1.3.1 .Định nghĩa về cộng đồng dân cư
2.4. Phân tích và đánh giá vai trị, sự tham gia của cộng đồng dân cư vào hoạt
động phát triển du lịch sinh thái tại Tiền Giang
2.4.1. Điểm mạnh của cộng động dân cư
Nguồn nhân lực con người luôn được xem và vốn quý và là chủ thể sáng tạo, chi phối các yếu tố còn lại trong phát triển du lịch tại mỗi điểm đến. Do đó, nhân tố con người, đặc biệt là cộng đồng dân cư luôn được xem các chủ thể tiếp quản tại mỗi điểm đến; cộng đồng dân cư được xem là những cầu nối giữa du khách với điểm đến vì họ phục vụ và giao lưu trực tiếp du khách. Và để tạo nên sự hài lịng cùng hình ảnh du lịch với vẻ đẹp hấp dẫn và an tồn ở Tiền Giang khơng thể thiếu đi sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư trong phát triển DLST tại các cù lao, điểm du lịch sinh thái miệt vườn. Trong đó, các đặc điểm về tính cách của người miền Tây và sự nhận thức về giá trị tài nguyên du lịch là hai điểm mạnh góp phần vào phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững.
Một điểm mạnh dễ dàng nhận thấy của cộng đồng dân cư tại Tiền Giang và cả vùng ĐBSCL là sự chân phương, phóng khống và lòng mến khách. Đây là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên những ấn tượng, cảm tưởng tốt đẹp trong lịng mỗi du khách khi có dịp ghé thăm, du lịch đến vùng đất nặng trĩu phù sa này. Những đặc điểm trong tính cách con người miền Tây như sự niềm nở, nhiệt thành, hào sảng khơng tự nhiên mà có, mà chúng được hình thành bởi điều kiện tự nhiên, văn hóa truyền thống
41
0 0
bao đời trong tiến trình khẩn hoang, lập địa của người Nam Bộ. Do đó, nếu cộng đồng đồng địa phương mang những đặc tính của chính con người họ như lịng mến khách, thân thiện, bình dị vào hoạt động phát triển du lịch, DLST tại các cù lao thì sẽ đem đến sự kết nối thân mật, gần gũi với du khách trong và ngồi nước. Nói như tác giả Võ Kim Nhạn (2019), “khi mà người dân địa phương luôn thân thiện, hiếu khách; cán bộ quản lý tại địa phương tạo điều kiện, hỗ trợ du khách kịp thời; hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp, nhiệt tình và các nhân viên tại điểm du lịch thấu hiểu và tạo cảm giác gắn kết với du khách sẽ khiến họ cảm thấy gắn bó, muốn trở lại lần nữa”.
Điểm mạnh tiếp theo đó là sự nhận thức của cộng đồng dân cư về tài nguyên thiên nhiên, truyền thống văn hóa phong phú, độc đáo. Điều này được thể hiện thông qua cộng đồng dân cư tại các điểm phát triển DLST như cù lao Thới Sơn đã cùng nhau tham gia vào các hoạt đông phục vụ du lịch. Trong đó, chiếm phần lớn là dịch vụ vận chuyển khách du lịch bằng xuồng, ghe; dịch vụ hướng dẫn/thuyết minh tại điểm, và những cộng đồng tham gia biểu diễn nghệ thuật đờn ca tài tử, sản xuất các sản phẩm từ làng nghề truyền thống như kẹo dừa, bánh cốm để phục vụ các du khách. Các hình thức hoạt động du lịch này được tổ chức và thực hiện bởi các cộng đồng người dân tại điểm du lịch