- Quy định về quản lý Hồ Tây do UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số
2.3. Cơ sở thực tiễn và bài học kinh nghiệm 1 Quốc tế
2.3.1. Quốc tế
Nhật bản
Hồ Biwa, hồ nước ngọt lớn nhất Nhật Bản, khơng chỉ có ý nghĩa về mặt địa lý đời
sống; mà đây còn là nguồn cảm hứng bất tận cho nghệ sĩ, tạo lên những tác phẩm bất hủ lưu truyền muôn đời về một thắng cảnh, và cũng về một nét đẹp văn hóa của một vùng đất giáp cố đô giàu truyền thống lâu đời.
Hồ Biwa với diện tích 670,4, đây là hồ nước ngọt lớn nhất, có vị trí gần như ở
trung tâm đất nước Nhật Bản: thuộc 1/6 tỉnh Shiga, mở rộng ra cả xung quanh vùng
Kinki, phía tây bắc Osaka và phía đơng bắc cố đơ Kyoto. Hồ được tạo lên từ những
con sông nhỏ chạy từ các ngọn núi quanh vùng; có cửa chính là sơng Seta (sau là sông Uji) hợp lưu cùng sông Katsura và Kizu rồi chảy ra biển nội địa Seto ở vịnh
Osaka.
Hồ là nguồn nước ngọt quý báu giúp nuôi dưỡng khoảng 15 triệu dân khu vực Kansai đồng thời cung cấp nguồn tài nguyên nước phục vụ cho ngành công nghiệp dệt may của vùng. Đây cũng là nơi lưu trú, sinh sản của nhiều loài cá nước ngọt quý hiếm, tiêu biểu là cá hồi chấm đồng thời tạo điều kiện thuận lợi phát triển nghề nuôi cấy ngọc trai tại địa phương. Không chỉ mang ý nghĩa địa lý, đời sống, kinh
tế, xã hội không thể thay thế, hồ Biwa còn là địa điểm đặc biệt thu hút khách du lịch bởi những cảnh quan tự nhiên và nhân tạo đặc sắc.
Trên mặt hồ Biwa, du khách có thể thấy thấp thống xa xa dáng hình chiếc cổng
Torii màu đỏ của ngôi đền Shirahige được xây trên mép nước. Cổng Torii, một hiện
diện thường được thấy ở lối vào hoặc trong các đền thờ Thần đạo, là một nét văn hóa đặc trưng của xứ sở mặc trời mọc, có ý nghĩa như một tạo vật đánh dấu sự chuyển đổi từ nơi trần tục tới nơi thiêng liêng.
Cổng Torii, ngay trước đền Shirahige, nằm trên mép nước hồ Biwa, vì thế, lại
càng trở nên đẹp với ý nghĩa đầy thiêng liêng. Đó có lẽ khơng chỉ là sự giao thoa giữa trần gian, thế tục với linh thiêng, vĩnh hằng mà còn như rộng hơn, là tiếp điểm giao hòa giữa trời, đất với sông nước mênh mông. Chẳng vậy mà khung cảnh chiếc cổng Torii trên mép nước hồ Biwa đã thu hút bao nghệ sĩ chụp ảnh chuyên nghiệp đến để kịp ghi dấu lại mọi khoảnh khắc trong ngày của nơi linh thiêng này.
Qua cổng Torii, đến ngôi đền Shirahige, du khách sẽ cảm nhận thấy một nguồn năng lượng dâng trào. Bởi đền Shirahige, được xây dựng trên vùng đất hội tụ linh khí, năng lượng của cả khu vực. Đền thờ thần Choanjurojin, một trong thất phúc thần của Miura với mong ước vị thần bảo vệ biển cả sẽ mang đến sự bình yên cho những chuyến đánh bắt của ngư dân trong vùng.
Bên hồ Biwa, dọc theo bãi biển phía tây bắc là nhiều địa điểm du lịch biển thu hút khách tham quan: bãi biển Shiga và Omi-Maiko, Vườn bách thảo dưới nước
Mizunomori hay Bảo tàng hồ Biwa… Cùng với đó, Vườn quốc gia Hồ Biwa nằm
giữa hai tỉnh Shiga và Kyoto là vườn quốc gia ngập nước có tầm quan trọng khơng chỉ với riêng Nhật Bản mà còn với cả thế giới; nơi lưu giữ, bảo tồn nhiều loài sinh vật nước ngọt quý hiếm có tên trong sách đỏ thế giới.
Bên cạnh đấy, Thung lũng Biwako, nằm giữa hồ Biwa và núi Mt.Horai là một địa điểm lý tưởng để hưởng thụ trọn vẹn nét đẹp trong ngày đông Nhật Bản khi mà đông đến, cả thung lũng trở thành một thiên đường với những dãy đồi phủ đầy tuyết trắng, được điểm xuyết bằng những vườn hoa đua nở giữa mùa đông ở các thị trấn nhỏ quanh vùng.
