Tăng cường hướng dẫn áp dụng pháp luật

Một phần của tài liệu Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc mặt chủ quan theo pháp luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn tại tỉnh thanh hóa) (Trang 75 - 81)

e cr s

2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về các tình tiết

2.2.1. Tăng cường hướng dẫn áp dụng pháp luật

Đe có thể thực hiện được đúng các quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc mặt chủ quan trên thực tế thì cần phải có nhận thức JL 1 •

thống nhất về vấn đề này khi áp dụng pháp luật. Để có thể làm được như vậy, thì trong các trường hợp có cách hiểu khác nhau về tình tiết giảm nhẹ TNHS, cần phải có các văn bản hướng dẫn thống nhất việc áp dụng các quy định này.

Trên cơ sở nghiên cứu các quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc mặt chù quan, tác giả thấy rằng BLHS năm 2015 mới chì quy định về các tình tiết giảm nhẹ TNHS nói chung, các tình tiết giâm nhẹ TNHS thuộc mặt chủ quan nói riêng nhưng lại chưa quy định cụ thể về nội dung và điều kiện áp dụng của một số tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc phần này dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Do vậy, cần phải có giải thích, hướng dẫn nội dung và điều kiện áp dụng của một số tình tiết giảm nhẹ TNHS sau:

Thứ nhất, tình tiết giảm nhẹ người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi

thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả. Như đã phân tích, tình tiết này cũng đã được Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP. Tuy nhiên, Nghị quyết lại không hướng dẫn định lượng cụ thể chính xác mức độ “tự nguyện sữa chữa” trong các trường hợp cụ thể hay người phạm tội đã bồi thường bao nhiêu để được áp dụng mức độ giảm nhẹ TNHS tương ứng với mức độ bồi thường. Do đó đã tạo ra kẽ hở trong việc áp dụng điều luật này và người phạm tội, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người phạm tội có thế lợi dụng.

Ví dụ: A do có mâu thuẫn với B nên đã cầm dao chém B 2 nhát gây thương tích cho B với tỉ lệ thương tật là 30%. Tổng chi phí điều trị, thu nhập bị mất, tiền tổn thất tinh thần của B và gia đình được Hội đồng xét xử sơ thẩm công nhận và buộc A phải bồi thường 40 triệu đồng. Tuy nhiên, trong giai đoạn điều tra, truy tổ, xét xử A mới chi bồi thường 4 triệu đồng mặc dù khà năng kinh tế của A và gia đình có thể bồi thường được nhiều hơn mặc dù cũng là tự nguyện, xuất phát từ chính ý chí của A. Khi xét xử, có Tịa án đã áp dụng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015. Nhưng

xét thây hoàn cảnh cụ thê của A, việc áp dụng tình tiêt giảm nhẹ này đê giảm nhẹ mức độ TNHS của bị cáo như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào người tiến hành tố tụng. Do vậy, cần có văn bàn hướng dẫn quy định định lượng cụ thể trong việc sửa chữa, bồi thường, khắc phục hậu quả để có thể áp dụng mức độ giảm nhẹ TNHS tưcmg ứng.

Theo tác giả, Tòa án nhân dân tối cao cần hướng dẫn mức độ giảm nhẹ TNHS tùy trường họp người phạm tội đã sửa chữa, bồi thường, khắc phục hậu quả xuất phát từ ý chí tự nguyện. Nhưng phải đánh giá được thái độ tự nguyên theo từng cấp bậc bằng việc xác định sự sửa chừa, bồi thường, khấc phục hậu quả trên thực tế. Chẳng hạn, nếu người phạm tội đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường, khắc phục hậu quả trên thực tể được từ 2/3 giá trị thiệt hại trờ lên theo quyết định của Tòa án hoặc theo sự thỏa thuận của bị cáo và phía người bị hại hoặc trong trường hợp bị cáo thuộc gia đình hộ nghèo hoặc có hồn cánh đặc biệt khó khăn từ lúc phát sinh nghĩa vụ bồi thường, có xác nhận của chính quyền địa phương, đơn vị cơng tác thì mức bồi thường có thể thấp hơn những vẫn được từ */2 trở lên giá trị thiệt hại cho phía người bị hại theo quyết định của Tịa án hoặc theo thỏa thuận với phía người bị hại thì có thể được giảm nhẹ mức độ TNHS một cách đáng kể hơn so với các trường họp khác. Nói chung, trên thực tế hiện nay nhiều vụ án gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng, như vậy nếu bị cáo bồi thường vài triệu mà được áp dụng điểm b khoản 1 Điều 51 BLHS thì có thỏa đáng khơng, vấn đề này cịn phải tùy thuộc vào mức hiệt hại, khả năng kinh tế của bị cáo, nếu bị cáo đã bán hết tài sản để bồi thường được một phần rất nhỏ thì nên xem xét áp dụng tình tiết “ăn năn, hối cải” mà khơng áp dụng tình tiết bồi thường thì họp lý hơn khơng. Có trường hợp tài sản trộm cắp đã được bị cáo trả lại sau khi chiếm đoạt, có quan điểm cho rằng đây khơng phải là tiền bồi thường nên khơng áp dụng tình tiết “tự nguyện bồi thường” là đúng, nên chăng áp dụng tình tiết “khắc phục hậu quả” cho bị cáo.

