2.5 .Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và quản lý tiền mã hóa
3.2. Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển và quản lý tiền mã hóa
Kể từ khi ra đời đến nay thì tiền mã hóa ln là vấn đề gây ra nhiều ý kiến khác nhau giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ, những nhà kinh tế và những nhà khoa học. Về cách tiếp cận của các chính phủ, bên cạnh những quốc gia ban lệnh cấm giao dịch và khai thác tiền mã hóa thì cũng có rất nhiều quốc gia chấp thuận tiền mã hóa, đơn cử nhất là Mỹ tỏ ra thân thiện Bitcoin cịn Trung Quốc thì cấm hồn tồn để thấy rõ sự phân cực này.
3.2.1.Cách tiếp cận của các quốc gia trong phát triển và quản lý tiền mã hóa
Kể từ khi Bitcoin và các tiền mã hóa xuất hiện cho đến nay chính sách của nhiều quốc gia đối với tiền mã hóa ít nhiều thay đổi. Xu thế là ngày càng có nhiều quốc gia chấp nhận tiền mã hóa và vì vậy số quốc gia cấm hồn tồn tiện điện tử cũng dần ít đi. Một số ít các quốc gia khơng những chấp nhận tiền mã hóa mà cịn coi tiền mã hóa là hợp pháp như tiền tệ truyền thống, trường hợp mới nhất như là việc El Salvador đã tiến đến công nhận Bitcoin là tiền tệ hợp pháp từ ngày 7/9/2021. Hiện nước này đang sở hữu khoảng 1.120 Bitcoin, đạt giá trị khoảng 66 triệu USD. Việc El Salvador công nhận và mua Bitcoin bằng ngân sách quốc gia đã tiếp tục thúc đẩy sự phổ cập của tiền mã hóa thêm một bước tiến mới, theo hướng dần dần được luật hóa và quản lý chính thức hơn.
Tính đến nay, sau hơn 14 năm tồn tại, quy định về tiền mã hóa tiếp tục là một chủ đề nóng với nhiều cách tiếp cận trái chiều trên thế giới.
Vấn đề tăng cường luật hóa và hỗ trợ thị trường tiền mã hóa phát triển:
Số lượng các quốc gia triển khai việc áp dụng luật tính thuế, tương tự như vậy, việc áp dụng luật thuế, luật chống rửa tiền (AML) và Luật chống tài trợ khủng bố (CFT) đã tăng lên theo cấp số nhân. Tính đến tháng 11/2021, đã có 103 quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng các luật này đối với tiền mã hóa , với đa số áp dụng cả hai luật trên. Trước đó, vào năm 2018, chỉ có 33 quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng các luật này.
Về tăng cường kiểm soát và hạn chế thị trường tiền mã hóa:
Để thấy rõ sự phân cực về quan điểm của các quốc gia đối với tiền mã hóa thì ở chiều ngược lại, số lượng các quốc gia bị phát hiện ban hành lệnh cấm tiền mã hóa cũng tăng lên đáng kể. Trong khi năm 2018 mới chỉ có 8 quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng lệnh cấm tuyệt đối và 15 quốc gia và vùng lãnh thổ đưa ra các quy định ngầm cấm tiền mã hóa, thì đến tháng 11/2021 đã có 9 quốc gia và vùng lãnh thổ cấm tuyệt đối tiền mã hóa, và 42 quốc gia và
vùng lãnh thổ ngầm cấm tiền mã hóa. 9 quốc gia gồm Ai Cập, Iraq, Qatar, Oman, Morocco, Algeria, Tunisia, Bangladesh và Trung Quốc đều đã cấm tiền mã hóa (Quiroz-Gutierrez, 2021). 42 quốc gia khác, bao gồm Algeria, Bahrain, Bangladesh và Bolivia, đã ngầm cấm sử dụng các loại tiền mã hóa bằng cách đặt ra các hạn chế về khả năng giao dịch tiền mã hóa của các ngân hàng hoặc cấm trao đổi tiền mã hóa (Law Library, 2021).
Bảng 3.8: Thống kê các quốc gia cấm và ngầm cấm sử dụng tiền mã hóa
Các quốc gia
cấm tiền mã hóa Các quốc gia ngầm cấm tiền mã hóa
Ai Cập Bahrain Georgia Nepal
Algeria Benin Guyana Niger
Bangladesh Bolivia Indonesia Nigeria
Iraq Burkina Faso Jordan Pakistan
Morocco Burundi Kazakhstan Palau
Oman Các Tiểu Vương Quốc ẢRập Thống Nhất Kuwait Saudi Arabia
Qatar Cameroon Lebanon Senegal
Tunisia Congo Lesotho Tajikistan
Trung Quốc Cote D'ivoire Libya Tanzania
Cộng hòa Dân chủ Congo Macao Togo
Cộng hòa Trung Phi Maldives Turkmenistan
Chad Mali Thổ Nhĩ Kỳ
Ecuador Moldova Việt Nam
Gabon Namibia Zimbabwe
(Nguồn: The Law Library of Congress, 2021) Ghi chú: Tính đến tháng 11/2021
Mặc dù vậy trên toàn thế giới, các nước ngày càng quan tâm hơn đến tiền mã hóa và cơng nghệ nền tảng của nó là Blockchain, nhiều nước đang tìm cách ban hành các quy định quản lý, giám sát Bitcoin nói riêng và tiền mã hóa nói chung. Tháng 3/2018, các nước G20 chính thức yêu cầu Hội đồng ổn định tài chính quốc tế (FSB) phối hợp với các tổ chức ban hành chuẩn mực và nguyên tắc toàn cầu như Ủy ban Hạ tầng thị trường và Thanh toán của Ngân hàng Thanh toán quốc tế, Ủy ban Chứng khoán Quốc tế, FATF.., báo cáo hoạt
động giám sát đối với tài sản mã hóa/mã hóa (crypto-assest) cũng như các rủi ro liên quan và đề xuất khn khổ giám sát tồn cầu. Đây là yếu tố thúc đẩy giám sát đối với Bitcoin và tiền mã hóa trên thế giới.
Pháp lý về quản lý, giám sát tiền mã hóa và Bitcoin trên thế giới hiện khá đa dạng, chưa có sự hội tụ về mặt khn khổ, mơ hình. Trong luận án này sẽ khảo sát thực tiễn của một số quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản và Thái Lan, Sigapore, Mỹ và một số quốc gia khác. Các nước này được chọn để khảo sát vì: được cho là có diễn biến pháp lý hoặc hành động phản ứng của các cơ quan liên quan (Chính phủ, NHTW, cơ quan giám sát tài chính) tương đối liên tục, có hệ thống; có tính đại diện cho các nước cấm Bitcoin (Trung Quốc), chấp nhận Bitcoin (Mỹ, Nhật Bản, Singapore), và chuyển dần từ cấm sang chấp nhận (Hàn Quốc, Thái Lan); Trong luận án này tác giả chia làm 04 nhóm quốc gia có các quan điểm khác nhau về tiền mã hóa từ mức độ chấp nhận tiền mã hóa như là tiền tệ như El Salvado, thân thiện như Mỹ, Nhật, Vương Quốc Anh, chuyển dần từ cấm sang chấp nhận 01 phần như Hàn Quốc và Thái Lan và cịn lại là cấm tồn diện như Trung Quốc. Tuy nhiên cách phân chia này có tính thời điểm vì Pháp luật về quản lý tiền mã hóa của các quốc gia cũng ln thay đổi.