Đối với nâng cao năng lực quản trị chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Phân quyền tài chính tại Trung Quốc từ năm 1992 tới nay và một số gợi mở cho Việt Nam. (Trang 131 - 136)

3.4. Tác động của việc thực hiệnphân quyền tài chính tại Trung Quốc

3.4.4. Đối với nâng cao năng lực quản trị chính quyền địa phương

Báo cáo Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc đã khẳng định sáng tạo là động lực hàng đầu dẫn dắt sự phát triển, đưa ra chủ trương đẩy mạnh xây dựng quốc gia sáng tạo, đặt sáng tạo khoa học kỹ thuật vào vị trí hạt nhân trong tổng thể chiến lược phát triển quốc gia. Khoa học kỹ thuật, đặc biệt là khoa học kỹ thuật cơ bản là một loại hàng hóa cơng đặc thù, có thể được thương mại hóa, thơng qua đầu tư sản xuất để tạo ra giá trị, tuy nhiên do hiệu quả xã hội mà nó mang lại ln vượt lên trên hiệu quả lợi ích cá nhân, cũng như cần nguồn vốn đầu tư lớn cả về nhân lực và tài chính nên hoạt động cung cấp loại hàng hóa cơng này cần có sự tham gia của Nhà nước, từ đầu tư cho đến quản lý, định hướng phát triển.

Tại Trung Quốc, sau khi cải cách phân thuế năm 1994, như đã đề cập đến nhiều lần, việc xác định lại về quyền tài chính và trách nhiệm chi đối với việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ cơng giữa Trung ương và địa phương đã khiến địa phương rơi vào tình trạng việc thì nhiều mà kinh tế thì hạn hẹp. Đối với một lĩnh vực địi hỏi nguồn vốn lớn như vậy, về lý dường như chính quyền địa phương sẽ khó có thể so bì với Trung ương về ngân sách đầu tư, nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại. Theo số liệu từ Cục Thống kê Trung Quốc, từ năm 1995 đến năm 2014 đầu tư cả nước cho nghiên cứu và phát triển (R&D) ngày một tăng, từ năm 2015 đến 2018, chi cho khoa học kỹ thuật của địa phương tăng từ 399,3 tỷ NDT lên 577,9 tỷ NDT, tỷ lệ từ 57% tăng lên 60,7% trong tổng chi tài chính cho khoa học kỹ thuật trong cả nước. Cùng với sự gia tăng trong đầu tư vào khoa học kỹ thuật của chính quyền địa phương là sụt giảm của chính quyền Trung ương, tuy nhiên đây khơng phải là điều đáng lo ngại. Chính quyền địa phương có nhiều lý do để tăng cường đầu tư vào khoa học kỹ thuật, nó xuất phát từ nhận thức sâu sắc được muốn phát triển kinh tế thì bắt buộc phải phát triển khoa học kỹ thuật của chính quyền địa phương, nó đặc biệt phù hợp với chiến lược “chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế” mà Đảng Cộng sản

Trung Quốc đưa ra, phù hợp với bối cảnh các nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như vốn, nhân lực, tài nguyên thiên nhiên đã tỏ ra khơng cịn hiệu quả. Ngun nhân tiếp theo đến từ sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các địa phương với nhau về chỉ tiêu tổng hợp trong phát triển kinh tế mà khoa học kỹ thuật đã trở thành một trong những điểm cộng quan trọng quyết định đến thành tích chính trị của quan chức địa phương.

Hiệu quả trong đầu tư vào khoa học kỹ thuật của Nhà nước, bao gồm chính quyền Trung ương và địa phương có thể được hiểu ở hai phương diện sau: Một là hiệu quả kinh tế, tức chỉ tỷ lệ giữa đầu tư và sản xuất trong thời gian nhất định; hai là hiệu quả quản lý, chỉ hàng hóa và dịch vụ được cung cấp có thỏa mãn nhu cầu của những người có liên quan hay khơng, mức độ hài lịng cả cao thì hiệu quả quản lý càng cao. Giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả quản lý, hiệu quả kinh tế đóng vai trị nền tảng, là biểu hiện trực quan của hiệu quả đầu tư Nhà nước vào khoa học kỹ thuật. Trong phạm vi chuyên đề, người viết chỉ giới hạn ở hiệu quả kinh tế trong đầu tư vào khoa học kỹ thuật của chính quyền địa phương, trong đó đầu vào gồm kinh phí và nhân lực, đầu ra là tổng hịa của các thành quả khoa học kỹ thuật, tức nghiên cứu chuyên sâu độc quyền, số lượng các cơng trình nghiên cứu cơ bản, sản phẩm khoa học kỹ thuật được giao dịch trên thị trường… Để đạt được mục tiêu phát triển khoa học kỹ thuật, chính quyền địa phương đã sử dụng nhiều biện pháp quản lý và khuyến khích để hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp thúc đẩy phát triển khoa học kỹ thuật, tối ưu hóa đầu tư từ giai đoạn nghiên cứu phát triển tại các cơ sở nghiên cứu chuyên nghiệp, các trường đại học, doanh nghiệp…, cho đến giai đoạn chuyển hóa thành quả nghiên cứu thành kỹ thuật mới, công nghệ mới, sản phẩm mới và cuối cùng là thực hiện sản xuất theo hướng sản nghiệp hóa. Do đó, đánh giá ảnh hưởng của phân quyền tài chính đến hiệu quả đầu tư vào khoa học kỹ thuật cần đánh giá toàn diện trên các giai đoạn đầu tư phát triển của nó.

