Tình hình chung

Một phần của tài liệu Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc mặt chủ quan theo pháp luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn tại tỉnh thanh hóa) (Trang 66)

e cr s

2.1. Thực tiễn áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hìnhsự thuộc mặt

2.1.1. Tình hình chung

Thanh Hóa là tỉnh ở khu vực Bắc Trung bộ, có diện tích khá lớn, phía Đơng giáp biến, phía Tây cỏ đường biên giới với Lào. Mặc dù là địa phương có điều kiện kinh tế khá phát triển, nhung kiến thức pháp luật cùa người dân còn gặp nhiều hạn chế, rất nhiều vấn đề pháp lý phát sinh mà chưa biết giải quyết như thế nào. Với khoảng 28 Tòa án nhân dân (TAND) trên địa bàn tinh Thanh Hóa (TAND tỉnh Thanh Hóa, TAND thành phố Thanh Hóa, TAND thị xã Bỉm Sơn, TAND thị xã sầm Sơn, TAND huyện Như Thanh, TAND huyện Hậu Lộc,...) nên số lượng các vụ án thụ lý trong khoảng 5 năm gần đây (từ năm 2016 đến 30/09/2020) là 10.572 vụ việc các loại; đã giải quyết 9.910 vụ việc, đạt tỷ lệ giải quyết chung 93,73%.. Đa số các vụ án xét xử tại tỉnh Thanh Hóa là các tội xâm phạm sở hữu, các vụ án về ma túy, cố ý gây thương tích, giết người,... Trong

số đó, các vụ án có áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc mặt chủ quan chủ yếu nằm ở nhóm các tội phạm xâm phạm nhân thân, và một số tội phạm về quyền sở hữu như tội Trộm cắp tài sản, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Lạm dụng chiếm đoạt tài sàn, .... số lượng các vụ án có áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc mặt chủ quan chiếm tỉ lệ cả về số vụ và số bị cáo được áp• • • • • • • • ± dụng các tình tiết này, tỉ lệ trên 30%. số liệu này cho thấy việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc mặt chủ quan rất phổ biến và rộng rãi,

góp phân đáng kê vào việc cân nhăc quyêt định hình phạt, thê hiện sự đủng đăn trong việc bảo đảm sự công bằng trong phiên tòa xét xử, tạo điều kiện cho bị cáo có khả năng cải tạo bản thân, quay trở lại với xã hội.

2.1.2. Thực tiễn áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hĩnh sự thuộc

mặt chủ quan trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Qua nghiên cứu các bản án xét xử sơ thẩm và phúc thẩm các vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ năm 2016 đến 30/09/2020 tác giả thu thập được, áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc mặt chủ quan cho

thấy như sau:

Băng 2.1. SỐ liệu các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc mặt chủ quan được áp dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (từ năm 2016 - 30/09/2020)

Tình tiết giảm nhẹ TNHS Số vụ án áp

dụng

Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm

80

Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả

20

Phạm tội lần đầu hoặc thuộc trường hợp ít nghiêm trọng 10

Người phạm tội tự thú 17

Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải 7 Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong

việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án

13

Người phạm tội đã lập cơng chuộc tội 7

Có thê thây, trong sơ các bàn án được đưa ra nghiên cứu thì tình tiêt được áp dụng nhiều nhất là tình tiết người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm.... Đối với các trường hợp người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm thường là do người phạm tội thực hiện hành vi một cách vô ý, xuất phát từ lồi vô ý. Trong số các bản án mà tác giả nghiên cứu, thì tình tiết người phạm tội lập công chuộc tội và người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải chiếm tỷ lệ thấp nhất.

Qua việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc mặt chủ quan của các cơ quan tiến hành tố tụng cho thấy các cơ quan đã có nhiều cố gắng trong việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn đời sống. Đây là cơ sở để đảm bảo chất lượng của hoạt động xét xử cũng như hoạt động bào đàm an ninh trật tự trên địa bàn.

Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các tình tiết thuộc mặt chù quan cũng cho thấy một số hạn chế như sau:

vẫn có trường họp áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

thuộc mặt chủ quan chưa bảo đảm điều kiện luật định Ã

Đa phần các bản án được phân tích ở trên bào đảm các quy định của pháp luật, được áp dụng chính xác đối với điều kiện của người phạm tội, tuy nhiên vẫn cịn có trường hợp do nhận thức sai về điều luật dẫn đến việc áp dụng tình tiết giảm TNHS thuộc mặt chú quan bị sai, hậu quả dẫn đến việc bị Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân cấp trên kháng nghị đế đánh giá lại việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn. Như ở trên đã phân tích, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nói chung và các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc mặt chủ quan nói riêng mặc dù được áp dụng một cách linh hoạt nhằm tạo điều kiện để giảm nhẹ mức độ trách nhiệm hình sự của hành vi, tuy nhiên các tình tiết này có điều kiện để áp dụng trên thực tế, nếu khơng thể đạt đủ điều kiện này thì khơng thể áp dụng hoặc áp dụng sang một tình tiết khác với hiệu quả kém hơn.

Như đối với tình tiết tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả, người phạm tội phải tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả mới được coi là tình tiết giảm nhẹ. Nếu hành động này xuất phát do từ việc người khác hoặc của cơ quan nhà nước, áp dụng các biện pháp cưỡng chế dẫn đến chủ thể phạm tội mới khắc phục hậu quả, sửa chữa hoặc bồi thường thì khơng thể được coi là tự nguyện sửa chữa bồi thường hoặc khắc phục hậu quả. Hay đối với trường hợp người phạm tội phạm tội cướp tài sán, tuy nhiên hành vi chưa chiếm đoạt được tài sản thì bị quần chúng nhân dân phát hiện ngăn chặn, mặc dù xét theo cấu thành tội phạm không thề được hưởng tình tiết giảm nhẹ bởi tội cướp hồn thành từ khi có hành vi phạm tội, khơng cần có hậu quả xảy ra.

• Bất cập trong thực tiễn xét xử án hình sự về tình tiết “Đầu thú ”

Thực tiễn xét xử cũng gặp bất cập trong việc áp dụng khi trong cùng một vụ án, có bị cáo được áp dụng, bị cáo không được áp dụng.

Trong số bản án tác giả sưu tầm, có ví dụ sau: Nguyễn Văn A (A) và Phạm Long B (B) sinh sống tại huyện H, tĩnh Thanh Hóa. Hai người cùng rú nhau đi trộm cắp tài sản. A dùng xe máy chở B đi để tìm kiếm nhà nào sơ hở thì trộm

cắp. Khi đến nhà ơng Nguyễn Đức c (C), A vào nhà để trộm cắp, còn B đứng ngoài cảnh giới. Khi bị phát hiện, A bị bắt giữ cịn B trốn thốt. Vụ án được khởi tố điều tra theo đúng trình tự. Ngày 12 tháng 11 năm 2019 tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện H tỉnh Thanh Hóa xét xử sơ thẩm cơng khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số: 82/2019/TLST-HS ngày 28 tháng 10 năm 2019 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 127/2019/QĐXXST-HS ngày 01 tháng 11 năm 2019 đối với bị cáo Nguyễn Văn A về tội “trộm cắp tài sản”. Mặc dù B là đồng phạm trong vụ án nhưng B bỏ trốn nên cơ quan điều tra đã mất nhiều thời gian và xác minh nhiều lần. Sau 2 tháng, vì biết khơng thể trốn tránh nên A đến đầu thú tại cơ quan điều tra. Khi xét xử, ngồi những tình tiết giảm nhẹ A và B được

hường theo nội dung vụ án thì B cịn được hường tình tiêt giảm nhẹ là đâu thủ quy định tại khoản 2 Điều 51 BLHS. Như vậy, trong trường hợp bị cáo A có những tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 giống với B và có tình tiết khác quy định tại khoản 2 Điều 51 thì Hội đồng xét xử xem xét cân nhắn hình phạt theo vai trò của từng bị cáo. Nhưng trong trường hợp A khơng có những tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 Điều 51 mà B lại được hưởng tình tiết đầu thú theo khoản 2 Điều 51 trong khi B bỏ trốn và cơ quan tố tụng mất nhiều thời gian để xác minh, truy nã (nếu có). Như vậy khi áp dụng để cân nhắc hình phạt thì B lại có lợi hơn A.