Trong những năm 1970, chất lượng nước ở hồ Biwa đã xấu đi nghiêm trọng do dân số tăng và sự xuất hiện của hàng loạt các nhà máy mới cùng với nhiều nhân tố
khác trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao của Nhật Bản. Hậu quả là vào cuối những năm 1970, hiện tượng thủy triều đỏ đã xuất hiện.
Trong bối cảnh đó, chính quyền tỉnh Shiga đã phối hợp với các viện nghiên cứu tiến hành phân tích và phát hiện nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là do phốt-pho có trong các chất tẩy rửa tổng hợp.
Sau đó, chính quyền và người dân Shiga đã có nhiều nỗ lực để thay đổi tình hình. Đáng chú ý, vào tháng 7/1980, tỉnh Shiga đã thông qua quy định về việc xả thải phốtpho và nitơ ra hồ Biwa, đồng thời xây dựng các nhà máy xử lý nước thải và phát triển các cơng nghệ xử lý nước thải tiên tiến có khả năng loại bỏ phốtpho và nitơ trong nước thải.
Nhờ vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường nước ở hồ Biwa đã được giải quyết và giờ đây, Biwa đã trở thành một trong những thắng cảnh đẹp ở Nhật Bản.
Được thành lập năm 1998, Giải thưởng Nước Nhật Bản là một giải thưởng lớn ghi nhận các đóng góp của các tổ chức/cá nhân cho việc bảo vệ và cải thiện mơi trường nước ở trong và ngồi nước.
2.3.2. Việt nam
Hồ Hồn Kiếm cịn được gọi là Hồ Gươm là một hồ nước ngọt tự nhiên nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội. Hồ có diện tích khoảng 12 ha. Trước kia, hồ cịn có các tên gọi là hồ Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm), hồ Thủy Quân (dùng để duyệt thủy binh), hồ Tả Vọng và Hữu Vọng (trong thời Lê mạt).
Nhằm phát huy giá trị văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh di tích chung quanh hồ Hồn Kiếm, góp phần tạo khơng gian sinh hoạt cộng đồng và đẩy mạnh phát triển du lịch, UBND quận Hoàn Kiếm đã phối hợp các đơn vị liên quan, đơn vị tư vấn nghiên cứu xây dựng phương án cải tạo chỉnh trang khu vực hồ, hướng tới chuyển đổi chức năng giao thông sang chức năng du lịch, dịch vụ cho toàn khu vực. Những yêu cầu đặt ra trong quá trình xây dựng các phương án thiết kế là phải gia tăng kết nối giữa hồ với khu vực chung quanh; nâng cao tính tiện nghi cho người đi bộ và nâng cao giá trị các di sản văn hóa lịch sử, kiến trúc, cảnh quan hồ. Vì vậy, tồn bộ các nội dung như: hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các trang thiết bị chung quanh hồ; hệ thống cây xanh, hệ thống chiếu sáng; các cơng trình kiến trúc, di tích… đều được nghiên cứu để đề ra biện pháp cải tạo.
Tư vấn thiết kế đã xác định bảy khu vực là những điểm nhấn chính chung quanh hồ, cần điều chỉnh tạo kết nối hài hòa với khu vực phố cổ gồm: Tháp Hòa Phong, vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ, khu vực đền Bà Kiệu, quảng trường Ðông Kinh Nghĩa Thục, đền thờ Vua Lê, không gian ngã tư Hàng Khay- Bà Triệu và không gian ngã tư Hàng Khay- Hàng Bài. Tại những khu vực này, hạ tầng kỹ thuật sẽ đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi bộ, đồng thời mở ra không gian chiêm ngưỡng giá trị cảnh quan. Ðường dạo quanh hồ và kè đá ven hồ cũng có những phương án cải tạo nhằm tôn vẻ đẹp không gian cây xanh, mặt nước.
Hệ thống cây xanh là một trong những giá trị làm nên nét đặc sắc của cảnh quan hồ. Vì vậy, dự án đã đặt vấn đề nâng cao giá trị này bằng cách tổ chức trồng cây hoa và cây lá mầu kết hợp tạo điểm nhấn mầu sắc sinh động đa dạng, truyền tải sức sống thiên nhiên của bốn mùa trong năm. Theo đó, sẽ quy hoạch vườn hoa chung quanh hồ thành sáu vùng chính: vườn hoa mùa xuân, vườn hoa mùa hạ, vườn hoa mùa thu, vườn hoa mùa đông, vườn hoa Lý Thái Tổ và khu vực đặt vườn hoa lập thể. Bên cạnh tôn tạo cảnh quan bằng vẻ đẹp hoa lá tự nhiên, việc kết hợp khéo léo ánh sáng nhân tạo cũng đóng vai trị quan trọng làm tăng giá trị của khu vực.