sinh thái cồn Thới Sơn. Mặt khác, một điểm chung và cũng là điểm mạnh ở nguồn nhân lực này là đa số họ đều là người dân bản địa tại Tiền Giang, hoặc vùng lân cận trong vùng ĐBSCL. Vì là người dân sinh sống tại vùng chôn nhau cắt rốn này, sống hịa hợp với thiên nhiên và tắm mình trong những nếp sống bình dị của nhà nơng, đến các làng điệu dân ca, cộng đồng dân cư tại Tiền Giang và vùng ĐBSCL luôn giữ trong mình tình u q hương, giá trị văn hóa truyền thống bao đời. Sự gắn bó bền chặt cùng tình u với mảnh đất sông nước này là chất liệu để cộng đồng dân cư thổi hồn, gửi gắm những mong muốn, niềm lạc quan vào trong từng sản phẩm, dịch vụ du lịch với mong muốn đem lại những trải nghiệm trọn vẹn, tuyệt vời cũng những ấn tượng khó quên cho khách du lịch đến với Thới Sơn, Tiền Giang. Ngoài ra, bao đời sinh sống và tồn tại dựa vào nguồn sản vật dồi dào, cây trái, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và trù phú ở Tiền Giang, cộng đồng địa phương vừa biết cách khai thác hợp lý, đảm bảo sự phát triển hài hịa với sinh thái và mơi trường. Từ đó, người dân địa phương khi tham gia vào hoạt động du lịch, DLST ln nâng cao lịng tự hào về giá trị của các danh lam, thắng cảnh tại quê hương mình, từ đó thúc đẩy nhận thức phát triển
du lịch sinh thái theo hướng bền vững, không xâm hại đến cảnh quan thiên nhiên, môi trường.
2.4.2. Điểm hạn chế của cộng đồng dân cư
Trong những năm qua, số lượng về nguồn nhân lực trong ngành du lịch của tỉnh không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, đa số nguồn nhân lực được đào tạo chỉ mới dừng lại các hình thức như hệ trung cấp, đào tạo dạy nghề, hình thức đào tạo bậc Đại học thì khơng nhiều. Trong đó, đa số là chú trọng đào tạo nguồn nhân lực Hướng dẫn viên và lao động phục vụ khách trực tiếp. Trên thực tế, nguồn nhân lực trong ngành du lịch nói chung và cộng đồng dân cư nói riêng tại Tiền Giang vẫn cịn nhiều hạn chế về trình độ, nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn như kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tin học, kỹ năng giao tiếp với du khách đặc biệt là khách nước ngoài, kỹ năng phục vụ chuyên nghiệp. Hơn nữa, cộng đồng dân cư tham gia vào hoạt động du lịch chỉ mới dừng lại ở việc cung ứng các dịch vụ dựa vào nguồn lợi tự nhiên sẵn có hay “cây nhà lá vườn”, vì thế sự am hiểu về các hình thức, loại hình du lịch mang tính xu hướng, cập nhật cịn là điều khá mới lạ. Ngoài ra, sự hiểu biết về nhu cầu, đặc điểm tâm lý của khách du lịch, hay việc cập nhật các thông tin về xu hướng du lịch, tiêu dùng sản phẩm du lịch của cộng đồng dân cư vẫn đang là vấn đề bỏ ngõ. Những hạn chế về trình độ chun mơn trong hoạt động cung ứng du lịch của cộng đồng dân cư đặt ra nhiều vấn đề cấp bách cho công tác bồi dưỡng, đào tạo ở mỗi địa phương tại Tiền Giang đặc biệt trong bối cảnh du lịch hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay.
