Kết quả kiểm định nhân quả Granger

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu trường hợp việt nam (Trang 76 - 115)

Null Hypothesis: Obs F-Statistic Prob. T không là nguyên nhân Granger của GDP 23 6.45944 0.0045 GDP không là nguyên nhân Granger của T 6.38374 0.0047

Nguồn: Tính tốn của tác giả

Theo kết quả trong bảng 2.13 ta thấy, các giá trị thống kê F tính tốn lớn hơn các giá trị thống kê F phê phán tương ứng ở mức ý nghĩa 5% (F0.05,2,22=3.443) và giá trị Pvalue đều nhỏ hơn 0,05 của giả thiết H0 do đó ta bác bỏ giả thiết H0 (giả thiết thể hiện bên phía cột Null Hypothesis). Hay nói cách khác là giữa hai biến T và GDP có mối quan hệ nhân quả với nhau, tức là giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ nhân quả với nhau.

2.3.4 Giải thích kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy trong điều kiện kinh tế Việt Nam, giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế có tồn tại mối quan hệ nhân quả với nhau nhưng chỉ theo chiều từ tăng trưởng kinh tế sang tự do thương mại hay nói cách khác là ở Việt Nam tự do thương mại không tác động đến tăng trưởng kinh tế mà chỉ có tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng đến tự do thương mại. Kết quả nghiên cứu này đã phản ánh đúng thực trạng kinh tế Việt Nam vì:

Thứ nhất, theo mơ hình tổng cầu của Keynes (phương trình 1.1), tổng cầu của nền kinh tế được tính thơng qua tổng tiêu dùng cá nhân, tiêu dùng chính phủ, đầu tư và xuất khẩu ròng (bằng hiệu số giữa tổng kim ngạch xuất khẩu và tổng kim ngạch nhập khẩu). Theo mơ hình này, xuất khẩu rịng của Việt Nam ln bị âm, do vậy nếu xét theo mức đóng góp của xuất khẩu rịng vào tăng trưởng GDP thì hầu như tỷ lệ đóng góp này đều âm qua các năm do vậy thực tế thương mại quốc tế khơng những khơng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn làm giảm sự tăng trưởng này do thâm hụt cán cân ngoại thương lớn. Thâm hụt thương mại tăng cao cũng xuất phát từ việc cắt giảm nhanh chóng hàng rào bảo hộ kể từ khi hội nhập với ASEAN, tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN, ASEAN-Trung Quốc, ASEAN- Ấn Độ, ASEAN- Hàn Quốc và đặc biệt là sau trở thành thành viên của WTO vào năm 2007.

Thứ hai, Giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu cịn thấp do chủ yếu dựa vào khai thác các yếu tố về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động rẻ. Trong nhóm hàng chế biến, chế tạo xuất khẩu thì chủ yếu là gia công, lắp ráp dựa trên việc nhập khẩu nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện, chi tiết máy, bán thành phẩm. Một số ngành sản phẩm xuất khẩu chủ chủ đạo của Việt Nam còn phụ thuộc rất nhiều vào nguyên vật liệu, phụ liệu của nước ngoài như: sản phẩm điện tử khoảng 90%, sản phẩm gỗ khoảng 75%, sản phẩm dệt may và da giày khoảng 70%, sản phẩm nhựa khoảng 85%, sản phẩm hóa chất khoảng 80%, sản phẩm thép trên 50%. Giá trị ngoại tệ thực thu của phần lớn các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo xuất khẩu chỉ khoảng 20 - 30% doanh thu xuất khẩu, một số ngành hàng rất thấp như điện tử, tin học chỉ khoảng 5% do vậy giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thấp, mức độ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế rất thấp.