Các giải pháp chiếu sáng cũng được nghiên cứu kỹ với những lớp ánh sáng như: Lớp chiếu sáng Tháp Rùa và Ðền Ngọc Sơn bằng ánh sáng hổ phách, nhằm tôn lên các chi tiết kiến trúc, trả lại vẻ đẹp cổ kính hiện nay đang bị mất đi do chiếu sáng với cường độ chưa phù hợp. Lớp chiếu sáng dưới mặt nước nhằm đem lại vẻ đẹp huyền ảo cho mặt hồ. Lớp chiếu sáng cây, đường đi bộ, ghế ngồi… thay đổi theo mùa. Lớp chiếu sáng các cơng trình điểm nhấn chung quanh hồ tạo thành tổng thể thống nhất…
Phó Chủ tịch UBND quận Hồn Kiếm Phạm Tuấn Long cho biết: Ngay trong thời gian triển lãm trưng bày phương án thiết kế, ban tổ chức đã nhận được hơn 850 ý kiến đóng góp, với tỷ lệ ý kiến ủng hộ đạt 96%. Số ý kiến cịn lại có những góp ý, đề xuất cụ thể với từng nội dung của phương án. Căn cứ vào đây, phương án tiếp tục được nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đơ thị Việt Nam Trần Ngọc Chính góp ý: Cần tiếp tục nghiên cứu giải pháp cải tạo mặt đứng trên các tuyến phố Cầu Gỗ, Hàng Dầu để tránh sự đơn điệu. Các cơng trình kiến trúc khác cần được chỉnh trang trên cơ sở tơn trọng hình thức kiến trúc ban đầu. Hạn chế xây dựng các cơng trình cao tầng. Các
nội dung thiết kế khác phải tạo nên sự gắn kết tổng thể, tránh những tác động lớn làm biến đổi hiện trạng. Quá trình thực hiện cải tạo, chỉnh trang nên theo phương thức đơn giản, dễ bảo dưỡng, bảo trì; sử dụng vật liệu bền vững và thân thiện mơi trường.
Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội Ðào Ngọc Nghiêm nhất trí việc cải tạo hệ thống cây xanh quanh hồ trên cơ sở nhận diện đầy đủ cây xanh di sản để có giải pháp thích hợp. Về vườn hoa, có thể phân thành sáu khu vực như thiết kế, nhưng khơng nên phân theo mùa, mà nên hịa lẫn hoa các mùa để bảo đảm đồng nhất các khu vực quanh hồ. Việc phân lớp chiếu sáng là hợp lý, song chưa nên đề cập đến việc chiếu sáng đáy hồ, bởi cần xem xét kỹ sự tác động của chiếu sáng tới hệ sinh thái đa dạng trong lòng hồ. Kiến trúc sư Ðào Ngọc Nghiêm cũng cho rằng: Khi cải tạo, chỉnh trang cơng trình trên các tuyến phố cần nghiên cứu kỹ đặc trưng không gian từng tuyến phố; lập danh mục cơng trình kiến trúc có giá trị thật chuẩn xác về tiêu chí, cần kế thừa các nghiên cứu về vấn đề này. Dự án cũng cần đề cập đến các điểm dừng xe điện, kết hợp các ki-ốt dịch vụ, nhà ga tàu điện ngầm... Theo kiến trúc sư Nguyễn Tấn Vạn (Hội Kiến trúc sư Việt Nam), cần nhấn mạnh việc giảm bớt diện tích cho phương tiện lưu thơng, tăng diện tích đường cho người đi bộ. Nên chuyển bến xe ra khỏi phạm vi hồ Hồn Kiếm, dành đất cho khơng gian công cộng tạo không gian rộng để tổ chức các sự kiện văn hóa; tổ chức vườn hoa, cây cối theo chuyên đề đặc trưng tạo sự hấp dẫn.
Các ý kiến góp ý đã được quận Hoàn Kiếm và đơn vị tư vấn thiết kế tiếp thu và có sự điều chỉnh trong q trình hồn thiện phương án. Mới đây, tại cuộc họp về việc triển khai dự án nêu trên, UBND thành phố đã thống nhất chủ trương thực hiện theo hướng giao quận Hoàn Kiếm tiếp tục triển khai dự án "Cải tạo nâng cấp hè, đường dạo, thoát nước vườn hoa và duy tu phần kè hồ hỏng chung quanh hồ Hoàn Kiếm". Trong đó có bổ sung các hạng mục "Cây xanh và cảnh quan chung quanh hồ Hoàn Kiếm" và "Chiếu sáng chung quanh hồ Hoàn Kiếm". Với phần lớn ý kiến nhất trí cũng như những góp ý thiết thực, phương án cải tạo chỉnh trang khu vực hồ Hoàn Kiếm sẽ sớm được hoàn thiện và dự kiến được triển khai vào quý II năm nay.