãn hiệu, trong đó, cho phép các thành viên tham gia Hiệp định có quyền quy định các điều kiện để cấp li-xăng. Hiệp định TRIPS cũng quy định về việc không cho phép các quốc gia thành viên của Hiệp định quy định việc chuyển quyền sử dụng không tự nguyện (li-xăng cưỡng bức) đối với nhãn hiệu.

Điều 40 Hiệp định TRIPS quy định về việc “kiểm soát hoạt động chống cạnh tranh trong các li-xăng theo hợp đồng” ghi nhận rằng các quốc gia thành viên có thể cụ thể hố trong pháp luật quốc gia các hoạt động hoặc điều kiện cấp li-xăng quyền

SHTT mà trong một số trường hợp cụ thể các quy định pháp lý này có thể tạo ra việc lạm dụng quyền SHTT, gây ảnh hưởng xấu cho hoạt động cạnh tranh trên thị trường tương ứng. Mặt khác, Điều 40 cũng quy định rằng các quốc gia thành viên có thể đưa ra các biện pháp thích hợp, phù hợp với các điều khoản khác của Hiệp định để ngăn ngừa và khống chế các hoạt động có hại đó. Các biện pháp này có thể bao gồm các điều kiện buộc bên được chuyển quyền cấp li-xăng ngược lại cho bên chuyển chuyển quyền quyền li-xăng độc quyền, điều kiện nhằm ngăn cấm việc không thừa nhận hiệu lực của quyền SHTT và việc cấp li-xăng trọn gói.

2.4.2.2. Hiệp định Đối tác tồn diện và tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP)

11 quốc gia baogồm Nhật Bản, Canada, Australia, Mexico, Malaysia, Singapore, Chile, Việt Nam, Peru, New Zealand và Bruneiđã ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP) vào ngày 08.3.2018 và chính thức có hiệu lực từ ngày 30.12.2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hồn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm Mehico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia. Đối với Việt Nam, Hiệp định có hiệu lực từ ngày 14.01.2019.

Trong Hiệp định CPTPP, Chương 18 là chương về SHTT và tại Điều 18.27 đã quy địnhkhơng bắt buộc về hình thức đăng ký của hợp đồng đối với giao dịch chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Cụ thể như sau:

Không Bên nào được yêu cầu ghi nhận hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu:

(a) nhằm thiết lập hiệu lực của hợp đồng chuyển quyền sử dụng; hoặc

(b) như là điều kiện để việc sử dụng nhãn hiệu bởi người nhận chuyển quyền sử dụng được xem như là sử dụng bởi người nắm quyền trong thủ tục liên quan tới việc xác lập, duy trì và thực thi nhãn hiệu.

Như vậy, các hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có giá trị pháp lý mà không phụ thuộc vào bất cứ một yêu cầu nào về hình thức của hợp đồng, tức là hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu không phải thực hiện một thủ tục đăng ký pháp lý nào mà vẫn có hiệu lực. Từ quy định trên, các quốc gia tham gia Hiệp định

CPTPP phải có những cam kết về SHTT khi tham gia Hiệp định này bằng cách sửa đổi các quy định pháp luật của mình sao cho phù hợp với Hiệp định đa phương này.

