Thực trạng hoạt động ngoại thương và tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu trường hợp việt nam (Trang 58 - 65)

- Lý thuyết thương mại mới

2.2 Thực trạng hoạt động ngoại thương và tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Lý luận về tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế trình bày trong chương 1 cho thấy rằng vai trò của thương mại, nhất là thương mại quốc tế có vai trị rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Thực tế cho thấy rằng tất cả các quốc gia khi thực hiện chính sách tự do thương mại đều bắt đầu bằng việc thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch XNK để từ đó tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của Việt Nam được bắt đầu từ năm 1986 và một trong những mục đích của việc mở cửa hội nhập được thể hiện qua chiến lược phát triển xuất khẩu. Việt Nam coi tăng trưởng xuất khẩu là một trong những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Bảng 2.3: Tăng trưởng kinh tế và chỉ số tự do thương mại của Việt Nam*

Năm 1986 1990 1995 2000 2005 2011 GDP (tỷ đồng) 108.126 131.968 195.567 273.666 393.031 584.073 Tăng trưởng GDP (%) 3,4 5,1 9,5 6,8 8,4 5,9 Kim ngạch XNK (tr. USD) 2.944,2 5.156,4 13.604,3 30.119,2 69.208,2 203.655,6 Độ mở thương mại (%/GDP) 2,72 3,91 6,96 11,01 17,61 34,87 Thâm hụt cán cân ngoại thương (Tr.USD) -1.366 -348,4 -2.706,5 -1.53,8 -4.314 -9.844,2

* Số liệu năm 2011 là số liệu sơ bộ Nguồn: Niên giám thống kê và tính tốn của tác giả

- Giai đoạn 1986 - 1995: Đây là giai đoạn bắt đầu chuẩn bị các điều kiện hội nhập kinh tế. Trong giai đoạn này Việt Nam đang tiến hành cải cách các chính sách thương mại bằng việc dỡ bỏ độc quyền kinh doanh XNK của Nhà Nước và xây dựng biểu thuế nhập khẩu mang tính hệ thống một cách thống nhất.

Sau khi thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cũng có mức tăng trưởng khá tốt. Mặc dù từ năm 1990 Liên Xô và các nước XHCN gặp khó khăn nguồn viện trợ từ các nước XHCN cho Việt Nam sụt giảm ảnh hưởng đến GDP nhưng nhờ chính sách đổi mới thu hút đầu tư nước ngoài tốt nên GDP sau một thời gian suy giảm đã tăng trở lại. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1991 – 1995 khá ổn định, GDP tăng bình quân hàng năm đạt 8,2% và đạt mức cao nhất vào năm 1995 (9,5%). Tốc độ tăng trưởng GDP trong cả giai đoạn 1986 – 1995 có tốc độ tăng trưởng 6,8%/năm. Giá trị tổng sản phẩm quốc nội giai đoạn 1986 - 1995 tăng trưởng khá ổn định. GDP năm 1995 tăng hơn 1,81 lần so với năm 1986.

Hình 2.1: Độ mở thương mại và GDP Việt Nam giai đoạn 1986 - 1995 (giai đoạn bắt đầu mở cửa)

Nguồn: Tính tốn của tác giả theo số liệu niên giám thống kê

Trong giai đoạn này, nhờ có đổi mới mở cửa mà trong giai đoạn này thị trường trao đổi của Việt Nam trong 10 năm hội nhập kinh tế khu vực có thay đổi rất lớn. Nhờ hội

