Biện pháp phòng trừ: Tương tự sâu đục thân mình trắng 5 Rệp sáp (Pseudococus spp.)

Một phần của tài liệu 2. Quy trinh canh tac ca phe voi UDCNC (Trang 33 - 34)

III. SÂU BỆNH HẠI CHÍNH VÀ BIỆN PHÁP PHỊNG TRỪ A BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI TỔNG HỢP

c. Biện pháp phòng trừ: Tương tự sâu đục thân mình trắng 5 Rệp sáp (Pseudococus spp.)

5. Rệp sáp (Pseudococus spp.)

a. Đặc điểm hình thái

- Rệp trưởng thành có hình bầu dục, trên mình có nhiều sợi sáp dài trắng xốp. Trưởng thành đực mình thon dài, có cánh khơng có sáp, mắt to đen, râu và chân có nhiều lơng ngắn.

- Trứng bầu dục dính với nhau thành ổ trịn, bên ngồi có lơng tơ bao phủ. - Rệp non mới nở màu hồng. Chưa có sáp bên mình, chân khá phát triển. - Vòng đời của rệp sáp từ 29 – 42 ngày

b. Tập quán sinh sống và gây hại

- Cà phê thường bị 2 loại rệp sáp gây hại: hại chùm quả, lá và hại rễ. + Loài rệp sáp hại lá và chùm quả: rệp bắt đầu đẻ trứng vào mùa mưa ở các kẽ lá, nụ hoặc chùm quả non. Rệp non sau khi nở, nhanh chóng tìm nơi sinh sống cố định. Mùa mưa sinh sản rất nhiều làm quả rụng. Rệp hút chất dinh dưỡng làm cho quả bị vàng, rụng, làm giảm năng suất và chất lượng quả.

Hình 33. Rệp sáp hại chùm hoa, chùm quả

+ Rệp sáp hại rễ thì sinh sống ở quanh rễ, dưới đất, tạo ra một lớp bọc không thấm nước ở quanh trục rễ. Những cây bị hại lá vàng, héo và chết.

34

Hình 34. Rệp sáp hại rễ

c. Biện pháp phòng trừ

- Sau khi thu hoạch cắt tỉa cành, vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ để hạn chế sự lây lan do kiến.

- Thường xuyên kiểm tra vườn cây nhất là vào mùa, năm khơ hạn; tưới nước, bón phân đầy đủ hạn chế sự phát triển của rệp sáp.

- Khi thấy khoảng 10% số chùm quả trên cây bị rệp gây hại có thể sử dụng thuốc có các hoạt chất sau để phun trừ rệp sáp cà phê, bao gồm:

Cypermethrin (SecSaigon 50EC); Chlorpyrifos Ethyl (Acetox 40EC; Anboom

40EC; Mapy 48EC; Tipho-sieu 400EC); Spirotetramat (Movento 150OD); Cypermethrin + Profenofos (Polytrin P 440EC), .... Phun 2 - 3 lần cách nhau 7 -

10 ngày. Chú ý chỉ phun trên những cây có rệp gây hại.

- Đối với rệp sáp hại rễ: Thường xuyên kiểm tra phần cổ rễ cà phê, nếu thấy mật độ cao (trên 100 con/gốc ở vùng cổ rễ sâu 0 - 20 cm) thì tiến hành xử lý thuốc theo phương pháp sau: bới đất xung quanh vùng cổ rễ theo dạng hình phễu cách gốc 10 cm, sâu 20 cm. Tưới nước thuốc kết hợp dầu khoáng, chất trải.

Một phần của tài liệu 2. Quy trinh canh tac ca phe voi UDCNC (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)