Thứ ba, theo số liệu thống kê, tỉ trọng của nhóm hàng có hàm lượng cơng nghệ cao và trung - cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng từ 7,1% của năm 2000 lên 11,3% vào năm 2005 và năm 2011 chỉ đạt trên 16%, cịn lại là hàng cơng nghệ thấp và trung - thấp. Năm 2011, nếu tính riêng nhóm hàng có hàm lượng cơng nghệ cao thì tỷ

lệ này mới chiếm khoảng 8 - 9% tổng kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn nhiều các nước trong khu vực (chỉ số này ở thời điểm năm 2008 của Indonesia đã là 14%, của Trung Quốc là 34%, của Thái Lan là 30%, của Hàn Quốc là 37%, của Singapo là 57%, của Malaysia là 58%)

Thứ ba, Việt Nam là một nền kinh tế chuyển đổi nên để đáp ứng mục tiêu công nghiệp hố thì trong giai đoạn vừa qua Việt Nam tăng tỷ lệ đầu tư vào nền kinh tế đã làm nhu cầu đối với cơng nghệ và máy móc tăng lên rất cao và cần phải nhập khẩu từ nước ngoài. Do vậy để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu cho nền kinh tế Việt Nam phải mở rộng quy mô thị trường từ đó tạo điều kiện tăng kim ngạch XNK kéo theo độ mở tăng lên tự do thương mại được mở rộng.

2.3 Kết luận

Qua phân tích số liệu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam có thể kết luận rằng:

Thứ nhất, số liệu thống kê cho thấy rằng thực trạng mối quan hệ giữa độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 1986 - 2011 của Việt Nam có quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Độ mở thương mại hay tự do thương mại và quy mô GDP trong cả giai đoạn 1986 - 2011 của nền kinh tế có xu hướng tăng đồng biến với nhau.

Thứ hai, trong ngắn hạn, bằng chứng thực nghiệm của Việt Nam cho thấy tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế khơng có tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.

Thứ ba, bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam cũng cho thấy rằng trong dài hạn, tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế theo chiều từ tăng trưởng kinh tế đến tự do thương mại.

CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận 3.1 Kết luận

Luận văn đã đánh giá thực nghiệm mối quan hệ giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sử dụng dữ liệu thống kê kinh tế hàng năm giai đoạn từ 1986 đến 2011. Kiểm định nghiệm đơn vị của dữ liệu được khảo sát theo phương pháp kiểm định Dickey Fuller gia tăng (ADF), sau đó xác định độ trễ tối ưu theo phương pháp Portmanteau và kiểm định đồng liên kết Johansen được sử dụng để kiểm định đồng liên kết giữa các biến số. Mơ hình hiệu chỉnh sai số và kiểm định nhân quả Granger được đưa ra để khảo sát mối quan hệ cả trong ngắn hạn và dài hạn. Kết luận chủ yếu được nhận thấy như sau:

- Kiểm định nghiệm đơn vị cho thấy rằng cả tăng trưởng kinh tế và tự do thương mại là chuỗi dữ liệu thời gian không dừng ở chuỗi gốc của mỗi biến.

- Kiểm định đồng liên kết khẳng định rằng tăng trưởng kinh tế và tự do thương mại là đồng liên kết, Kết quả kiểm định đồng liên kết Johansen cũng khẳng định mối quan hệ cân bằng trong dài hạn.

- Kiểm định Granger cho thấy rằng tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế và tự do thương mại.

- Kết quả kiểm định các hệ số trong mơ hình vector hiệu chỉnh sai số (VECM) cho thấy rằng trong ngắn hạn tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế khơng có mối quan hệ nhân quả với nhau cịn trong dài hạn thì tồn tại mối quan hệ nhân quả theo chiều từ tăng trưởng kinh tế đến tự do thương mại.

Có thể kết luận rằng việc sử dụng các phương pháp kinh tế lượng để giải thích mối quan hệ giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế đã góp phần làm phong phú thêm các nghiên cứu về lĩnh vực này. Sử dụng tự do thương mại làm biến độc lập để khám phá bản chất mối quan hệ giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế khơng những chỉ diễn tả chính xác mối quan hệ đó mà trong chừng mực nào đó nó cịn tạo ra ảnh

hưởng của biến độc lập đối với biến phụ thuộc, điều đó rõ ràng là có giá trị cho các nhà hoạch định chính sách của quốc gia trong việc hoạch định các chính sách thương mại.