Kết luận chương 2

Chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chủ thể được chủ sở hữu đồng ý cho phép cá nhân, tổ chức khác sử dụng nhãn hiệu trong một khoảng thời gian nhất định, trong một phạm vi nhất định, trong đó nhãn hiệu được chuyển quyền sử dụng phải thuộc phạm vi quyền sử dụng của bên chuyển quyền. Hiện nay, có nhiều hình thức chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu khác nhau như chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu thông qua hợp đồng cho phép sử dụng (li- xăng) gồm có chuyển quyền sử dụng độc quyền và chuyển quyền sử dụng không độc quyền; chuyển quyền sử dụng sơ cấp và chuyển quyền sử dụng thứ cấp; chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu thơng qua NQTM; chuyển quyền sử dụng thơng qua hình thức góp vốn bằng quyền sử dụng nhãn hiệu. Pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa bên chuyển quyền và bên nhận quyền trong quá trình thực hiện hoạt động chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu – là pháp luật tư, dựa trên nền tảng của pháp luật dân sự, pháp luật SHTT, pháp luật thương mại và nhằm mục đích bảo vệ sự đầu tư, uy tín của chủ sở hữu nhãn hiệu và quyền lợi của người tiêu dùng. Các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia làm thành viên sẽ bao gồm các quyền và nghĩa vụ mà Việt Nam buộc phải hoàn thiện pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu tương thích với những cam kết đó. Với việc nêu ra lý luận về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu và lý luận pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu trong Chương 2 sẽ là tiền đề quan trọng cho việc nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật trong Chương 3.

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1 Q trình phát triển luật sở hữu trí tuệ hiện hành điều chỉnh việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu

Năm 2005 đánh dấu sự ra đời của Luật SHTT – đạo luật chuyên ngành thống nhất đầu tiên ở Việt Nam chứa đựng nguồn cơ bản điều chỉnh các quan hệ về SHTT. Luật SHTT được xây dựng trên nguyên tắc tạo ra một đạo luật thống nhất chuyên ngành về SHTT, quy định cụ thể để hạn chế các văn bản dưới luật và tạo điều kiện cho các chủ thể thi hành, trong đó bao quát được những vấn đề đặc thù của quan hệ pháp luật SHTT. Trong mối quan hệ với các đạo luật khác, Luật SHTT được xây dựng dựa trên tinh thần tránh chồng chéo, mâu thuẫn, những vấn đề đặc thù mà pháp luật chung không điều chỉnh hoặc khơng phù hợp thì được quy định cụ thể trong Luật SHTT. Sau khi ban hành Luật SHTT năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất vào năm 2009), có 16 Nghị định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật SHTT được ban hành, trên cơ sở đó, Bộ Khoa học và cơng nghệ phối hợp với các Bộ liên quan đã chủ trì xây dựng 19 Thơng tư và Thơng tư liên tịch hướng dẫn thi hành Luật SHTT và các Nghị định nêu trên. Các Nghị định và Thông tư hướng dẫn thi hành Luật SHTT bao gồm các quy định về việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu như: Nghị định 103/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định 122/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về SHCN và Thông tư 01/2007/TT-BKHCN được sửa đổi, bổ sung bằng Thông tư 05/2013/TT-BKHCN đã hướng dẫn chi tiết hơn về hồ sơ và thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền SHCN trong đó có hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Ngồi ra cịn có 34 văn bản pháp luật (từ Bộ luật, Luật, Nghị định, Thông tư) điều chỉnh các lĩnh vực quản lý chuyên ngành khác cũng có một số quy định liên quan đến lĩnh vực SHTT [57]. Có thể nói, hệ thống văn bản pháp luật về SHTT nói chung là tương đối đầy đủ, các quy định về chuyển quyền sử dụng các

đối tượng của quyền SHTT trong đó có nhãn hiệu cũng được hồn thiện dần đáp ứng các nhu cầu thực tiễn.

Ngày 14.6.2019, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật SHTT (có hiệu lực vào 01.11.2019) để phù hợp với những cam kết của Việt Nam khi gia nhập Hiệp định đối tác tồn diện và tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP). Theo đó, có sự điều chỉnh liên quan đến quy định về các hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, đó là các hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu sẽ không phải đăng ký tại cơ quan nhà nước về SHCN thì mới có giá trị pháp lý với bên thứ ba. Các quy định về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu hiện nay trong Luật SHTT được quy định chung cùng với các quy định về chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN (từ Điều 141 đến Điều 144 quy địnhvềchuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, từ Điều 148 và Điều 149 Luật SHTT quy định về hiệu lực của hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN và hồ sơ đăng ký hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN).

