THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN 1 Kỹ thuật thu hoạch

Một phần của tài liệu 2. Quy trinh canh tac ca phe voi UDCNC (Trang 61 - 63)

1. Kỹ thuật thu hoạch

Quả cà phê được thu hoạch bằng tay và được thực hiện làm nhiều đợt (ít nhất 2 đợt) trong một vụ để thu hái kịp thời những quả chín trên cây. Khơng thu hái quả xanh non, không được tuốt cả cành, không làm gãy cành.

2. Yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm thu hoạch

Sản phẩm thu hoạch có tỷ lệ quả chín đạt từ 95% trở lên (bao gồm cả quả chín vàng và chín đỏ) và tỷ lệ tạp chất không quá 0,5%. Đợt tận thu cuối vụ, tỷ lệ quả chín đạt trên 80%.

Hình 67. Hái tỉa những quả cà phê chín

Hình 68. Sản phẩm cà phê thu hoạch

62

3. Bảo quản

a. Quả cà phê tươi

- Quả cà phê sau khi thu hoạch phải được chuyên chở kịp thời đến nơi chế biến. Nếu chế biến ướt không để quá 24 giờ. Nếu chế biến khô, phơi trên sân bê tông hoặc sân đất nện, vải bạt, độ dày không quá 30 cm và thường xuyên cào đảo, phải có bạt che khi trời mưa.

- Phương tiện vận chuyển và bao bì đựng quả cà phê phải sạch, không nhiễm mùi phân bón, thuốc BVTV, mùi lạ... Trường hợp không vận chuyển hay chế biến kịp thời, quả cà phê phải được đổ trên nền khơ ráo, thống mát, khơng được đổ đống dày quá 30 cm và phải cào đảo thường xuyên.

b. Bảo quản cà phê khô

Cà phê thành phẩm khi đưa vào bảo quản trong kho phải được phơi, sấy khô đạt ẩm độ tiêu chuẩn (đối với cà phê quả khơ và cà phê thóc từ 9 - 120

; cà phê nhân < 12,50) và không để cà phê bị ướt trở lại. Giảm tỷ lệ tạp chất trong cà phê thành phẩm xuống mức thấp nhất, tối đa khơng q 0,5%. Trong q trình bảo quản phải thường xuyên kiểm tra độ ẩm của cà phê trong kho.

Nhà kho phải có kết cấu vững chắc, mái không dột, chống được chim, chuột xâm nhập. Nền kho phải cao so với xung quanh, được tráng xi măng hoặc bằng gạch men. Nhà kho phải sạch, thông thống, khơng bị ẩm hơi nước (tường, trần kho…), ẩm độ < 60%

Hình 69. Vận chuyển cà phê sau khi thu hoạch

63

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Thông tư 03/2018/TT-BNNPTNT ngày 9/02/2018 của Bộ NN&PTNT Ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam; công bố mã HS đối với thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam;

- Tiêu chuẩn ngành 10TCN 478-2001: Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cà phê vối;

- Tiêu chuẩn ngành 10TCN 479-2001: Quy trình nhân giống cà phê vối bằng phương pháp ghép;

- Quy trình tái canh cà phê vối, ban hành kèm theo Quyết định số 2085/QĐ- BNN-TT- ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Quy trình tạm thời cưa ghép cải tạo cà phê vối, ban hành kèm theo Quyết định số 39/QĐ-TT-CCN ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Cục Trồng trọt;

- Quy định sản xuất cà phê vối trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, ban hành kèm theo Quyết định số 05/2011/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng;

- Hướng dẫn áp dụng quy trình tái canh cà phê vối trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng theo văn bản số 2313/SNN-TT ngày 20 tháng 12 năm 2013 của Sở Nông nghiệp & PTNT Lâm Đồng;

- Kết quả thực hiện Đề tài “Nghiên cứu các giải pháp phòng trừ tổng hợp bệnh thối rễ, vàng lá cà phê ở Lâm Đồng” do Chi cục TT&BVTV thực hiện từ năm 2014 – 2017;

- Quy trình tưới tiết kiệm cho cà phê vối bằng công nghệ tưới phun tại gốc, ban hành kèm theo Quyết định số 5075/DANN-KHKT, ngày 06 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn;

- Quy trình tạm thời tưới nhỏ giọt cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh, ban hành kèm theo Quyết định số 5100/QĐ-BNN-TCTL, ngày 07 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Một phần của tài liệu 2. Quy trinh canh tac ca phe voi UDCNC (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)