Về mặt lý luận, hiệu quả đầu tư vào khoa học kỹ thuật của chính quyền địa phương sau khi thực hiện phân quyền tài chính chịu sự tác động của một số yếu tố sau:

Đầu tiên, khơng thể khơng nói đến sự bất hợp lý về trách nhiệm chi tài chính. Ngân

sách dành cho địa phương sau khi phân thuế giảm xuống, nhiệm vụ theo chiều ngược lại tăng lên, rất nhiều địa phương khơng đảm bảo được ngân sách tài chính để đầu tư vào phát triển khoa học kỹ thuật, nên đành tập trung ưu tiên vào các mục tiêu ngắn hạn nhằm nhanh chóng đem lại tăng trưởng kinh tế cũng như tạo ra hiệu quả xã hội.

Thứ hai, tự quyết về chính sách. Phân quyền tài chính tại Trung Quốc hiện nay đã

nới lỏng hơn quyền tự quyết của chính quyền địa phương trong việc phân phối các nguồn lực phát triển kinh tế. Với quyền tự chủ tài chính được đảm bảo, chính quyền địa phương có thể phát huy tối đang tính chủ động, sáng tạo, căn cứ vào tình hình cụ thể của mình để đưa ra những chiến lược phát triển khoa học kỹ thuật phù hợp nhất.

Thứ ba, hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của Trung ương. Thể chế phân quyền tài chính

tác động trực tiếp đến các địa phương trong cạnh tranh về phát triển khoa học kỹ thuật. Sự cạnh tranh này vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực. Tích cực ở chỗ nó tạo ra một làn sóng kích thích các địa phương dành sự quan tâm cao độ cho phát triển khoa học kỹ thuật, đổi mới phương pháp quản lý, chuyển đổi dần phương thức phát triển kinh tế của địa phương và khu vực. Nhưng mặt khác sự cạnh tranh này nếu khơng có “điều tiết” của Nhà nước sẽ dễ dẫn đến bất bình đẳng, đào sâu thêm khoảng cách phát triển giữa các vùng, khi những địa phương, khu vực giàu có vừa đủ thời gian và tài chính để đầu tư vào khoa học kỹ thuật nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, ngược lại các địa phương khu vực yếu thế hơn chỉ có thể chạy theo sau, dưới áp lực tăng trưởng GDP mà lựa chọn chiến lược phát triển ngắn hơn hơn, nhanh chóng cho ra kết quả hơn, bởi vậy mà cũng thiếu bền vững hơn.

Lúc này vai trò hỗ trợ, điều tiết vĩ mơ của Nhà nước cần được phát huy. Chính quyền Trung ương có thể sử dụng các biện pháp hỗ trợ tài chính hoặc kỹ thuật để bù đắp cho những thiếu hụt về nguồn lực của chính quyền địa phương như nới lỏng các tiêu chuẩn đánh giá cán bộ, đầu tư về nhân lực và cả tài chính xây dựng cơ sở nghiên cứu, sản xuất tại địa phương.

