1.3.1 .Định nghĩa về cộng đồng dân cư
2.3. Thực trạng về sự tham gia của cộng đồng dân cư vào hoạt động phát triển
2.3.1. Nguồn nhân lực trong ngành du lịch
Nguồn nhân lực trong ngành du lịch là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch, bên cạnh các yếu tố khác như an toàn/an ninh tại điểm đến, cơ sở hạ tầng, môi trường du lịch, giá dịch vụ và động cơ du lịch của du khách (Võ Kim Nhạn, 2019). Dựa theo bài nghiên cứu này, kết quả đã cho thấy nguồn nhân lực du lịch là yếu tố tác động theo chiều hướng tích cực đến sự hài lịng, ý định quay trở lại điểm đến và cả động cơ du lịch của du khách. Về số lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch, theo số liệu thống kê của cổng thơng tin Tiền Giang, có khoảng 34,8 nghìn lao động ngành du lịch, trong đó có khoảng 7000 lao động trực tiếp. Tuy nhiên, một vấn đề đã và đang tồn đọng khơng chỉ ở Tiền Giang mà cịn khu vực ĐBSCL đó là, nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ trong ngành dịch vụ du lịch vùng ĐBSCL chưa được đào tạo bài bản và thực chất chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp và bền vững. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Du lịch vùng ĐBSCL, có hơn 85% lao động trong ngành Du lịch chưa qua đào tạo. Trong số đó, nguồn nhân lực du lịch đã qua đào tạo chiếm chưa tới 1% có chứng chỉ, khoảng 1% có bằng nghề, hơn 2% có bằng trung cấp, gần 3% có bằng cao đẳng, đại học và sau đại học. Những số liệu trên cho thấy, nguồn nhân lực chất lượng cao còn rất thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch vùng ĐBSCL nói chung và Tiền Giang nói riêng trong bối cảnh du lịch mang tính hội nhập như hiện nay, do đó cần có những giải pháp căn cơ, phù hợp và đảm bảo cho phát triển du lịch trong thời gian tới.
Mặt khác nhìn trên khía cạnh tích cực, cơ cấu lao động tham gia các nhóm nghề trong,
ngành du lịch tại các điểm du lịch sinh thái ở Tiền Giang khá đa dạng. Các hình thức phục vụ du lịch có sự tham gia của cộng đồng tại các cù lao, điểm DLST miệt vườn bao gồm: kinh doanh nhà hàng, quán ăn, kinh doanh lưu trú (đặc biệt là homestay), dịch vụ vận chuyển bằng thuyền/ghe/xuồng ba lá đưa du khách qua sông Tiền hay tham quan, trải nghiệm các cù lao, làng nghề, các khu chợ nổi trên sơng. Ngồi ra, cộng đồng địa phương ở các cù lao quen sông cũng xây dựng và tổ chức tour/tuyến tham quan các khu vườn trái cây và kết hợp với hoạt động biểu diễn nghệ thuật đờn ca tài tử cho du khách, dịch vụ hướng dẫn/thuyết minh tại điểm ở cù lao Thới Sơn, nhân viên phục vụ tại các cơ sở dịch vụ ăn uống hoặc lưu trú, nhân viên bán quà lưu niệm,
33
0 0
bán các sản phẩm/đặc sản địa phương, nhân viên làm nghề thủ công truyền thống như sản xuất kẹo dừa, làm cốm, mật ong… Trong đó, các hình thức phục vụ du lịch này được đầu tư, phát triển tại các điểm du lịch sinh thái miệt vườn, cồn Thới Sơn. Nhìn chung, cộng đồng địa phương đã biết đa dạng hóa các loại hình dịch vụ nhằm phục vụ và đáp ứng các nhu cầu của du khách trong nước và quốc tế. Việc đa dạng các loại hình dịch vụ du lịch cũng góp phần gia tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch sinh thái như cồn Thới Sơn. Đặc biệt thông qua sự tham gia vào hoạt động du lịch, cộng đồng địa phương có cơ hội trao đổi văn hóa với du khách, điều này sẽ giúp họ mở rộng góc nhìn, thế giới quan, biết bồi đắp và nâng cao đời sống tinh thần, nâng cao trình độ văn hóa, nghiệp vụ du lịch. Một khía cạnh khác, trên thực tế, cộng đồng dân cư khi tham gia vào hoạt động phát triển du lịch tại Tiền Giang không tránh khỏi những khó khăn nhất định như khơng đủ điều kiện về cơ sở vật chất, khơng có khả năng tài chính (Nguyễn Quốc Nghi 2013). Đây được xem là hai rào cản lớn nhất cản trở ý định tham gia hoạt động du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch Homestay của cộng đồng địa phương.
