Tài chính hiện đại cho 95 triệu người tiêu dùng Việt Nam

Một phần của tài liệu 0717e58a0b3e76ac3fd71e61436c4623.PDF (Trang 28 - 29)

MSR đạt doanh thu thuần cao kỷ lục trong năm 2018 là 6.865 tỉ đồng, tăng trưởng 27% so với mức 5.405 tỉ đồng trong năm 2017. Dù tỷ lệ vonfram trong quặng giảm (tungsten head grades) khiến sản lượng vonfram giảm 9,4%, EBITDA năm 2018 vẫn tăng 20% so với năm 2017. MSR cũng đã chế biến 958 tấn nguyên liệu vonfram thô từ nhà cung cấp thứ 3 trong năm 2018 và dự báo năm 2019 sẽ tăng lên 2.000 tấn. Vì lợi nhuận biên cho chế biến nguyên liệu mua ngoài thấp, biên EBITDA của MSR đã giảm từ 51,5% năm 2017 xuống còn 48,5% trong năm 2018. Lợi nhuận sau thuế phân bổ cho Cổ đông của MSR năm 2018 là 664 tỉ đồng, tăng 222% so với năm 2017. Trong năm 2019, doanh thu thuần của MSR dự kiến sẽ tăng trưởng 12-24% nhờ sản lượng vonfram cao hơn nhưng giá vonfram giảm. Mục tiêu của MSR cho đến năm 2020 là trở thành nhà cung cấp sản phẩm công nghiệp tồn cầu thơng qua tăng cơng suất nhà máy hóa chất vonfram lên 12.000 tấn nhằm tăng thị phần APT (ammonium para-tungstate) từ 36% hiện nay lên 50%. Trong 5 năm tới, tầm nhìn của MSR là phát triển và tạo ra dòng

tiền xun suốt các chu kỳ hàng hóa bằng cách tích hợp chuỗi giá trị trong ngành nguyên liệu công nghệ cao.

Bảng cân đối kế toán hợp nhất được củng cố khi tỷ lệ Tổng nợ/EBITDA cải thiện từ 3,7x vào cuối năm 2017 xuống 2,1x vào cuối năm 2018. Tổng nợ giảm 36,8% xuống còn 21.995 tỷ đồng vào cuối năm 2018, mức nợ thấp nhất trong vòng ba năm. Chúng tôi ưu tiên thực hiện chiến lược giảm nợ nhằm mang lại biên lợi nhuận hai chữ số cho Masan và xây dựng bảng cân đối kế toán bền vững hơn. Masan đặt mục tiêu tăng trưởng EBITDA bền vững cho năm 2019 và duy trì tỷ suất Tổng nợ/EBITDA khoảng 2x cho các năm sau, hướng đến đạt xếp hạng tín dụng ngang với xếp hạng tín dụng dài hạn của Việt Nam. Trong năm 2019, Masan đặt mục tiêu là tăng doanh thu thuần 20-30% đạt mức từ 45.000 - 50.000 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế phân bổ cho Cổ đông của Công ty được kỳ vọng đạt 5.000 - 5.500 tỉ đồng trong năm 2019, tăng 40-60% so với lợi nhuận sau thuế của hoạt động kinh doanh chính năm 2018. Trong trung hạn, tăng trưởng lợi nhuận dự kiến sẽ tăng gấp 2 lần so với tăng trưởng doanh thu, với biên lợi nhuận gộp đạt 2 chữ số khi Masan tiếp tục quản lý hiệu quả chi phí SG&A (chiếm

khoảng 15-16% so với doanh thu thuần) và tiết kiệm lãi vay hơn 1.000 tỷ đồng từ các chiến lược giảm nợ trong năm 2018.

Trong 5 năm tới, Masan sẽ tiếp tục nghiên cứu và đầu tư xây dựng nền tảng “Tiêu dùng – Cơng nghệ”, mà người tiêu dùng có thể sử dụng công nghệ một cách tiện lợi. Khi thị hiếu người Việt ngày càng tinh vi hơn, đặt ra yêu cầu các sản phẩm phải an toàn và tốt cho sức khỏe, do đó, sự phát triển của internet và các thiết bị thông minh đang giúp kết nối người tiêu dùng và nhà tiếp thị sản phẩm. Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người tiêu dùng Việt Nam, Masan sẽ xây dựng phương thức bán hàng đa kênh để kích cầu tiêu dùng bằng việc cung cấp danh mục các sản phẩm lớn hơn và mang lại dịch vụ tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng Việt.

Techcombank tiếp tục đầu tư vào công nghệ mang lại giải pháp công nghệ mang lại giải pháp

tài chính hiện đại cho 95 triệu người tiêu dùng Việt Nam người tiêu dùng Việt Nam

Hoạt động kinh doanh của chúng tôi chủ yếu tại Việt Nam, do đó hiệu quả và chất lượng tài sản của chúng tôi cũng phụ thuộc rất lớn vào nền kinh tế Việt Nam. Do đó, trong tương lai, mơi trường kinh tế trên tồn châu Á và thế giới có thể ảnh hưởng đáng kể lên hoạt động kinh doanh của Masan. Ngoài ra, các yếu tố kinh tế vĩ mơ có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động bao gồm chi tiêu và tiêu dùng cá nhân, nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ, tỷ lệ lạm phát, lãi suất, mặt bằng giá cả hàng hóa, gánh nặng trả nợ của người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp và khả năng cho vay tín dụng cũng như các yếu tố khác như sự lây lan của bệnh dịch, xung đột vũ trang quy mô lớn, khủng bố hay bất cứ sự cố xã hội, địa lý hoặc chính trị bất lợi nào cũng có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Masan.

Năm 2019, nền kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng, nhờ vào kỳ vọng sức tiêu dùng trong nước được cải thiện do thu nhập khả dụng ngày càng cao, tầng lớp trung lưu gia tăng, tốc độ đơ thị hóa cao và hệ thống ngân hàng có nhiều cải thiện. Giá hàng hóa nguyên vật liệu được dự báo tăng giá trong năm 2019 và có thể làm ảnh hưởng đến biên lợi nhuận trong ngành hàng tiêu dùng của Masan. Tăng trưởng GDP toàn cầu chậm lại, đặc biệt là ở Trung Quốc, các diễn biến chính trị, khả năng xảy ra chiến tranh thương mại và bảo hộ thương mại có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam, dẫn đến tăng trưởng kinh tế bị chậm lại. Ngồi ra, tình hình thiên tai có thể

ảnh hưởng đến nơng nghiệp Viêt Nam, làm giảm sức mua của người tiêu dùng và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế nói chung. Áp lực về nhu cầu ngoại tệ cũng như những yếu tố làm giảm giá trị tiền Đồng so với USD cũng có thể làm cho hàng nhập khẩu đắt hơn và đẩy giá cả hàng hóa và dịch vụ lên cao.

Một phần của tài liệu 0717e58a0b3e76ac3fd71e61436c4623.PDF (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)