Các bệnh lý nền của PP/RP với tổn thương đa thùy phổi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu viêm phổi nặng dai dẳngtái diễn ở trẻ em được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương (Trang 31 - 33)

Rối loạn miễn dịch hệ thống

Suy giảm miễn dịch tiên phát Suy giảm miễn dịch mắc phải

Rối loạn miễn dịch khu trú (bất thường cơ chế bảo vệ của niêm mạc) Bệnh di truyền

Bệnh xơ nang (cystic fibrosis)

Rối loạn vận động nhung mao tiên phát Rối loạn thần kinh - cơ

Bệnh thần kinh trung ương Bệnh cơ hoặc thần kinh ngoại vi Yếu cơ hô hấp

Bất thường đường thở

Giãn phế quản vô căn hoặc sau nhiễm trùng Đa vịng sụn khép kín

Nhuyễn phế quản lan tỏa Tắc nghẽn đường thở chính

Chèn ép đường thở do tim to hoặc mạch máu lớn Vịng mạch (vascular rings/slings)

Hội chứng hít tái diễn

Trào ngược dạ dày thực quản nặng Lỗ rò type H xuất hiện muộn, đơn độc Hội chứng rối loạn nhu động thực quản Hít phải thuốc nhỏ mũi/dầu

Khe hở thanh quản Bệnh tự miễn

Hội chứng chảy máu phổi

Bệnh viêm phế quản phổi dị ứng do nấm Aspergillus Bệnh u hạt

Phù phổi tái phát (tim bẩm sinh shunt trái sang phải; suy tim) Độc tính của thuốc

Khi PP/RP đi kèm ho đờm, suy tụy, sa trực tràng, rối loạn điện giải, bệnh gan, polyp mũi, bệnh xơ nang nên được loại trừ bằng test mồ hôi hoặc phân tích gen 49.

Các đặc điểm của bệnh rối loạn vận động nhung mao tiên phát bao gồm suy hô hấp trong giai đoạn sơ sinh, bất thường vị trí các phủ tạng, sổ mũi từ thời kì sơ sinh, viêm tai giữa cùng giảm thính lực, ho đờm mạn tính dẫn đến nhiễm trùng đường hơ hấp tái diễn, tiền sử gia đình có người mắc bệnh này 50.

Các bệnh lý suy giảm miễn dịch cần được nghĩ tới ở trẻ có tiền sử nhiễm trùng nặng tại các cơ quan hoặc hệ thống khác (ví dụ: da hoặc đường tiêu hóa), hoặc viêm phổi liên quan đến các vi khuẩn cơ hội, hoặc các nhiễm trùng dai dẳng, kéo dài 51,52. Trong thực hành lâm sàng, các vấn đề như giảm kháng thể, rối loạn hoạt động của bổ thể, bất thường bạch cầu hạt trung tính cần được chẩn đốn và điều trị sớm nhất có thể, việc nhận biết và kiểm soát sớm các vấn đề này sẽ giúp cho bảo tồn chức năng và sự phát triển của phổi 52. Tiền sử sử dụng thuốc cần được khai thác thận trọng, ngay cả những thuốc tự kê đơn, vì có thể liên quan đến tình trạng suy giảm miễn dịch của bệnh nhân 52,53.

Triệu chứng lâm sàng quan trọng trong chẩn đoán PP/RP liên quan đến hội chứng chảy máu phổi là thiếu máu thiếu sắt dai dẳng và trẻ ho hoặc nuốt đờm có máu 54.

Trẻ với các rối loạn thần kinh mạn tính thường có các biểu hiện hơ hấp

55. Cơ chế gây bệnh bao gồm hội chứng hít tái diễn, xảy ra thứ phát sau trào ngược dạ dày thực quản; và/hoặc rối loạn nuốt và giảm làm sạch chất nhầy đường thở; hoặc do giảm trương lực cơ và phản xạ ho do sử dụng các thuốc chống động kinh kéo dài 56,57. Hoạt động ho là một cơ chế bảo vệ quan trọng, đòi hỏi sự hoạt động cơ có hiệu quả, đặc biệt là các cơ hơ hấp. Vì thế, các tình trạng ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của cơ sẽ dẫn đến ứ đọng chất nhầy, xẹp phổi và nhiễm trùng tái diễn 55. Cuối cùng, béo phì, một bệnh lý thời đại mang tính tồn cầu, ngay cả ở trẻ em, sẽ làm tăng nguy cơ viêm phổi do hít 58.

Trên thực tế, ngay cả khi đã đánh giá tất cả các bệnh lý nền có thể xảy ra, vẫn có một tỷ lệ nhất định trẻ PP/RP khơng tìm được nguyên nhân 3. Hiện chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá về bệnh lý nền trên nhóm bệnh nhân sPP/RP cần nhập ICU. Mơ hình bệnh ở nhóm trẻ này có thể khác biệt với nhóm PP/RP nói chung. Mức độ nặng của viêm phổi khiến trẻ nhập ICU có thể liên quan đến các bệnh lý nền khó chẩn đốn, khó điều trị hoặc khơng điều trị được.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu viêm phổi nặng dai dẳngtái diễn ở trẻ em được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)