Thứ hai, Tinh tiêt “phạm tội lân đâu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng”

cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần quy định hướng dẫn. Bởi tình tiết này rất thường được áp dụng trong các bản án hình sự nhưng khơng phải tịa án nào cũng áp dụng đúng với bản chất của nó. Có nhiều quan điếm khác nhau về việc áp dụng tình tiết này, về việc hiểu như thế nào là “phạm tội lần đầu” và phạm tội “thuộc trường họp ít nghiêm trọng”? (trong quy định của pháp luật hình sự, Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao từ trước đến nay cũng chưa có hướng dẫn áp dụng nào đối với tình tiết giảm nhẹ TNHS này).

Trong thực tiễn áp dụng pháp luật, do cách hiếu không giống nhau nên đã dẫn đến việc áp dụng không thống nhất, thiếu nhất quán cùa các cơ quan tiến hành tố tụng địa phương, cùng một trường hợp nhưng có tịa án áp dụng, có tịa án lại khơng cho bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ TNHS này. Điều này dẫn đến sự tùy tiện trong áp dụng pháp luật và không đảm bảo sự công bằng giữa những người phạm tội.

Theo tác giả, phạm tội “thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” trước hết bao gồm các tội phạm ít nghiêm trọng đó là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt đổi với tội ấy là phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm (khoản 1 Điều 9 BLHS năm 2015). Ngoài những tội phạm ít nghiêm trọng, người phạm tội lần đầu đối với các tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng nhưng hành vi phạm tội có mức độ nguy hiểm thấp hơn đáng kể so với các trường hợp phạm tội khác được quy định trong cùng một khung hình phạt; hoặc người phạm tội có vị trí, vai trị khơng đáng kể trong

vụ án đồng phạm thì vẫn được coi là phạm tội “thuộc trường hợp ít nghiêm trọng”. Mức độ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của tình tiết này tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và tội phạm mà bị cáo đã gây ra trong phạm vi khung hình phạt.

Khi áp dụng tình tiêt giảm nhẹ TNHS “phạm tội lân đâu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” cần lưu ý nếu bị cáo chỉ phạm tội thuộc trường họp ít nghiêm trọng thì chưa đủ để được áp dụng tình tiết này mà bị cáo đó cịn phải phạm tội lần đầu (lần đầu tiên trong đời phạm tội). Tại Hội nghị tổng kết công tác chống tham nhũng và buôn lậu năm 1992, Toà án nhân dân tối cao đã lưu ý: Khi vận dụng tĩnh tiết giảm nhẹ TNHS “phạm tội lần đầu và thuộc trường

hợp ít nghiêm trọng” cần phải nắm vững cả hai vế: phạm tội lần đầu và thuộc trường họp ít nghiêm trọng. Sai lầm của một số Thảm phản thường là chỉ quan tâm đến vế thứ nhất là phạm tội lần đầu mà không chú ỷ vế thứ hai là và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng.

Do đó, tác giả cũng đưa ra vế thứ hai nội dung tình tiết phạm tội “thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” như sau: Phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm

trọng là trường họp tội phạm ít nghiêm trọng (tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến ha năm, theo khoản 1 Điều 9 Bộ luật hĩnh sự năm 2015); hoặc là trường họp phạm tội ở mức độ ít nghiêm trọng (có thê là tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng nhưng hành vỉ phạm tội có mức độ nguy hiểm thấp hơn đáng kế so với các trường họp phạm tội khác được quy định trong cùng một khung hình phạt; hoặc người phạm tội có vị trí, vai trờ khơng đáng kê trong vụ án đồng phạm). Việc

đánh giá một hành vi phạm tội có thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hay khơng phải căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm do hành vi đó gây ra.