Hì ụ hèo Nhìn h với nhiều ẵn có và vă h đáp ứng n ng và cơ cấ xem xét tr m gia vào h cư là
sự trang bị về kiến thức, hiểu biết, kỹ năng, nghiệp vụ du lịch, được xem là những rào cản ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch. Ngoài ra, sự hạn chế về nguồn lực tài chính (vốn) và điều kiện cơ sở vật chất là hai nguyên nhân chủ yếu giải thích cho việc người dân khơng tham gia vào hoạt động du lịch cũng như ảnh hưởng không tốt đến chất lượng dịch vụ, đặc biệt là loại hình homestay.
Mặt khác, một thực trạng rõ nét khi nhìn nhận về cộng đồng dân cư trong hoạt động du lịch, các dịch vụ du lịch được cung ứng bởi người dân đa phần phát triển theo hướng tự phát; và các dịch vụ chưa được đa dạng hóa và cịn phụ thuộc rất lớn vào các tiềm năng tự nhiên. Điều này dẫn đến sự giống nhau, trùng lắp về sản phẩm du lịch giữa Tiền Giang và các tỉnh thành khác thuộc khu vực ĐBSCL mặc dù tỉnh này tiên phong trong phát triển loại hình DLST, du lịch miệt vườn. Hơn nữa, cộng đồng dân cư trong ngành du lịch còn hạn chế về kỹ năng, nghiệp vụ, đặc biệt là kỹ năng ngoại ngữ, giao tiếp bằng tiếng nước ngoài mặc dù các điểm du lịch sinh thái tại Tiền Giang thu hút chủ yếu là du khách Quốc tế. Bảng 2.1 dưới đây sẽ biểu hiện rõ về các hình thức/hoạt động phục vụ du khách của cộng đồng dân cư và chất lượng nguồn nhân lực du lịch liên quan đến trình đồ ngoại ngữ của 3 tỉnh thuộc ĐBSCL, trong đó có Tiền Giang.
35
0 0
Bảng 2.1 Khả năng tham gia phát triển du lịch của cộng đồng dân cư tại 3 tỉnh:
Cần Thơ, Vĩnh Long và Tiền Giang Nguồn: (Nguyễn Quốc Nghi 2013)
Thông qua Bảng 2.1 về khả năng tham gia: Theo kết quả khảo sát từ tác giả Nguyễn Quốc Nghi (2013) đã cho thấy, trình độ ngoại ngữ của các hộ gia đình, cộng đồng địa phương trong việc cung ứng dịch vụ du lịch homestay còn rất kém. Cụ thể, khả năng giao tiếp lưu lốt rất ít (chiếm 8,8%), giao tiếp được những câu cơ bản (38,0%), còn lại phần lớn là không biết giao tiếp (53,2%). Đây là một cản trở rất lớn trong việc phát triển loại hình dịch vụ homestay tại các cù lao vì các điểm du lịch sinh thái này đều thu hút một lượng lớn khách du lịch quốc tế mỗi năm. Trình độ ngoại ngữ hạn chế, dẫn đến khả năng giao tiếp với khách nước ngoài kém, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ hài lòng hoặc chất lượng dịch vụ. Kết quả khảo sát cịn cho thấy, phần lớn hộ gia đình tại các cù lao chỉ tham gia cung ứng dịch vụ ăn uống (70,3%) và dịch vụ lưu trú (54,7%).