Theo quan điểm của tác giả, từ góc độ nhìn nhận những vướng mắc trong áp dụng tình tiết “đầu thú” như đã phân tích ờ trên, cần kiến nghị Cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn cụ thể, thống nhất cách hiểu hai trường hợp này để làm rõ: Hướng dẫn cụ thể như thế nào là “bị phát hiện” (ai là người phát hiện - có

loại trừ đồng phạm, bị can khác trong vụ án hoặc người thân thích khơng ?; mức độ “phát hiện” có phải là biết rõ hoặc có thơng tin tương đối cụ thể, xác

thực về căn cước, lai lịch người phạm tội khơng? Neu đã biết rõ danh tính và hành vi cụ thể mà cổ tình trốn tránh rồi mới ra trình diện thì áp ụng như thế nào so với người trình diện ngay sau khi bị phát hiện nhằm tạo sự công bằng hơn trong việc áp dụng hình phạt đối vớ trường họp có đồng phạm...

• Việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” trong tùng vụ án cụ thế ở tỉnh Thanh Hóa cịn

có những quan điểm khác nhau giữa các cơ quan tiến hành to tụng, giữa những người tiến hành tổ tụng, dẫn đến việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ

TNHS này khơng chính xác, nên quyết định hĩnh phạt chưa đạt được mục đích của hình phạt.

Ví dụ 1 : Trong vụ án ngày 10 tháng 9 năm 2020, tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện H Trung, tỉnh Thanh Hoá, xét xử sơ thẩm cơng khai vụ án hình sự

sơ thâm Thụ lý sô 60/2020/TLST-HS ngày 10 tháng 8 năm 2020 đôi với bị cáo Trần Văn A (A) phạm “Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi” theo khoản 1

Điều 146 BLHS. BỊ cáo A phạm tội lần đầu; khoăn 1 Điều 146 BLHS có khung hình phạt đến 3 năm tù “thuộc trường hợp ít nghiêm trọng”. Mặc dù bị cáo A có đầy đù 2 yếu tố như công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 hướng dẫn, nhưng vì đối tượng phạm tội trẻ em, được Nhà nước, xã hội và cơng dân có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ, người phạm tội này gây bức xúc, dư luận xã hội lên án mạnh mẽ nên A khơng được áp dụng tình tiết phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng.

Đế bảo vệ danh dự, nhân phẩm, sức khỏe cho trẻ em và ngăn ngừa loại tội phạm này Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 18/CT-Tgg ngày 16/5/2017 đề nghị TANDTC, VKSNDTC chỉ đạo Tòa án, Viện kiểm sát các cấp xử lý nghiêm các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em.

Như vậy, ở vụ án này mặc dù có đủ điều kiện như đã phân tích ở chương 1 để xét tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc mặt chù quan nhung trường họp cụ thể, không được áp dụng tình tiết phạm tội lần đầu và thuộc trường họp ít nghiêm trọng.

Ví dụ 2: Cũng tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện H Trung, tỉnh Thanh Hố, xét xử sơ thấm cơng khai vụ án hình sự sơ thẩm “Tội giết hoặc vứt con mới đẻ” quy định tại Điều 124 BLHS. Khoản 1 Điều 124 BLHS quy định có mức hình phạt cao nhất là 3 năm tù. Người mẹ phạm tội lần đầu nhưng đã thực hiện tội phạm xâm phạm vào quyền được sống của con người, đạo đức xã hội, xâm phạm đến những quy định của luật pháp quốc tế về nhân quyền, Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Nhà làm luật đã xem xét về khả năng nhận thức và hoàn cảnh của người mẹ, phong tục, tập quán, tư tưởng lạc hậu mới dẫn đến giết con hoặc vứt con dẫn đến chết đã quy định mức cao nhất của tội này là 03 năm và trong trường họp này người mẹ khơng được áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng”

bởi vì đơi tượng phạm tội được toàn xã hội quan tâm, bảo vệ và hành vi giêt hoặc vứt con mới đẻ bị dư luận xã hội đặc biệt lên án.

• Việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ “ngườiphạm tội thành khẩn khai báo,

ăn năn hối cải” hầu như không có vướng mắc gì đối với nhũng tội phạm xảy ra từ sau ngày 01/01/2018 - là thời điểm BLHS 2015 (sửa đổi) có hiệu lực thi

hành. Tuy nhiên, đối với những tội phạm xảy ra trước ngày 01/01/2018 trong

thực tế cịn có những cách hiểu và áp dụng pháp luật khác nhau dẫn đến việc giảm nhẹ TNHS chưa đúng

Ngày 20/11/2017, Trần Thị T cùng Nguyễn Văn H bán trái phép 0,15g Methaphetamin cho Lê Văn Th bị Công an thị xã Đ bắt quả tang. Đến ngày 29/3/2018, Tòa án nhân dân thị xã H, tỉnh Thanh Hóa mở phiên tịa xét xử T và H về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”, áp dụng khoản 1,2 Điều 194 BLHS năm 1999; điểm s khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015 xử phạt tù các bị cáo T, H; đồng thời, áp dụng các căn cứ pháp luật để xử lý vật chứng, áp dụng án phí.

Việc kết tội các bị cáo về tội “Mua bán trái phép chất ma túy” và áp dụng mức hình phạt đối với các bị cáo cũng như xứ lý vật chứng... của Hội đồng xét xử là chính xác và phù hợp, nên khơng đề cập trong bài viết này mà vấn đề đặt ra là việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ theo điểm s khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015 có đúng hiệu lực pháp luật về thời gian hay không?

Theo quan điểm tác giả, do các bị cáo phạm tội trước khi BLHS năm 2015 có hiệu lực và mức hình phạt của tội “Mua bán trái phép chất ma túy” quy định tại các khoản 1,2 Điều 194 BLHS năm 1999 cũng như Điều 251 BLHS năm 2015 là như nhau, nên việc truy tố, xét xử bị cáo theo Điều 194 BLHS năm

1999 là đúng. Tuy nhiên, do truy tố, xét xử vào thời điểm BLHS năm 2015 đã có hiệu lực, khi đó BLHS 1999 đã hết hiệu lực thì phải áp dụng tình tiết giảm nhẹ "người phạm tội thành khăn khai bảo, ăn năn hối cải ” theo điểm s khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015 cho các bị cáo (Quan điểm này của VKSND thị xã

Đ thế hiện tại Cáo trạng cũng như bản luận tội tại phiên tòa và của một sổ đồng chí cán bộ nghiệp vụ tại Hội nghị rút nghiệm phiên tòa ngày 29/3/2018).

Song tác giả cũng thấy rằng, các bị cáo phạm tội trước khi BLHS năm 2015 có hiệu lực nên cần truy tố xét xử các bị cáo theo Điều 194 BLHS năm

1999 và áp dụng tình tiết giảm nhẹ “thành khẩn khai báo ăn năn hối cải ” theo điểm p khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999, vì đây khơng phải là tình tiết giám nhẹ mới có lợi cho bị cáo.• • •

Tuy nhiên, khi tác giả phân tích đầy đủ bởi các căn cứ pháp lý dựa trên các bản án đã thu thập được trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, tác giả nghiêm về quan điểm thứ 2 hơn, bởi vì lí do sau đây:

- Tình tiết giảm nhẹ thuộc mặt chủ quan “Người phạm tội thành khẩn khai

báo, ăn năn hổi cải” quy định tại điểm s khoản 1 điều 51 BLHS 2015 hoàn

toàn tương ứng với quy định tại điểm p khốn 1 Điều 46 BLHS 1999, nên đây khơng phải là tình tiết giảm nhẹ mới có lợi cho người phạm tội.

- Tại Điều 7 BLHS năm 2015 quy định: “Điều luật được áp dụng đối với

một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà L

Một phần của tài liệu Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc mặt chủ quan theo pháp luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn tại tỉnh thanh hóa) (Trang 66)