59 Bón các loại phân NPK hoặc SA có hàm lượng lưu huỳnh cao ≥8%.

Một phần của tài liệu 2. Quy trinh canh tac ca phe voi UDCNC (Trang 59 - 61)

- Nấm gây hại rễ: Khi bị gây hại toàn bộ lá trên cây bị vàng và lá bị

e. Phòng trừ hiện tượng vàng lá do thiếu dưỡng chất

59 Bón các loại phân NPK hoặc SA có hàm lượng lưu huỳnh cao ≥8%.

- Bón các loại phân NPK hoặc SA có hàm lượng lưu huỳnh cao ≥8%. * Thiếu Boron (Bo)

- Triệu chứng thiếu Bo là các chồi ngọn bị chết, phần mới mọc lên hình thành như cái quạt. Lá biến dạng mạnh, dài ra và hẹp bề ngang lại, dày lên. Chóp lá chuyển sang màu xanh nhạt. Thiếu Bo thường xảy ra vào giữa và cuối mùa mưa.

Hình 63. Triệu chứng cây cà phê thiếu Bo

- Phun dung dịch Bo với nồng độ 0,1% (Bortrac 10,9% ww liều lượng 0,8 - 1,0 lít/ha) hoặc bón Borax (20 - 25kg/ha) vào đất quanh tán cây

* Thiếu Mangan (Mn)

- Cây thiếu Mangan có biểu hiện cặp lá trưởng thành cuối cùng từ màu vàng hơi nhạt hoặc xanh ô lưu chuyển sang màu vàng chanh sáng có những đốm trắng. Bệnh nặng thì các cặp lá tiếp theo cũng vàng đi ở mức độ nhẹ hơn.

- Bệnh thường xuất hiện vào đầu mùa mưa khi sinh trưởng của cây rất mạnh và thường xảy ra trên đất có độ pH cao.

Hình 64. Triệu chứng cây cà phê thiếu Mangan

- Khắc phục bằng cách phun dung dịch MnSO4 0,4 %. * Thiếu Kẽm (Zn)

- Phiến lá có màu vàng nhạt, gân lá xanh sẫm. Lá nhỏ hơn bình thường hình mũi mác, rìa lá cong vào trong, đốt ngắn, lá mọc thành dạng chùm. Thiếu Zn thường xảy ra vào giữa và cuối mùa mưa.

60

Hình 65. Triệu chứng cây cà phê thiếu Kẽm

- Bón kẽm sulfat vào gốc (25 - 30kg/ha) hoặc phun dung dịch kẽm với nồng độ 0,125% cho hiệu quả nhanh (Zintrac 40%ww liều lượng 1,0 - 1,25 lít/ha)

* Thiếu Sắt (Fe)

- Xuất hiện ở lá non, lá có màu vàng nhưng gân lá cịn xanh gần giống với triệu chứng thiếu kẽm nhưng khác ở chỗ lá không nhỏ hơn lá bình thường. Thiếu sắt thường xảy ra vào giữa và cuối mùa mưa.

Hình 66. Triệu chứng cây cà phê thiếu Sắt

- Thiếu sắt thường rất ít xảy ra, hoặc có thể phát sinh do cùng một lúc thiếu các nguyên tố khác như Đạm, Kẽm, Magiê. Bón Chelate sắt cho cây với liều lượng 20 - 30kg/ha.

D. CỎ DẠI

Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng và tác hại lớn nhất ở giai đọan mới trồng cà phê đến 4 năm. Cỏ phát triển nhanh có thể chụp lên cà phê con. Các lọai cỏ quan trọng là:

- Cỏ Tranh : Imperata cylindrica - Cỏ Gấu : Cyperus rotundus - Cỏ Mỹ : Sorghum halepense - Cỏ Lá gừng : Panicum repens

Cỏ tranh tác hại quan trọng lúc mới trồng trên đất mới khai phá. Cỏ tranh có thân ngầm cũng như cỏ lá gừng. Rễ tranh thường phân bố trên lớp đất mặt sâu khoảng 10-15cm. Các thân ngầm bị cắt đọan nảy mầm nhanh sau khi khai phá đất.

Một phần của tài liệu 2. Quy trinh canh tac ca phe voi UDCNC (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)