Thứ ba, giải thích nội dung và điều kiện áp dụng của một số tình tiết

giảm nhẹ TNHS càn phải có sự thống nhất trong nhận thức. BLHS năm 2015 mới chỉ liệt kê về các tình tiết giảm nhẹ TNHS nhưng lại chưa quy định về nội dung và điều kiện áp dụng của một số tình tiết giảm nhẹ TNHS dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau như tình tiết phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít

nghiêm trọng, hay người phạm tội thành khân khai báo, ăn năn hơi cải... Do vậy, cần phải có giải thích về điều kiện áp dụng cũng như hướng dẫn nội dung áp dụng cụ thể.

Ví dụ : về tình tiết giảm nhẹ người phạm tội thành khấn khai báo, ăn năn hối cải vẫn còn rất nhiều quan điểm trên thực tế xét xử, cụ thể qua các bản án nghiên cún tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nhận thấy Tịa án Thanh Hóa hầu như cho rằng 2 tình tiết ăn năn hối cải và thành khẩn khai báo là khác nhau. Băn án cụ thể : ngày 13 tháng 7 năm 2019, tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện T, tỉnh Thanh Hoá, xét xử sơ thẩm cơng khai vụ án hình sự sơ thẩm Thụ lý số 60/2019/TLST-HS ngày 10 tháng 09 năm 2019 về tội giết người. Lê Xuân A (A) giết Hoàng Văn B (B) để trả thù việc B đã ngủ với vợ của A. Sau khi giết chết B, A đã bị công an bắt. Tại cơ quan điều tra, A đã khai thành khẩn về động cơ, mục đích giết B, khai báo đầy đủ diễn biến thực hiện hành vi giết B. Tuy nhiên, A không cảm thấy ăn năn, hối hận về hành vi giết B, sẵn sàng nhận sự trừng phạt của pháp luật mà thậm chí cịn tỏ ra đắc ý là đã giết được B đề trả thù, và tự mãn rằng hành vi của mình là đúng. Song, cũng có trường họp người phạm tội rất ăn năn hối cải về hành vi phạm tội cùa mình nhưng lại khơng thành khẩn khai báo về hành vi phạm tội, quá trình diễn biến về việc phạm tội. Ví dụ, A là người lái xe điều khiển ô tô tham gia giao thông trở B là cấp trên của mình đi họp. Trên đường đi, B yêu cầu A đổi chồ để B lái thử xe. A đồng ý để cho B điều khiển xe ơ tơ mặc dù B khơng có bằng lái xe. Hậu quả là B đã gây tai nạn giao thông làm chết người. Tại cơ quan điều tra, A đã không thành khẩn khai báo sự thật diễn biến về vụ tai nạn giao thông đã xảy ra mà nhận hết trách nhiệm về mình để cứu cấp trên là B. Tuy nhiên, A cũng căm thấy vô cùng ăn năn, hối hận về việc mình cũng có lỗi trong vụ gây tai nạn giao thông đã xảy ra dẫn đến chết người. Vì vậy, A đã nhiều lần đến tận nhà gia đình nạn nhân xin lỗi, thăm hởi, động viên và cũng tự nguyện bồi thường một khoản tiền đế an ủi gia đình nạn nhân.

Chính vì thê, tác giả cho răng cân phải có hướng dân cụ thê giải thích nội dung và điều kiện áp dụng của một số tình tiết giảm nhẹ TNHS. Như trong ví dụ tác giả đưa ra, nếu khơng có hướng dẫn cụ thể để hiểu rõ về hai tình tiết trong cùng một điều luật thì nhà làm luật phải thích cụ thể. Hoặc thay đổi điều luật trở nên rõ ràng. Tác giả cho rằng, nên sửa đổi điểm s khoản 1 Điều 51

thành “Người phạm tội thành khấn khai báo hoặc ăn năn hối cải”. Với việc

thêm liên từ “hoặc” vào làm nghĩa của điểm s rõ ràng, qua đó có thể hiểu đây là 02 tình tiết riêng biệt.Vì thể, tác giả cho rằng việc sửa đối về mặt kỳ thuật lập pháp cùng việc ban hành hướng dẫn là rất quan trọng.

Một phần của tài liệu Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc mặt chủ quan theo pháp luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn tại tỉnh thanh hóa) (Trang 75 - 81)