Bên cạnh những điểm tích cực trong cơng cuộc tự động hố tại các ngân hàng, thì

Một phần của tài liệu BÀI tập lớn môn NĂNG lực số ỨNG DỤNG đề tài robotic process automationtự động hóa quy trình robot cho các doanh nghiệp (Trang 42 - 44)

vẫn còn tồn đọng những thách thức dẫn tới việc chậm thay đổi của các ngân hàng tại Việt Nam:

• “Lười” thay đổi:

+ Mặc dù, những lợi thế mà RPA đem lại cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính là khơng phải bàn cãi, nhưng nhiều lãnh đạo các ngân hàng vẫn lưỡng lự trong việc triển khai RPA vào quy trình vận hành. Khảo sát của ACCA cho thấy có tới hơn một nửa số người được phỏng vấn chưa áp dụng RPA vào doanh nghiệp. Tuy vậy, một nửa còn lại cũng chỉ dừng lại ở giai đoạn thử nghiệm hay đã tìm đến các giải pháp trợ lí ảo này nhưng chưa tận dụng triệt để.

+ Có thể khẳng định rằng áp dụng và vận hành thành cơng RPA vơ cùng khó vì nó địi hỏi sự đồng thuận ban đầu của các lãnh đạo doanh nghiệp. Tại các doanh nghiệp, ngân hàng truyền thống, việc áp dụng thay đổi tư duy và cách thức quản lí

ảnh hưởng khơng nhỏ tới sự trì trệ mà các ngân hàng tại Việt Nam đang gặp phải. Điều này cũng vơ hình chung gây ra sự giảm tốc độ trao đổi làm ăn, gây thất thu và phát sinh các chi phí khơng cần thiết. Có thể nói, sự trì hỗn trong việc áp dụng các mơ hình mới tại các ngân hàng cịn nằm ở lối tư duy và sự thiếu kiến thức về cách hoạt động của cơng nghệ.

• Quản lí yếu kém, tổ chức khơng rõ ràng và quy trình được áp dụng chưa phù hợp: + Trước khi tiến hành áp dụng RPA, xác định rõ quy trình là một bước vơ cùng quan

trọng và thiết yếu vì nó sẽ ảnh hưởng tới chất lượng đầu ra của sản phẩm. Đa phần các ngân hàng hay các tổ chức doanh nghiệp tại Việt Nam chưa thực hiện kĩ bước này dẫn đến việc kém hiệu quả, gây ra tác động không tốt đến vai trò của các cá nhân trong doanh nghiệp. Việc triển khai một công nghệ cao như RPA yêu cầu việc phân bổ vị trí và các vai trị phải thật rõ ràng ngay từ đầu vì nó có thể gây tác động tới sự liên kết của cả bộ máy tổ chức.

+ Khi triển khai RPA, các ngân hàng hiện nay thường mắc phải vấn đề chung trong việc phân bổ trách nhiệm trong công ty. Để giải quyết vấn đề này cần xác định rõ ai đảm nhiệm tác vụ nào mà RPA có thể thực hiện. Ngồi ra, các lãnh đạo cũng cần hiểu rõ về các chức năng của RPA, để từ đó phân bổ nguồn lực một cách hợp lí hơn.

• Cơ sở hạ tầng cũ tại các ngân hàng Viêt Nam khó tương thích với cơng nghệ cao cấp như RPA

+ Hiện nay, các ngân hàng truyền thống tại Việt Nam vẫn đang làm việc trong một cơ sở hạ tầng cũ với việc giải quyết các tác vụ theo cách truyền thống. Điều này vơ hình chung trở thành một vấn đề rất lớn dẫn đến việc các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay chậm chuyển đổi số. Là những doanh nghiệp đặc biệt, yêu cầu các ngân hàng phải xử lí và phân tích một khối lượng dữ liệu khổng lồ, dẫn đến sự trì hỗn trong việc chuyển đổi số, khiến cho các ngân hàng bị chậm lại so với các kiểu doanh nghiệp khác. Hơn nữa, để thay đổi toàn bộ hệ thống và cơ sở hạ tầng của

tồn bộ doanh nghiệp u cầu một khoản chi phí rất lớn và tốn kém, điều này cũng khiến cho các chủ doanh nghiệp không muốn thay đổi ngay.

+ Triển khai một công nghệ cao cấp như RPA vào các doanh nghiệp phức tạp như ngân hàng giúp giải quyết vô số vấn đề nan giải và để thực hiện được điều đó thì chuyển đổi số phải làm đúng và thực hiện triệt để. Vì thế, các ngân hàng phải có một cơ sở hạ tầng tập trung nhằm tăng tốc trong việc áp dụng công nghệ RPA này. Tại Việt Nam, cơ sở hạ tầng cũng đang dần thay đổi theo thời gian để có thể thích nghi được với các cơng nghệ hiện đại như RPA. Nếu chúng ta thay đổi quá muộn, các nhân viên sẽ khó làm quen với cơng nghệ này, thậm chí nó có thể phức tạp hố nhiều vấn đề vì thiếu đi các hệ thống quan trọng hỗ trợ nâng cấp điện toán đám mây hay các cơ sở hạ tầng trong thời gian thực.

Một phần của tài liệu BÀI tập lớn môn NĂNG lực số ỨNG DỤNG đề tài robotic process automationtự động hóa quy trình robot cho các doanh nghiệp (Trang 42 - 44)