Cỡ mẫu của nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khảo sát mối liên quan giữa HLA-B*1502 với phản ứng da trên bệnh nhân động kinh (Trang 55 - 58)

Tiêu chí chọn mẫu

 Bệnh nhân Việt Nam điều trị ngoại trú, nội trú và thỏa mãn các tiêu chí sau:  Bệnh nhân được chẩn đốn động kinh trên lâm sàng, có sự hỗ trợ của các phương tiện khác như EEG, hình ảnh học khi cần (tiêu chuẩn chẩn đoán ILAE 2014) [40].

 Có dùng ít nhất 1 loại thuốc chống động kinh.

 Được bác sĩ điều trị chỉ định xét nghiệm HLA-B*1502; bệnh nhân có kết quả HLA-B*1502 (+) được xem là nhóm phơi nhiễm, HLA-B*1502 (-) là nhóm khơng phơi nhiễm.

 Đồng ý tham gia nghiên cứu (trường hợp bệnh nhân dưới 16 tuổi hoặc chậm phát triển có sự đồng ý của người giám hộ hợp pháp đi cùng).

Tiêu chí loại trừ

 Bệnh nhân đang chẩn đoán phân biệt cơn động kinh và các cơn khác không phải động kinh.

 Bệnh nhân đang có các bệnh lý thần kinh đang tiến triển cấp tính khác như đột quỵ cấp, viêm nhiễm thần kinh trung ương giai đoạn tiến triển, bệnh lý u não đang tiến triển, bệnh lý thối hóa thần kinh.

 Bệnh nhân không theo dõi đủ 2 tháng đối với một loại thuốc chống động kinh thì thuốc chống động kinh đó khơng được ghi nhận (ngoại trừ trường hợp bệnh nhân phải ngừng thuốc vì phản ứng da).

 Bệnh nhân phản ứng da nhưng không phân biệt được nguyên nhân là do các thuốc chống động kinh hay các thuốc điều trị bệnh đồng mắc khác (kháng sinh, kháng viêm không steroid) hoặc do các tác nhân khác không phải thuốc như mỹ phẩm, thức ăn.

Xác định cỡ mẫu

Kết cục chính nghiên cứu nhằm đánh giá mối liên hệ giữa HLA-B*1502 và phản ứng da do thuốc chống động kinh.

Bệnh nhân được lựa chọn theo trình tự thời gian, khơng phân biệt tuổi, giới tính, thời gian bị bệnh. Bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu trong khoảng thời gian nghiên cứu được thu thập vào nghiên cứu.

 Mục tiêu 1: Xác định tỉ lệ phản ứng da do thuốc chống động kinh. Cơng thức tính cỡ mẫu cho mục tiêu 1

2 1 / 2 2 Z p(1 p) n d   

Trong đó: = 0,05 (sai lầm loại 1) Z = 1,96

Dự trù ≥ 90% mẫu tham gia nghiên cứu

𝑛ℎ𝑖ệ𝑢𝑐ℎỉ𝑛ℎ= 𝑛𝑐ℎư𝑎ℎ𝑖ệ𝑢𝑐ℎỉ𝑛ℎ 𝑇ỉ 𝑙ệ 𝑡ℎ𝑎𝑚 𝑔𝑖𝑎

- Tác giả Alvestad đánh giá phản ứng da với hàng loạt thuốc chống động kinh như nghiên cứu chúng tôi, kết quả tỉ lệ bệnh nhân phản ứng da do thuốc chống động kinh là 14% [14].

Chọn p = 0,14 ; d = 0,06 (sai số cho phép)  n ≥ 129 N hiệu chỉnh ≥ 144

Vậy cỡ mẫu tối thiểu cần cho mục tiêu 1 trong nghiên cứu của chúng tôi là 144 bệnh nhân.

 Mục tiêu 2:

- Mục tiêu: Xác định tỉ lệ HLA-B*1502. Sử dụng cơng thức tính cỡ mẫu trình bày ở mục tiêu 1.

Theo nghiên cứu của tác giả An cộng sự tại Việt Nam, tỉ lệ HLA-B*1502 trong nhóm nghiên cứu là 24,5% [1].

Chọn p = 0,245 ; d = 0,06 (sai số cho phép)  n ≥ 198 N hiệu chỉnh ≥ 220

Vậy cỡ mẫu tối thiểu cần là 220 bệnh nhân.

- Mục tiêu: Đánh giá mối liên hệ giữa HLA-B*1502 với phản ứng da do các thuốc chống động kinh phổ biến.

Cơng thức tính cỡ mẫu:

- Theo nghiên cứu của Man, tỉ lệ phản ứng da của nhóm mang HLA- B*1502 là 53,3%, tỉ lệ phản ứng da của nhóm khơng mang HLA-

B*1502 là 28,1%, RR = 1,9 (KTC95%=1,01-3,57) [69]. Vậy p1 = 0,28, p2 = 0,53, RR=1,9, α=0,05, β=0,2

 Cỡ mẫu tối thiểu cho mỗi nhóm bệnh nhân mang và khơng mang alen HLA-B*1502 n ≥ 51

 N hiệu chỉnh ≥ 57

 Vậy cỡ mẫu tối thiểu cho bệnh nhân thuộc nhóm mang và khơng mang HLA-B*1502 là 57 bệnh nhân và tổng số bệnh nhân tối thiểu ở cả 2 nhóm là 114 bệnh nhân.

Kết hợp 2 mục tiêu:

Cỡ mẫu tối thiểu cho mục tiêu 1: 144 Cỡ mẫu tối thiểu cho mục tiêu 2 : 220

Nhóm mang HLA-B*1502: 57 Nhóm khơng mang HLA-B*1502: 57

Vậy cỡ mẫu tối thiểu trong nghiên cứu của chúng tơi là 220 bệnh nhân, trong đó mỗi nhóm bệnh nhân mang và khơng mang HLA-B*1502 có ít nhất 57 bệnh nhân.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi thu thập được tổng cộng 259 bệnh nhân động kinh.

Một phần của tài liệu Khảo sát mối liên quan giữa HLA-B*1502 với phản ứng da trên bệnh nhân động kinh (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)