Biện chứng giữa CSHT và KTTT

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi triết học mác lênin khoa học xã hội nhân văn HCMUSSH (Trang 31 - 32)

- VẤN ĐỀ CHÂNLÝ

1. Biện chứng giữa CSHT và KTTT

* KTTT: là toàn bộ những quan điểm, những tư tưởng xã hội (Chính trị, pháp luật, đạo đức) và

những thiết chế tương ứng (NN, đảng phái, các đoàn thể) được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định.

Vị trí của KTTT: là da thịt của cái sườn QHSX, sườn QHSX chỉ tồn tại được khi có KTTT bảo vệ nó.

NN: Cơng cụ của giai cấp thống trị, bộ phận có quyền lực nhất của KTTT. Thơng qua NN, giai cấp thống trị về mặt KT thực hiện sự thống trị XH về mặt chính trị, tư tưởng. Nhờ có NN mà tư tưởng của giai cấp thống trị trở thành tư tưởng thống trị.

* CSHT: là toàn bộ những QHSX hợp thành cơ cấu kinh tế của một XH nhất định. CSHT của

một Xh cụ thể bao gồm: QHSX cụ thể như QHSX tàn dư của XH trước, QHSX là mầm mống của xã hội sau.

Đặc trưng của cơ sở hạ tầng là do QHSX thống trị quyết định. Điều đó chứng tỏ một CSHT có nhiều thành phần kinh tế, nhiều QHSX. QHSX thống trị sẽ chiếm địa vị chi phối các QHSX khác và quy định chủ yếu các mặt của đời sống xã hội. MQH BC giữa CSHT và

KTTT

* CSHT quyết định KTTT

KTTT của xã hội là do QHKT tức CSHT của XH quyết định. CSKT nào thì sẽ có KTTT ấy. Trong XH CSNT, phù hợp với chế độ kinh tế tập thể của công xã là tư tưởng tập quyền nguyên thủy, sinh hoạt của mỗi người h a vào các sinh hoạt của cơng xã, thị tộc. XH có giai

cấp, QHKT được biểu hiện trong những quan hệ giai cấp. Giai cấp nào chiếm địa vị thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị về chính trị.

Vai tr quyết định của CSHT c n thể hiện khi CSHT thay đổi căn bản thì sớm hay muộn gì cũng dẫn đến thay đổi trong KTTT. Sự biến đổi của KTTT diễn ra đặc biệt rõ rệt khi có sự chuyển biến từ HT KT-XH này sang HT KT-XH khác. CSHT cũ bị thủ tiêu, CSHT mới ra đời dẫn đến sự thống trị về chính trị của giai cấp mới, hình thành bộ máy NN mới.

LLSX quyết định QHSX, do đó xét đến cùng thì sự phát triển của LLSX cũng là nguyên nhân gây nên những biến đổi trong KTTT. Nhưng LLSX không trực tiếp quyết định nội dung của KTTT mà phải thông qua QHSX, tức là thông qua CSHT.

*KTTT tác động tích cực đến CSHT

KTTT tuy được sinh ra trên CSHT nhưng khi ra đời nó tác động tích cực đối với CSHT, nó được thực hiện chức năng XH của KTTT là bảo vệ, duy trì, củng cố và phát triển CSHT sinh ra nó, đấu tranh xóa bỏ KTTT cũ. Trong KTTT, NN giữ vai tr quan trọng và tác dụng to lớn đối với CSHT. Các bộ phận khác của KTTT đều có tác dộng đến CSHT và thơng thường thì sự tác động đó thơng qua NN, PL và các thể chế khác.

Sự sáng tạo của KTTT đối với CSHT theo hai hướng, hoặc là thúc đẩy hoặc là kìm hãm sự phát triển của CSHT.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi triết học mác lênin khoa học xã hội nhân văn HCMUSSH (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)