Thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu viêm phổi nặng dai dẳngtái diễn ở trẻ em được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương (Trang 36 - 37)

Chương 1 TỔNG QUAN

1.4. TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN TRẺ VIÊM PHỔI DAI DẲNG/TÁI DIỄN

1.4.2. Thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng

Bước thứ hai trong tiếp cận chẩn đoán trẻ PP/RP là thăm khám lâm sàng và chỉ định các thăm dò cận lâm sàng. Các thăm khám lâm sàng cần được tiến hành một cách có hệ thống ở tất cả các cơ quan 3,45.

Đánh giá tồn trạng có thể giúp nhận ra những dị tật bẩm sinh, kiểm tra sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Cân nặng, chiều cao, vòng đầu của trẻ cần được đo chính xác và so sánh với chỉ số của trẻ bình thường cùng lứa tuổi. Một dấu hiệu ngón tay dùi trống (clubbing) sẽ chỉ dẫn cho tồn bộ việc thăm khám lâm sàng còn lại và các thăm dị cận lâm sàng, vì có thể gợi ý bệnh phổi mạn tính hoặc tim bẩm sinh có tím.

Cần lưu ý rằng, khám tai mũi họng là một phần không thể thiếu của khám hệ thống hô hấp. Sự xuất hiện của các polyp mũi thường liên quan đến CF ở trẻ da trắng. Cũng cần đánh giá các dấu hiệu của viêm mũi trong khi thăm khám tai mũi họng, cũng như tìm các biểu hiện của viêm mũi dị ứng. Viêm mũi mạn tính hay các triệu chứng giống cảm cúm kéo dài có thể liên quan tới hen phế quản. Sự chảy thành dòng ở mũi sau (posterior nasal dribbling) là một nguyên nhân đã được biết đến của RP. Việc khám tai nên chú ý sự xuất hiện của các lỗ thủng màng nhĩ, có thể liên quan đến các rối loạn về miễn dịch.

Khám ngực cần được tiến hành toàn diện, kiểm tra các sẹo mổ từ các lần phẫu thuật trước đó, nghe thơng khí phổi, phát hiện tiếng khò khè, so sánh với các ghi nhận trong các hồ sơ y tế trước đó có thể giúp định khu tổn thương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu viêm phổi nặng dai dẳngtái diễn ở trẻ em được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)