Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khảo sát mối liên quan giữa HLA-B*1502 với phản ứng da trên bệnh nhân động kinh (Trang 68 - 71)

 Bước 1: Khai thác thông tin lâm sàng, chẩn đoán

 Bệnh nhân động kinh được bác sĩ điều trị khám lâm sàng, tư vấn về bệnh động kinh cũng như tư vấn xét nghiệm HLA-B*1502 (theo phác đồ của bệnh viện). Nếu bệnh nhân đồng ý thực hiện xét nghiệm thì được nghiên cứu viên thu thập lại tiền sử, biểu hiện lâm sàng, trực tiếp thông qua lời khai của bệnh nhân và thân nhân. Kết hợp với các xét nghiệm CT não, MRI não bộ, EEG → chẩn đoán bệnh động kinh theo định nghĩa ILAE 2014 [40]:

 Có ít nhất 2 cơn động kinh khơng yếu tố khởi phát (hoặc cơn động kinh phản xạ) cách nhau trên 24 giờ.

 Có 1 cơn động kinh khơng yếu tố khởi phát (hoặc cơn động kinh phản xạ) và khả năng tái phát cơn tương tự trong vòng 10 năm tiếp theo từ 60% trở lên.

 Chẩn đoán hội chứng động kinh.

 Phân loại cơn động kinh cục bộ, tồn thể, khơng phân loại được theo hướng dẫn của ILAE [40].

 Bước 2: Thu thập kết quả HLA-B*1502

 Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ được thu thập kết quả HLA- B*1502.

 Quá trình lấy máu xét nghiệm HLA-B*1502 tại bệnh viện:

Lấy 2ml máu chứa trong ống nghiệm có chất kháng đông EDTA K2, trữ lạnh ở nhiệt độ khoảng 4°C, ống nghiệm được chuyển đến Trung Tâm Y Sinh Học Phân Tử Đại Học Y Dược TPHCM trong vịng 12 giờ phân tích

HLA-B*1502 theo phương pháp Real-time PCR. Alen HLA-B*1502 được xác định bằng PG 1502 Detection Kit [1].

 Kết quả thường nhận được trong vòng 1 tuần. Bước 3: Theo dõi phản ứng da do thuốc

 Bệnh nhân sẽ được bác sĩ lâm sàng điều trị thuốc chống động kinh phù hợp với loại cơn và bệnh cảnh lâm sàng [13].

 Đối với bệnh nhân có bệnh cảnh lâm sàng cần sử dụng carbamazepine, bác sĩ lâm sàng chỉ định dùng sau khi xét nghiệm HLA-B*1502 âm tính theo khuyến cáo FDA 2007 [38]. (Chính vì vậy trong nghiên cứu khơng ghi nhận được các bệnh nhân mang HLA-B*1502 sử dụng carbamazepine. Cách thực hiện này có thể làm giảm số bệnh nhân phản ứng da do carbamazepine cũng như hạn chế xuất hiện phản ứng da nghiêm trọng do thuốc này).  Bệnh nhân được đánh giá lâm sàng, cận lâm sàng mới, phản ứng da và phản

ứng khác (nếu có) tại thời điểm 2 tháng đối với mỗi loại thuốc chống động kinh kể từ khi bắt đầu được sử dụng thuốc hoặc bất cứ khi nào xảy ra phản ứng da. Khi phản ứng da khả năng do thuốc chống động kinh xảy ra bệnh nhân được tư vấn ngưng thuốc, nhanh chóng thay thế các thuốc chống động kinh khác. Đồng thời xem xét sử dụng tạm thời một số thuốc như benzodiazepine nhằm hạn chế tạm thời cơn động kinh trong quá trình chuyển đổi thuốc khi cần.

 Ngoài ra bệnh nhân phản ứng da được đánh giá lâm sàng về các biểu hiện có nguy cơ diễn tiến nặng như sang thương xuất huyết, phồng rộp, sinh mủ, ảnh hưởng niêm mạc hoặc nghiêm trọng hơn có các biểu hiện tồn thân như sốt, nổi hạch. Khi nghi ngờ tình trạng nghiêm trọng cần phối hợp các xét nghiệm máu, nước tiểu đồng thời mời các chuyên gia da liễu cùng hội chẩn phương pháp điều trị tùy từng bệnh cảnh.

 Bệnh nhân dùng mỗi loại thuốc trong khoảng thời gian 2 tháng mà khơng có phát ban trên da thì thuốc đó sẽ được ghi nhận là khơng gây phản ứng da cho bệnh nhân [116]. Nếu một loại thuốc chống động kinh bị ngừng sử dụng trước thời điểm 2 tháng khơng phải vì phản ứng da (ví dụ bệnh nhân tự bỏ thuốc, bác sĩ điều trị đánh giá khơng hiệu quả), thuốc đó sẽ khơng được thu thập trong mẫu nghiên cứu.

 Bước 4: kết luận

 Chẩn đốn phản ứng da do thuốc (nếu có).  Phân loại mức độ phản ứng da do thuốc.

Các sai số nghiên cứu và biện pháp khống chế sai số

Các sai số nghiên cứu Sai số do sai lệch thông tin và sai số do lệch mẫu

 Sai số chọn mẫu

 Sai số do chẩn đoán phản ứng da do thuốc  Sai số do xét nghiệm

Biện pháp khống chế sai số

 Bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu là bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị động kinh. Trong đó chẩn đốn động kinh dựa vào tiêu chuẩn định nghĩa động kinh của Liên hội chống động kinh thế giới ILAE 2014 [40].

 Chẩn đoán phản ứng da dựa vào định nghĩa phản ứng da của Hội Da Liễu Hoa Kỳ. Chẩn đoán thang đánh giá mối quan hệ giữa thuốc và phản ứng da dựa vào Thang đánh giá mối quan hệ giữa thuốc nghi ngờ và ADR của Bộ Y Tế (WHO), trong đó phân loại chắc chắn, rất có thể, có thể sẽ được chẩn đốn CADR [3], [93]. Cách chẩn đoán mối liên quan này được các tác giả trên thế giới trình bày trong những nghiên cứu với số lượng cỡ mẫu [55], [109].

 Xét nghiệm được thực hiện bằng phương pháp Real-time PCR tại Trung Tâm Y Sinh Học Phân Tử thuộc Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh [1] với bộ kit do công ty PHARM I-GEN sản xuất với độ nhạy hơn 99% và độ đặc hiệu là 98,35% và được chấp thuận bởi Khoa Sức Khỏe Đài Loan (Department of Health, Taiwan).

 Thông tin được thu thập trực tiếp từ bệnh nhân (và người giám hộ khi cần thiết)

Một phần của tài liệu Khảo sát mối liên quan giữa HLA-B*1502 với phản ứng da trên bệnh nhân động kinh (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)