3.2 Giải pháp

Bằng chứng thực nghiệm trong giai đoạn từ 1986 – 2011 cho thấy ở Việt Nam tự do thương mại khơng có tác động lên tăng trưởng kinh tế mà chỉ có tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng đến tự do thương mại, kết quả này chủ yếu là do thâm hụt cán cân ngoại thương trong quá trình hoạt động xuất nhập khẩu. Năm 2001, tỷ lệ nhập siêu chiếm 7,90% so với kim ngạch xuất khẩu thì đến năm 2010, tỷ lệ này đã là 17,47%. Đặc biệt, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tỷ lệ nhập siêu tăng lên rõ rệt, nhất là các năm 2007 và 2008, tỷ lệ nhập siêu lên tới gần 30%. Ngoài ra, giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam còn thấp do phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Do vậy, để tự do thương mại có thể đóng góp tích cực vào việc thúc tăng trưởng kinh tế thì theo tác giả cần phải thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện cán cân thanh toán và giảm dần thâm hụt cán cân thương mại.

Tuy nhiên, trong bối cảnh vẫn cần phải tiếp tục thực hiện chính sách tự do thương mại theo như các cam kết quốc tế nêu trên thì biện pháp dài hạn để có thể giảm nhập siêu (hay thâm hụt cán cân ngoại thương) là phát triển các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cần được ưu tiên trong giai đoạn tới vì xuất khẩu hàng hóa khơng chỉ đơn giản là bán hàng hóa ra nước ngồi, xuất khẩu có tầm quan trọng đặc biệt trong việc phát triển nền kinh tế đất nước vì:

Thứ nhất, đẩy mạnh xuất khẩu được xem như là yếu tố quan trọng kích thích sự tăng trưởng kinh tế. Việc đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất, nhiều ngành nghề mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu gây phản ứng dây chuyền giúp các ngành kinh tế khác phát triển theo, kết quả là tăng tổng sản phẩm xã hội.

Thứ hai, xuất khẩu kích thích đổi mới trang thiết bị và cơng nghệ sản xuất vì để đáp ứng yêu cầu cao của thị trường thế giới về quy cách, chất lượng sản phẩm thì một mặt

phải đổi mới trang thiết bị phục vụ sản xuất, một mặt người lao động phải nâng cao tay nghề, học hỏi những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến

Thứ ba, xuất khẩu có vai trị tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của đất nước:

Thứ tư, đẩy mạnh xuất khẩu làm cho sản lượng sản xuất của quốc gia sẽ tăng thông qua mở rộng với thị trường quốc tế.

Thứ năm, xuất khẩu sẽ giúp tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước.

Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu là định hướng có tính chất chiến lược để đưa Việt Nam thành nước công nghiệp trong giai đoạn tới đây. Trên cơ sở định hướng như vậy, tác giả đề xuất một số giải pháp tăng cường xuất khẩu và quản lý nhập khẩu như sau:

3.2.1 Nhóm các giải pháp tăng cường xuất khẩu

Dựa trên tầm quan trọng của xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế, chính sách của Chính phủ vẫn coi xuất khẩu là động lực chính của tăng trưởng kinh tế Việt Nam, cùng với xu hướng liên kết khu vực và toàn cầu trong lĩnh vực thương mại của các nước trên thế giới thì cần phải thực hiện các biện pháp nhằm đạt mục tiêu của chiến lược xuất, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030 là: “ Tăng trưởng xuất khẩu hàng hố bình qn 11% - 12%/năm trong thời kỳ 2011 – 202012” như sau:

i. Chú trọng phát triển các ngành, sản phẩm có lợi thế và cạnh tranh nhưng giá trị gia tăng còn thấp thì cần phải đầu tư xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu đóng vai trị là đầu mối tổ chức nhập khẩu nhằm nâng cao khả năng cung ứng nguyên liệu cho sản xuất một cách kịp thời và giảm chi phí sản xuất cụ thể:

