Quản lý hoạt động học tập của sinh viên

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY (Trang 29 - 31)

2. NỘI DUNG

2.3. Nội dung quản lý hoạt động đào tạo GVMN theo tiếp cận phát

2.3.5. Quản lý hoạt động học tập của sinh viên

Quản lý hoạt động của học sinh là quản lý việc học tập, tu dưỡng theo các quy chế của nhà trường. Tổ chức các hoạt động giáo dục để học sinh yên tâm học tập, phấn đấu. Quản lý hoạt động của học sinh bao hàm quản lý thời gian, quản lý nề nếp, kỷ cương trong học tập của học sinh, quản lý việc học

tập tại trường của học sinh, phối hợp các lực lượng giáo dục quản lý hoạt động học tập của học sinh, quản lý đổi mới phương pháp học tập, quản lý tinh thần, thái độ, ý thức tham gia các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

Ngoài quản lý hoạt động học tập của học sinh còn là quản lý học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác của họ trong quá trình GD - ĐT: theo dõi, tìm hiểu để nắm bắt được những biểu hiện tích cực và tiêu cực trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện cũng như biến đổi nhân cách của học sinh.

Khuyến khích học sinh phát huy các yếu tố tích cực, khắc phục các yếu tố tiêu cực, phấn đấu vươn lên đạt kết quả học tập ngày càng cao.

Hướng dẫn nội quy, quy định của trường và các cấp có liên quan cho các em.

Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, thể dục thể thao, văn nghệ, hoạt động đồn thể để lôi kéo các em vào các hoạt động lành mạnh.

Quản lý hoạt động học tập của học sinh hệ CĐ thực chất là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh trong quá trình đào tạo, bao gồm các nội dung sau:

- Tổ chức xây dựng và thực hiện nội quy học tập của học sinh.

- Chỉ đạo phịng đào tạo, khoa chun mơn, giáo viên xây dựng kế hoạch học tập, các hình thức học tập.

- Học sinh được đảm bảo các chế độ chính sách xã hội và các quyền lợi khác, được tạo điều kiện hoạt động học tập.

- Cơng tác rèn luyện chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống cho học sinh. - Quản lý hoạt động học của học sinh thông qua danh sách điểm danh, đánh giá của giáo viên và kết quả học tập của học sinh. Tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của học sinh. Đảm bảo tính khách quan, đảm bảo tính tồn diện, đảm bảo tính thường xun có hệ thống và đảm bảo tính phát triển đáp ứng được nhu cầu của mục tiêu giáo dục.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w