Điểm hạn chế thứ hai là thiếu tính đặc trưng, chuyên biệt của sản phẩm du lịch. Như đã đề cập ở phần trước đó, cộng đồng dân cư tham gia hoạt động du lịch sinh thái miệt vườn tại các cù lao mặc dù mang tính đa dạng nhưng nội dung, cách thức tổ chức hoạt động, phục vụ đều khá giống nhau, không chỉ tại các điểm du lịch ở Tiền Giang mà cả vùng ĐBSCL. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy, khơng chỉ ở Tiền Giang mà còn các tỉnh thành khác, cộng đồng địa phương đều cung ứng các dịch vụ như tham quan thuyền, ghe trên sông, tập làm nông, bán quà lưu niệm, hay biểu diễn nghệ thuật,… Đồng thời các khả năng về sáng tạo sản phẩm du lịch của cộng đồng là khơng cao. Hạn chế này có thể làm giảm sức hấp dẫn, gây ra tình trạng nhàm chán của sản phẩm/dịch vụ lịch tại Tiền Giang và khu vực ĐBSLC đối với nhiều du khách. Những tồn đọng này có thể đến từ sự thiếu liên kết và hợp tác giữa cộng đồng dân cư với các
43
0 0
công ty du lịch, giữa cộng đồng này với cộng đồng khác ở tỉnh, vùng lân cận. Lý do này cũng giải thích cho vấn đề về phát triển du lịch của cộng đồng dân cư theo hướng tự phát, sốt sắng mà thiếu sự gắn kết, điều này dẫn đến sự không đồng nhất về sản phẩm du lịch, sự yếu kém trong việc tổ chức/quản lý hoạt động du lịch, tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các hộ gia đình địa phương… Những vấn đề hạn chế này cần được khắc phục và thu hẹp các khoảng cách giữa người dân địa phương Tiền Giang và các nhà cung ứng du lịch, công ty lữ hành.
Tiếp đến, cơng tác quảng bá hình ảnh du lịch tại các điểm du lịch sinh thái vẫn chưa được đầu tư và nâng cao. Song song với việc hỗ trợ tiếp thị, quảng bá du lịch của các chính quyền địa phương tại các cù lao thì sự hiểu biết, kiến thức về tiếp thị - marketing của cộng đồng dân cư vẫn rất hạn chế. Vấn đề này đến từ việc thiếu cập nhật các thơng tin, vì đa số các thơng tin chỉ tập trung ở một số đại diện cộng đồng, hay việc nắm bắt xu hướng thị trường du lịch, sự thiếu vắng của cộng đồng trong các dự án về quảng bá du lịch tại địa phương, hay chưa có nhiều các lớp đào tạo, bồi dưỡng liên quan đến cách thức thực hiện chiêu thị, quảng cáo các phẩm/dịch vụ du lịch. Do đó, để nâng cao tinh thần chủ động, bồi dưỡng kiến thức về tiếp thị du lịch cho cộng đồng dân cư phải đến từ sự hướng dẫn, hỗ trợ đắc lực của chính quyền địa phương, nhà quản trị điểm đến tại Tiền Giang và cả các công ty lữ hành.
Tiểu kết chương 2
Chương 2 trình bày nhiều nội dung liên quan đến thực trạng về sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển DLST tại Tiền Giang. Các nội dung bao gồm: (1) Khái quát chung về Tiền Giang, (2) Các tiềm nằng phát triển du lịch của Tiền Giang. Từ đó, tác giả phân tích và đánh giá hoạt động phát triển du lịch nói chung, du lịch sinh thái nói riêng tại Tiền Giang. Tiếp đến, phần trọng tâm trong chương này là (3) bốn thực trạng được đưa ra: Nguồn nhân lực trong ngành du lịch, Nhận thức của cộng đồng dân cư về tài nguyên du lịch và hoạt động phát triển DLST theo hướng bền vững, Chính sách hỗ trợ phát triển DLST của chính quyền địa phương, và Lợi ích nhận được khi tham gia phát triển DLST của cộng đồng dân cư tại Tiền Giang. Thông qua những thực trạng đó, (4)tác giả sẽ đi vào phân tích sự tham gia của cộng đồng dân cư trong hoạt
chế. Những vấn đề được nêu ra trong thực trạng sẽ là những cơ sở quan trọng để đề xuất các giải pháp trong chương 3.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VÀO HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI TẠI TIỀN GIANG
3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển Du lịch của Tiền Giang đến năm 2030