Kinh tế Việt Nam đã không ngừng tăng trưởng cao kể từ năm 2014, và năm 2018 đã tăng trưởng cao kỷ lục sau khủng hoảng 10 năm trước đây. Tăng trưởng GDP vào Quý 4 năm 2018 đạt 7,3% so với cùng kỳ năm 2017, giúp đẩy tăng trưởng của năm 2018 lên 7,1%. Dù có những lo ngại về chiến tranh thương mại và lãi suất tăng, chính sách tiền tệ thận trọng của Ngân hàng Nhà nước giúp VIệt Nam đạt tăng trưởng cao với lạm phát duy trì ở mức thấp (CPI năm 2018 khoảng 3,5%). Cùng với tăng trưởng kinh tế và ổn định của hệ thống ngân hàng, Techcombank đã đạt được kỷ lục mới với lợi nhuận trước thuế đạt 10.700 tỉ đồng trong năm 2018, tăng trưởng 31% so với năm 2017, đồng thời tổng thu nhập hoạt động đạt 16.900 tỉ đồng, tăng 10% so với năm 2017. Kết quả ấn tượng này có được là từ sự tăng trưởng trong tất cả các mảng kinh doanh của Ngân hàng, với mức tăng trưởng tín dụng tồn ngân hàng đạt 20% trong năm 2018, trong khi chất lượng tài sản tiếp tục được đảm bảo với tỷ lệ nợ xấu cuối năm chỉ ở mức 1.8%. Chi phí tín dụng thấp hơn cùng với việc quản lý chi phí tổng thể tốt cũng đã đóng góp vào mức lợi nhuận kỷ lục này.
Hoạt động bán lẻ đạt mức tăng trưởng mạnh trong năm 2018 dựa trên những nền tảng bền vững đã được xây dựng trong nhiều năm
qua. Cho vay mua nhà đạt mức tăng trưởng 20%, kéo theo tỷ trọng cho vay cá nhân trên tổng danh mục cho vay của Ngân hàng lên tới 45%. Ngoài ra, huy động cá nhân tăng trưởng 17% cũng giúp tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) trên tổng huy động của Ngân hàng đạt kỷ lục 28.7%. Techcombank cũng ghi dấu ấn khi trở thành ngân hàng dẫn đầu thị trường về doanh số thanh toán qua thẻ Visa (đối với cả thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ) trong năm 2018, đồng thời tiếp tục giữ vững ngôi vị số 1 trên thị trường bảo hiểm ngân hàng (bancassurance).
Trong năm 2018, Techcombank đã phát hành cổ phiểu để tăng vốn cổ phần nhằm củng cố cấu trúc tài chính, do đó, làm giảm lợi ích kinh tế của Masan Group tại Techcombank.