0 1 2 3 4 5 6 7 8 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 Độ mở (%) GDP (tỷ đồng)

nhập khu vực nên thuế nhập khẩu giảm xuống và hàng rào phi thuế quan đối với các nước đối tác trong ASEAN được dỡ bỏ làm cho kim ngạch trao đổi thương mại với các nước thuộc Châu Á tăng dần tỷ trọng trong kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Nếu Châu Á chiếm 22,6% tổng trị giá xuất khẩu và 10,6% tổng trị giá nhập khẩu của Việt Nam trong năm 1986 thì năm 1995 tỷ lệ tương ứng là 72,4% và 77,5%. Ngược lại buôn bán với Châu Âu, đặc biệt là Đông Âu và Nga giảm dần. Năm 1995 Châu Âu chỉ chiếm 18% tổng trị giá xuất khẩu và hơn 13% giá trị nhập khẩu của Việt Nam. Nhờ mở rộng thị trường xuất, nhập khẩu mà kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 24%/năm trong khi giai đoạn 10 năm trước đó là 13,5%, nhập khẩu tăng bình quân 16%/năm so với 7%/năm giai đoạn 10 năm trước đó. Trị giá xuất khẩu và nhập khẩu hàng năm lớn hơn rất nhiều lần giai đoạn trước đó, giá trị kim ngạch XNK giai đoạn 1986-1995 đạt 1,4 tỷ USD.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này mặc dù tổng kim ngạch XNK tăng lên nhưng tốc độ tăng của kim ngạch nhập khẩu cao hơn so với tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu do vậy nhập siêu của Việt Nam trong thời kỳ này cũng tăng lên. Giá trị nhập siêu năm 1995 đã tăng từ 1,37 tỷ USD năm 1986 lên 2,71 tỷ USD. Mặt khác, cơ cấu nhập khẩu có sự biến động giữa hai nhóm hàng tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng. Nhập khẩu hàng tiêu dùng có xu hướng tăng lên trong khi đó nhóm hàng tư liệu sản xuất lại có xu hướng giảm đi.

Bảng 2.4: Cơ cấu nhập khẩu phân theo nhóm hàng giai đoạn 1986-1995

Đơn vị tính %

Nhóm hàng 1986 1990 1995

I- Tư liệu sản xuất 86,6 85,1 83,5

II- Vật phẩm tiêu dùng 13,4 14,9 16,5

Tổng số 100 100 100

Nguồn: Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới, NXB Thống kê, 2006

Giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu luôn tăng qua các năm đã kéo theo độ mở thương mại của Việt Nam cũng tăng theo. Độ mở năm 1995 đạt 6,96% tăng gấp 2,6 lần so với năm 1985 (2,72%).

Tóm lại, mặc dù có nhiều biến động về tổng cầu của nền kinh tế trong các năm nhưng xét tổng thể cả giai đoạn quy mơ GDP của nền kinh tế vẫn có xu hướng tăng theo thời gian và cùng với sự gia tăng của GDP là độ mở của nền kinh tế (đo bằng tổng kim ngạch XNK trên GDP) cũng tăng đồng biến.

- Giai đoạn 1996 - 2005: Đây là giai đoạn mà kinh tế Việt Nam hội nhập với kinh tế khu vực bằng việc tham gia vào cộng đồng kinh tế ASEAN và hồn thành chương trình giảm thuế nhập khẩu theo CEPT của Việt Nam, cùng với việc ký kết và thực thi hiệp định thương mại Việt - Mỹ. Khi đó thuế quan và các rào cản thương mại khác vẫn tiếp tục được cắt giảm và dỡ bỏ làm cho việc trao đổi thương mại nội khối và Hoa Kỳ được thuận lợi, tạo ra nhiều thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hố của Việt Nam do được khai thơng ở thị trường mới.

Trong giai đoạn 1996-2000, xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực cùng thiên tai nghiêm trọng xảy ra liên tiếp đã tác động xấu đến nên kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước 7%/năm. Năm 2000-2005, sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng, cùng với sự hục hồi của các nước trong khu vực, kinh tế Việt Nam cũng đạt được tốc độ tăng trưởng cao, liên tục, GDP bình quân mỗi năm đạt 7,5%. Năm 2005, tốc độ tăng trưởng đạt 8,4%, GDP theo giá hiện hành, đạt 838 nghìn tỷ đồng.

