Sao siêu mới loại Ia Ngọn nến chuẩn

Một phần của tài liệu Một số hiệu ứng của vật chất tối phân rã muộn (Trang 31 - 32)

2 Vật chất tối phân rã muộn

2.3 Sao siêu mới loại Ia Ngọn nến chuẩn

Một vấn đề rất quan trọng trong vũ trụ học là so sánh độ sáng biểu kiến với các kết quả thực nghiệm về độ dịch chuyển đỏ. Để làm điều này, người ta so sánh độ sáng biểu kiến của mỗi vật thể (sao) tại các độ dịch chuyển đỏ khác nhau để từ đó xác định khoảng cách tới vật thể. Điều này làm được chỉ khi vật thể có độ trưng xác định tại tất cả các độ dịch chuyển đỏ. Một vật thể (sao) thỏa mãn điều kiện đó gọi là một ngọn nến chuẩn. Để xác định mật độ năng lượng của vũ trụ từ các ngọn nến chuẩn thì các ngọn nến phải đủ sáng để có thể quan sát tại độ dịch chuyển đỏ lớn, tức là tại z = 1.

Việc tìm kiếm một ngọn nến chuẩn như vậy là không dễ. Tuy nhiên, với những hiểu biết mới về sao siêu mới loại Ia cùng với các kết quả quan sát thực nghiệm. Người ta thấy rằng, sao siêu mới loại Ia có thể coi như là một ngọn nến chuẩn.

Khi ngôi sao đốt cháy toàn bộ Heli trong lõi thành Cacbon và Oxy, nó sẽ không còn đủ nhiệt độ để tiếp tục tạo thành cacbon thêm nữa. Tại thời điểm này, ngôi sao đẩy vật chất của nó vào môi trường giữa các sao và trong lõi chỉ còn lại Cacbon và Oxy. Ở lõi bây giờ rất sáng và đậm đặc. Khối lượng của nó khoảng 0,7 - 1,4 khối lượng Mặt Trời và có kích thước cỡ Trái Đất. Chính ví thế nó được gọi là sao lùn trắng. Chandrasekhar cho rằng tất cả các sao lùn trắng đều có một khối lượng giới hạn và giá trị đó khoảng 1,4 khối lượng của Mặt Trời. Nếu sao lùn trắng là một phần của hệ sao đôi và đồng thời nở ra, tăng lên thành một sao kềnh đỏ thì nó có thể làm mất hàng loạt các sao gần đó. Nó cũng có thể là do hai sao lùn trắng va chạm với nhau, khi đó cũng sẽ giảm xung lượng góc thông qua bức xạ sóng điện từ. Trong cả hai trường hợp, các sao lùn trắng đề sẽ có mật độ và nhiệt độ cao hơn. Nếu sao lùn trắng có

khối lượng tăng và vượt qua khối lượng giới hạn nó trở nên đủ nóng để đốt cháy một phần lõi thành hạt nhân sắt 56F e. Điều này sẽ làm ngôi sao lùn trắng phát nổ và biến mất. Thực tế, các ngôi sao lùn trắng luôn luôn phát nổ tại một khối lượng xác định và các quá trình trước khi nổ luôn giống nhau. Chúng rất dễ nhận ra và độ sáng hoàn toàn giống nhau. Chính vì lẽ đó chúng được coi như ngọn nến chuẩn.

Tóm lại, sao siêu mới loại Ia là một sự lựa chọn tuyệt vời, nó được coi như một ngọn nến chuẩn và trong thời gian gần đây việc nghiên cứu và tìm hiểu về nó được quan tâm rất nhiều.

Một phần của tài liệu Một số hiệu ứng của vật chất tối phân rã muộn (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)