Nâng cao trình độ năng lực và ý thức trách nhiệm của người tiến hành

Một phần của tài liệu Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc mặt chủ quan theo pháp luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn tại tỉnh thanh hóa) (Trang 81 - 83)

e cr s

2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về các tình tiết

2.2.2. Nâng cao trình độ năng lực và ý thức trách nhiệm của người tiến hành

tố tụng

Đây là giải pháp quan trọng và cần phải làm thường xuyên. Thực tiễn áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS nói chung và các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc mặt chủ quan nói riêng cho thấy một trong những nguyên nhân làm hạn chế chất lượng, hiệu quả áp dụng là do một số Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiếm sát viên, Điều tra viên chưa nhận thức đúng tầm quan trọng và nguyên tắc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc mặt chủ quan nên chưa đề cao trách nhiệm, chưa tích cực nghiên cứu, học tập. Do vậy, để thực hiện tốt giải pháp này, các cơ quan tiến hành tố tụng như Cơ quan điều tra,

Viện kiểm sát, Tòa án các cấp phải áp dụng nhiều biện pháp như:

Xây dựng chế độ trách nhiệm, ban hành quy chế xử lý vi phạm quy định nghề nghiệp về chuyên môn và phẩm cách đạo đức. Bên cạnh trách nhiệm cá nhân, cần có chế độ đãi ngộ đặc biệt đối với các cán bộ thực thi pháp luật và đưa ra các hình thức tơn vinh nghề nghiệp. Hiện nay, chế độ đãi ngộ còn hạn hẹp, đòi sống cũa cán bộ thực thi pháp luật còn nhiều khó khăn. Tình hình này ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động nghề nghiệp của họ cả về trình độ cũng như ý thức tuân thủ pháp luật. Mặt khác, những khó khăn về kinh tế cũng là cơ

hội cho một sô hiện tượng tiêu cực trong nghê nghiệp. Chính vì vậy, cân phải quan tâm đến điều kiện vật chất cho những người tiến hành tố tụng nhằm phần nào hạn chế các hiện tượng tiêu cực, áp dụng pháp luật khơng chính xác, khách quan, đảm bảo sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật. Song, chất lượng và hiệu quả của hoạt động xét xử các vụ án hình sự nói chung, việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS trong vụ án hình sự nói riêng phụ thuộc rất lớn vào các chù thể tiến hành tố tụng. Đặc biệt là đội ngũ Thẩm phán, kiểm sát viên. Theo đó, cần:

- Mồi cá nhân Thấm phán, kiểm sát viên, cơng chức Tịa án nói riêng hay các cán bộ thực thi pháp luật nói chung phải tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống; kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; có ý thức chủ động trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ; tuyệt đối tuân thủ pháp luật trong thi hành cơng vụ.

Thường xun mở các lóp đào tạo, tập huấn đổi với các Thẩm phán, Thư ký, Kiếm sát viên được giao nhiệm vụ tiến hành tố tụng trong các vụ án hình sự, trang bị cho họ những kiến thức cần thiết về pháp lý, kỳ năng giải quyết, xét xử các vụ án hình sự nói chung và ở từng giai đoạn tố tụng nói riêng;

- Tịa án nhân dân tối cao cần giao cho Học viện Tịa án xây dựng giáo trình, chương trình đào tạo chuyên sâu kỹ năng giải quyết các vụ án hình sự cho bậc đại học, sau đại học, các lớp đào tạo nghiệp vụ xét xử và các chức danh tư pháp trong toàn hệ thống; Viện kiểm sát tối cao cũng tương tự như vậy;

- Xây dựng chính sách, chế độ đãi ngộ phù hợp.

Hiện nay, tình hình người áp dụng pháp luật đặc biệt là tại các cơ quan tiến hành tố tụng như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án chưa nhận thức được đầy đủ quy định về tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc mặt chủ quan, để áp dụng được trong thực tiễn. Do vậy cần tổ chức tập huấn cho người tiến hành tố tụng chuyên đề về áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS. Việc tập huấn khơng

chỉ giúp những người tiên hành tô tụng thường xuyên cập nhập kiên thức mới mà qua trao đổi cịn góp phần giải quyết những vướng mắc trong quá trình áp

dụng pháp luật trên thực tế.

Một phần của tài liệu Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc mặt chủ quan theo pháp luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn tại tỉnh thanh hóa) (Trang 81 - 83)