1. Ngành may mặc: Là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất của Việt Nam, và là khu vực xuất khẩu lớn thứ hai, sau dầu thô. Ngành này trực tiếp tạo việc làm cho 1,3 triệu lao động, và thu về hơn 14 tỷ USD từ xuất khẩu (2011). Khả năng cạnh tranh chủ yếu cho sản xuất hàng may mặc của Việt Nam dựa trên chi phí lao động thấp. Cho

12 Chương trình hành động thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 - Ban hành kèm theo Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ

đến nay, hầu hết các nguyên vật liệu phục vụ cho ngành dệt may như cotton thô, sợi nhân tạo, tơ và chỉ, đều phải nhập khẩu. Để ngành dệt may phát triển đầy đủ và tạo ra giá trị gia tăng cao, trước hết Việt Nam cần khuyến khích việc tạo lập các cơ sở cung cấp nguyên liệu từ trong nước cũng như khuyến khích đầu tư phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để tạo ra những vật liệu cơ bản cần thiết cho sản xuất sợi nhân tạo, đầu tư phát triển ngành dệt để tăng tỷ lệ vải nội địa, tăng thêm giá trị gia tăng xuất khẩu. Đồng thời chú trọng đào tạo nguồn nhân lực về thiết kế mẫu thời trang nhằm tạo ra sự đa dạng về sản phẩm, mẫu mã đồng thời tạo ra được các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam. Ngoài ra, bên cạnh phát triển sản phẩm xuất khẩu, cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh tập trung quá lớn vào một vài thị trường chính để giảm nguy cơ bị kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp tự vệ. Tăng cường công tác tư vấn pháp luật thương mại quốc tế; tìm hiểu và chuẩn bị sẵn sàng cho việc đối phó với các rào cản thương mại ở thị trường nước ngoài.

2. Ngành sản xuất lúa gạo: Từ một nước phải phụ thuộc lớn vào lúa gạo nhập khẩu, Việt Nam không những đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, đảm bảo an ninh lương thực mà còn trở thành nước xuất khẩu gạo nhiều năm liền luôn đứng hàng thứ hai thế giới. Tuy nhiên, sản xuất lúa gạo của Việt Nam chủ yếu dưới hình thức nông hộ quy mô nhỏ nên ruộng đất manh mún, phân tán nên rất khó để áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ nhằm tăng năng suất, đặc biệt là khơng kiểm sốt được chất lượng và nguồn gốc sản phẩm, do vậy để tạo điều kiện nâng cao chất lượng xuất khẩu, cần rà soát về đất trồng lúa hiện nay ở các vùng, đặc biệt là đất lúa ở hai vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sơng Hồng để hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, quy mơ lớn, đồng thời Nhà nước tập trung vốn ngân sách và thực hiện các chính sách huy động các thành phần khác cùng đầu tư đồng bộ hạ tầng phục vụ sản xuất lúa như thủy lợi, giao thông đồng ruộng, hệ thống xử lý sau thu hoạch, kho chứa thóc. Mặt khác, phải tăng cường sự tham gia hiệu quả của "bốn nhà” gồm nhà nông, nhà nước,

nhà khoa học và nhà doanh nghiệp trong quá trình sản xuất lúa gạo nhằm tạo ra sản phẩm lúa gạo có giá trị cao để phục vụ xuất khẩu.

3. Việt Nam là nước sản xuất cao su thiên nhiên đứng thứ 5 trên thế giới. Xét về xuất khẩu thì Việt Nam đứng thứ 4 thế giới (sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia). Trong năm 2010, xuất khẩu của ngành cao su đạt mức cao nhất so với trước đây với lượng xuất khẩu đạt 782.200 tấn, trị giá 2,388 tỷ USD, đóng góp 3,3 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và là nơng sản có giá trị xuất khẩu xếp thứ hai sau gạo. Tuy nhiên, xuất khẩu cao su Việt Nam mới chỉ dưới dạng sản phẩm thô (mới qua sơ chế là chủ yếu). Do vậy, các doanh nghiệp sản xuất cao su cần đầu tư xây dựng hệ thống chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu trường hợp việt nam (Trang 76 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)