Mặt khác, kể từ năm 1995 Hoa Kỳ thực hiện chính sách bình thường hố quan hệ với Việt Nam và tiếp sau đó là ký kết hiệp định thương mại Việt - Mỹ năm 2000 cùng với việc chuẩn bị các điều kiện gia nhập WTO đã giúp cho Việt Nam mở rộng quan hệ trao đổi với các các nước trên thế giới. Nếu như trong giai đoạn 1986 - 1995, Việt Nam chỉ có quan hệ trao đổi thương mại với 100 quốc gia và vùng lãnh thổ thì giai đoạn này tăng lên 210 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điều đó cho thấy hoạt động hợp tác kinh tế

quốc tế của Việt Nam đã được triển khai một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực, tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam do có được nhiều thị trường mới, mở rộng quan hệ buôn bán trao đổi với tất cả các khu vực và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam nhận được các ưu đãi thuế quan và phi thuế quan của các nước đối tác, góp phần đẩy nhanh kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1996-2005. Số lượng thị trường xuất, nhập khẩu đã tăng từ 100 thị trường trong năm 1995 lên 210 thị trường trong năm 2005. Tỉ trọng của thị trường Châu Á trong tổng kim ngạch xuất khẩu đã giảm từ 72,4% trong năm 1995 xuống 50% trong năm 2005. Trong giai đoạn này Việt Nam đã tạo được đột phá về thị trường xuất khẩu là tăng nhanh tỉ trọng của thị trường Hoa Kỳ từ 0,7% trong năm 1995 lên 20,2% trong năm 2005. Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam nhận được các ưu đãi thuế quan và phi thuế quan của các nước ASEAN và Hoa Kỳ, giúp cho tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1996-2005 tăng lên đáng kể. Trị giá xuất khẩu và nhập khẩu hàng năm lớn hơn rất nhiều lần giai đoạn trước đó, giá trị kim ngạch XNK giai đoạn 1996 - 2005 đạt 6,9 tỷ USD. Giá trị kim ngạch XNK năm 2005 gấp gần 3,8 lần so với năm 1996 và gấp hơn 23 lần so với năm 1986.

Hình 2.2: Độ mở thương mại và GDP Việt Nam giai đoạn 1996 - 2005 (giai đoạn hội nhập kinh tế khu vực)

Nguồn: Tính tốn của tác giả theo số liệu niên giám thống kê

0 5 10 15 20 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 450.000 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 GDP (tỷ đồng) Độ mở (%)

Cũng như giai đoạn trước, trong thời kỳ này, mặc dù tổng kim ngạch XNK tăng lên nhưng giá trị nhập siêu cũng tăng lên đáng kể, năm 2005 giá trị nhập siêu là 4,3 tỷ USD tăng gấp 1,6 lần so với năm 1995. Cơ cấu nhập khẩu cũng có sự biến động giữa hai nhóm hàng tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng. Nhập khẩu hàng tiêu dùng có xu hướng giảm mạnh từ 12,4% năm 1996 xuống còn 5,7% năm 2005 trong khi đó nhóm hàng tư liệu sản xuất lại có xu hướng tăng cao từ 87,6% năm 1996 lên 94,3% năm 2005. Điều nay có lợi cho tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn phát triển sau này.

Bảng 2.5: Cơ cấu nhập khẩu phân theo nhóm hàng giai đoạn 1996- 2005

Đơn vị tính %

Nhóm hàng 1996 2000 2005

I- Tư liệu sản xuất 87,6 93,8 94,3

II- Vật phẩm tiêu dùng 12,4 6,2 5,7

Tổng số 100 100 100

Nguồn: Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới, NXB Thống kê, 2006

Giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu trong thời kỳ này cũng luôn tăng qua các năm do đó độ mở thương mại của Việt Nam cũng tăng theo. Độ mở thương mại năm 1995 đạt 6,96% tăng gấp 2,6 lần so với năm 1985 (2,72%).