Có thể nhận thấy rằng, pháp luật Việt Nam về chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN nói chung và chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu nói riêng đã đáp ứng một cách tương đối yêu cầu của thực tiễn. Các văn bản pháp luật được hoàn thiện dần theo thời gian, từng bước đáp ứng được với các văn bản pháp luật quốc tế và các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, hệ thống pháp luật của Việt Nam về SHTT khơng ngừng được hồn thiện sau khi Luật SHTT ra đời vào năm 2005. Các ưu điểm của hệ thống văn bản pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu:

Thứ nhất, pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu tạo cơ sở pháp lý đầy đủ và đồng bộ để từng bước tạo điều kiện để các bên tham gia giao dịch chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu được thuận lợi

Pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu không nằm trong một văn bản quy phạm pháp luật độc lập mà tập hợp của nhiều văn bản pháp luật của những ngành luật khác nhau, ở những thứ bậc khác nhau nhưng đã có sự đồng bộ, thống nhất nhất định. Xét ở cấp độ tổng quát, những vấn đề riêng, đặc thù của việc chuyển quyền sử dụng đối với đối tượng SHCN nói chung và chuyển quyền sử dụng nhãn

hiệu nói riêng được quy định trong Luật SHTT, cịn trình tự, thủ tục liên quan đến việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu được quy định trong các văn bản hướng dẫn thi hành Luật SHTT hoặc các văn bản pháp luật khác có liên quan. Các quy phạm pháp luật về nội dung và các quy phạm pháp luật về thủ tục về cơ bản là thống nhất với nhau, khơng chồng chéo và ít mâu thuẫn.

Tính đồng bộ và thống nhất của pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cịn thể hiện ở sự thống nhất, tương thích giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế. Đối chiếu với những cam kết quốc tế mà chúng ta đang tham gia và đang có hiệu lực thi hành thì hiện tại pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu của Việt Nam đang được thừa nhận là phù hợp với chuẩn mực phổ cập của thế giới.

Thứ hai, pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cơ bản đảm bảo tính minh bạch và cơng khai trong xây dựng pháp luật

Đa phần các quy phạm pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nội dung rõ ràng, dễ hiểu, đơn nghĩa. Pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có thể dễ dàng tiếp cận thơng qua rất nhiều các hình thức khác nhau như tra cứu qua hệ thống công báo, qua mạng internet, các tài liệu phổ biến, tuyên truyền của các cơ quan nhà nước... đã thể hiện sự công khai, minh bạch cần thiết và cơ bản đáp ứng được yêu cầu thực tiễn xã hội cũng như nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân.

Thứ ba, pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu đảm bảo cân bằng lợi ích giữa chủ thể quyền, người tiêu dùng và lợi ích tồn xã hội.

Các quy định về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu đã đảm bảo được sự bình đẳng và tự do giao kết hợp đồng của các bên chủ thể tham gia giao dịch, đã bảo vệ được quyền lợi của bên yếu thế hơn trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu đó là bên được chuyển quyền (thể hiện ở những quy định về hợp đồng khơng có các điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên chuyển quyền). Mặt khác, pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cũng vẫn đảm bảo được những chuẩn mực kinh doanh lành mạnh (thể hiện ở những quy định về xử lý vi phạm, tranh chấp trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu) từ đó bảo vệ được lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích của toàn xã hội.

3.2. Thực trạng pháp luật về nội dung chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu và thựctiễn thực hiện tại Việt Nam tiễn thực hiện tại Việt Nam

Bản chất của chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép những người khác sử dụng nhãn hiệu đó kèm theo các điều kiện và điều khoản được hai bên đồng ý [92]. Nội dung của việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu gắn liền với việc các bên thoả thuận và thống nhất những điều khoản trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Do đó, khi ký kết hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu thì các nội dung trong hợp đồng mà các bên tham gia thoả thuận

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(169 trang)
w