Tóm lại, phân quyền tài chính góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư vào khoa học kỹ thuật tại Trung Quốc. Tuy nhiên Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn với sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực với nhau, điều này đã tác động không nhỏ đến công tác xây dựng chiến lược và thực hiện phát triển khoa học kỹ thuật của từng vùng, những khu vực giàu có đã giàu có nay càng trở nên “phát triển bền vững” hơn, ngược lại những khu vực kém phát triển dễ bị lún sâu vào vòng quay “thiếu bền vững” do chạy theo các mục tiêu ngắn hạn do nhận thức được thất bại khó tránh khỏi khi cạnh tranh về chỉ tiêu phát triển khoa học kỹ thuật. Bởi vậy chính quyền Trung Quốc cần phát huy hơn nữa vai trò điều tiết vĩ mơ của mình, tất cả hướng đến mục tiêu chung là biến sáng tạo kỹ thuật trở thành động lực chính cho phát triển kinh tế của cả nước.

Với đặc điểm diện tích rộng lớn, dân số đơng, điều kiện phát triển kinh tế không đồng đều giữa các khu vực, Trung Quốc, phân quyền tài chính được coi là biện pháp quản lý chủ yếu nhằm tối ưu hóa các nguồn thu và chi ngân sách quốc gia. Thể chế phân quyền giúp phát huy ưu thế về thu thập và xử lý thơng tin của chính quyền địa phương, cung cấp được hàng hóa, dịch vụ đúng với nhu cầu, đưa ra chính sách phù hợp tình hình địa phương. Mặt khác, ở góc độ động lực, thể chế phân quyền tài chính đã huy động một cách hiệu quả tính tích cực của địa phương trong phát triển kinh tế. Phân quyền thu dành cho địa phương “phần thu tài chính” nhất định, từ đó khuyến khích địa phương mở rộng, phát triển thêm các nguồn thu thuế khác, nỗ lực kêu gọi đầu tư từ bên ngoài. Phân quyền về chi cũng giúp các doanh nghiệp có được quyền “bỏ

phiếu bằng chân”, lựa chọn cho mình nơi có được những điều kiện thuận lợi nhất để kinh doanh sản xuất, điều đó tạo ra áp lực cạnh tranh giữa các địa phương với nhau, trong phạm vi quyền hạn nhất định có thể linh hoạt tự chủ đưa ra chính sách ưu đãi kêu gọi đầu tư, phát triển kinh tế. Không chỉ như vậy, phân quyền kiểu Trung Quốc, tức phân quyền về tài chính và tập trung về chính trị tạo ra động lực chính trị to lớn cho quan chức chính quyền địa phương. Chỉ tiêu tăng trưởng GDP vẫn được coi là một trong những tiêu chuẩn đánh giá, sát hạch thành tích chính trị cán bộ lãnh đạo, tập thể lãnh đạo tại địa phương có được sự thống nhất về mục tiêu phát triển kinh tế đến từ cơ chế khuyến khích phân quyền tài chính và thăng tiến chính trị. Phân quyền tài chính vì vậy có vai trị thúc đẩy quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, thực hiện các mục tiêu của chính quyền địa phương và Trung ương, cung cấp hàng hóa, dịch vụ cơng… thế nhưng đối với tăng trưởng bao trùm hay phát triển bền vững thì hiệu quả của phân quyền tài chính vẫn chưa được khẳng định rõ ràng cả về mặt lý luận và thực tiễn. Nguyên nhân của nó nằm ở chính mặt trái của phân quyền tài chính. Chính quyền địa phương chú trọng đến chỉ tiêu tăng trưởng GDP nên ngay cả lĩnh vực cung cấp hàng hóa, dịch vụ cơng cũng được ưu tiên tập trung các hàng hóa, dịch vụ cơng có tính sản xuất mà coi nhẹ hàng hóa, dịch vụ cơng có tính phúc lợi xã hội như giáo dục, y tế, bảo đảm xã hội. Cùng với đó thì quyền tự chủ của địa phương gia tăng kéo theo tình trạng chủ nghĩa bảo hộ địa phương, chia cắt về thị trường dịch vụ cơng, các hạng mục cơng trình cơng được đầu tư xây dựng trùng lặp ở nhiều địa phương khác nhau, ô nhiễm mơi trường. Tất cả khiến tính liên kết về cung ứng hàng hóa, dịch vụ cơng giữa các khu vực trở nên yếu kém, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân cả về vật chất và tinh thần, phát triển con người tồn diện. Ngồi ra, phân quyền tài chính cùng với quan điểm chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng GDP cũng được cho là nguyên nhân đào sâu thêm khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nơng

thơn, từ đó gia tăng thêm khoảng cách phát triển giữa các địa phương, khu vực với nhau.

Một phần của tài liệu Phân quyền tài chính tại Trung Quốc từ năm 1992 tới nay và một số gợi mở cho Việt Nam. (Trang 131 - 136)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(187 trang)
w