Như vậy, xét tổng thể cả giai đoạn thì quy mô GDP của nền kinh tế vẫn tăng và cùng với sự gia tăng của GDP là độ mở của nền kinh tế (đo bằng tổng kim ngạch XNK trên GDP) cũng có xu hướng tăng đồng biến. Tuy nhiên, trong giai đoạn này thì GDP tăng ổn định hơn so với độ mở thương mại

- Giai đoạn từ 2006 đến nay: Đây là giai đoạn mà Việt Nam hội nhập hoàn toàn

vào nền kinh tế thế giới được đánh dấu bằng việc trở thành thành thành viên thứ 150 của WTO và thực thi một loạt các hiệp định thương mại song phương và đa phương như hiệp định thương mại ASEAN-Trung Quốc; ASEAN - Ấn Độ; ASEAN- Úc &Niu- Di-Lân; Hiệp định kinh tế Việt - Nhật, khi đó các rào cản thương mại được dỡ bỏ gần

như hoàn toàn, thuế suất giảm xuống đã làm gia tăng kim ngạch XNK giữa Việt Nam và các nước đối tác thương mại.

Trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 6,5%. Mặc dù khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế toàn cầu, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân vẫn đạt mức 6,5%. Quy mô kinh tế năm 2011 gấp khoảng 1,5 lần so với năm 2005. Số lượng thị trường xuất, nhập khẩu đã tăng từ 210 thị trường trong năm 2005 lên 235 thị trường trong năm 2011. Tỉ trọng của thị trường Châu Á trong tổng kim ngạch xuất khẩu duy trì ở mức 45 - 50%. Tỉ trọng của thị trường Châu Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu tương đối ổn định ở mức 22,5 – 23%. Trong giai đoạn này tỉ trọng của thị trường Hoa Kỳ vẫn duy trì ở mức 19 – 23%. Kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đã gần đạt mốc 100 tỷ USD. Tỷ lệ kim ngạch xuất, nhập khẩu so với GDP năm 2011 đã đạt xấp xỉ 170%, đứng thứ 5 thế giới.

Hình 2.3: Độ mở thương mại và GDP Việt Nam giai đoạn 2006 - 2011 (giai đoạn hội nhập kinh tế tồn cầu)

Nguồn: Tính tốn của tác giả theo số liệu niên giám thống kê

Nhịp độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trung bình cả giai đoạn đạt 12,6%/năm; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 13,4 tỷ USD vào năm 2011. Tuy nhiên do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ tồn cầu, xuất khẩu năm 2009 đã có

0 5 10 15 20 25 30 35 40 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 GDP (tỷ đồng) Độ mở (%)

mức tăng trưởng âm 9,8% và nhập khẩu cũng tăng trưởng âm 15,4% làm cho tổng kim ngạch XNK giảm 12,9% do đó độ mở giảm đi.

Bảng 2.6: Cơ cấu nhập khẩu phân theo nhóm hàng giai đoạn 2006- 2011

Đơn vị tính % Nhóm hàng 2006 2007 2008 2009 2010 2011 I- Tư liệu sản xuất 88,0 90,5 88,8 90,2 89,0 90,6 II- Vật phẩm tiêu dùng 7,8 7,4 7,8 9,3 9,9 7,6 III- Vàng phi tiền tệ 4,2 2,1 3,4 0,5 1,1 1,8

Tổng số 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Niên giám thống kê 2008 và 2011

Cơ cấu nhập khẩu trong giai đoạn này khá ổn định giữa hai nhóm hàng tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng.

Tóm lại, Qua phân tích thực trạng hoạt động ngoại thương và tăng trưởng kinh tế Việt Nam cho thấy mối quan hệ cho thấy giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế có quan hệ đồng biến với nhau trong giai đoạn 1986 - 2011, điều này hàm ý rằng tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế Việt Nam có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Đồng thời qua số liệu thống kê cũng cho thấy giai đoạn từ 1995 đến nay độ mở thương mại của Việt Nam có mức độ biến động hơn so với giai đoạn bắt đầu mở cửa. Điều này cho thấy khi hội nhập kinh tế quốc tế thì hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam chưa phát triển một cách bền vững mà còn phụ thuộc rất lớn vào những biến động của thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu trường hợp việt nam (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)