Bọ ăn lá non làm lá thủng lỗ chỗ, lá già, lá bánh tẻ (lá chuyển sang màu

Một phần của tài liệu 2. Quy trinh canh tac ca phe voi UDCNC (Trang 41 - 42)

xanh) bị cắn mất phần thịt lá, để lại các lổ thủng khắp mặt lá, gân lá (chính và phụ) vẫn cịn.

- Bọ cánh cứng có thể cắn phá các đợt lá trên cây, giảm khả năng quang hợp làm cây con chậm phát triển.

- Trưởng thành sống ẩn nấp dưới các đống lá cây cỏ mục và ẩm trong vườn, khi phát hiện chúng giả chết.

- Thời gian hoạt động: Gây hại chủ yếu vào lúc chiều tối đến đêm, ban ngày trú ngụ nơi tối hay dưới đất.

- Cách di chuyển: Bay ngang, bám vào vật cản trên đường chúng di chuyển.

42

b. Biện pháp phòng trừ

* Biện pháp vật lý: Dùng vợt lưới để bắt bọ cánh cứng vào lúc trời tối hoặc làm bẫy đèn dẫn dụ để diệt tập trung.

* Biện pháp hóa học: Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam hiện hành chưa có thuốc đăng ký phòng trừ bọ cánh cứng/cà phê. Có thể tham khảo sử dụng một số thuốc đăng ký phòng trừ bọ cánh cứng/dừa như: Metazhirium anisopliae (Ometar 1.2 x 109 bào tử/g); Thiamethoxam ( Actara 25 WG); Acetamiprid (Mospilan 3 EC).

10. Sâu ăn lá cà phê (Cephonodes hylas Linnaeus)

a. Đặc điểm hình thái

- Trứng thường được đẻ từng quả ở mặt dưới lá non gần đỉnh sinh trưởng hoặc đẻ trên chồi ngọn của cây cà phê, mỗi con cái có thể đẻ khoảng 90 trứng, trứng nở sau 3 ngày. Trứng có hình oval (0.75 x 0.85mm) trơn và rất bóng. Mới đẻ có màu xanh da trời hoặc xanh đậm, dần dần sẽ chuyển sang màu vàng khi sắp nở.

Một phần của tài liệu 2. Quy trinh canh tac ca phe voi UDCNC (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)