- Lý thuyết thương mại mới
1.5 Mối quan hệ giữa tự do thương mại và Tăng trưởng kinh tế
Mối liên kết giữa tự do thương mại và hoạt động kinh tế là một trong những chủ đề xuất hiện đầu tiên trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực thương mại quốc tế và phát triển. Đồng thời, mối liên hệ này cũng đã trở thành trọng tâm trong nghiên cứu kinh tế gần đây, đặc biệt cho các nước đang phát triển.
Lý thuyết thương mại tân cổ điển dựa trên nguyên tắc lợi thế so sánh. Nguyên tắc này mặc nhiên coi việc mở rộng thương mại đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia thương mại. Hàm ý của lý thuyết thương mại tân cổ điển là toàn bộ nền kinh tế sẽ đạt được tăng trưởng tối đa khi quốc gia hủy bỏ các rào cản thương mại đối với các đối tác thương mại. Lý thuyết thương mại thừa nhận rằng tự do thương mại ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế thơng qua ba kênh chính:
Trước tiên là lợi ích từ việc trao đổi. Khi các rào cản thương mại được giảm đi và chi phí của hàng hố nhập khẩu giảm xuống làm cho giá cả hàng nhập khẩu sẽ trở lên rẻ hơn và khi đó người tiêu dùng có cơ hội sử dụng hàng nhập khẩu với giá rẻ. Ngoài ra, nhà sản xuất (và cuối cùng là người tiêu dùng) cũng được hưởng lợi vì khi đó họ có thể nhập khẩu nguyên liệu và sản phẩm trung gian với giá thấp hơn do đó họ có thể giảm được giá thành sản phẩm.
Thứ hai, việc giảm các rào cản thương mại khuyến khích các doanh nghiệp từ bỏ các nguồn lực trực tiếp từ khu vực được bảo hộ trước đây và hướng tới khu vực có giá trị gia tăng lớn nhất (ở cả hai thị trường trong nước và quốc tế). Điều này dẫn đến những lợi ích từ chun mơn hố vì các lĩnh vực và ngành cơng nghiệp có lợi thế so sánh trong sản xuất nâng cao sản lượng của mình.
Cuối cùng, có những lợi ích từ kinh tế theo quy mô. Hạ thấp các rào cản thương mại ủng hộ cạnh tranh hiệu quả đối với doanh nghiệp. Các công ty không hiệu quả sẽ bị buộc rời khỏi ngành trước, cho phép các cơng ty cịn lại tăng sản lượng và đạt được
tổng chi phí trung bình thấp hơn, do vậy cho phép sử dụng hiệu quả nguồn lực và nâng cao sản lượng.
Các nghiên cứu về tăng trưởng nội sinh cũng nhận ra một số con đường mà thông qua nó tự do thương mại có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng. Edwards (1998) cho rằng có hai nguồn gốc của tăng năng suất trong nền kinh tế mở đó là nguồn lực trong nước kết hợp với sự đổi mới và nguồn thứ hai là thông qua hoạt động thương mại sẽ hấp thu công nghệ từ các quốc gia khác có trình độ phát triển cơng nghệ ở mức cao.
Tự do thương mại được coi là một yếu tố quyết định quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, vấn đề này cũng đã gây ra nhiều tranh luận trong các nghiên cứu phát triển. Ban đầu, các nước đang phát triển trên thế giới theo chính sách hạn chế thương mại nhưng với thời gian trôi qua và sự xuất hiện của tồn cầu hóa, tất cả các quốc gia nhận ra sự cần thiết phải tự do hóa nền kinh tế của mình mà điểm bắt đầu chính là từ tự do thương mại. Trao đổi thương mại là yếu tố quyết định chủ yếu đối với tiến bộ của các nước cơng nghiệp hố.
Krueger (1978) và Bhagwati (1978) kết luận rằng tự do thương mại sẽ kích thích chun mơn hố các ngành công nghiệp tạo ra lợi thế kinh tế theo quy mơ từ đó dẫn đến cải thiện được năng lực và khả năng sản xuất trong dài hạn.
Grossman and Helpman (1990), Rivera-Batiz and Romer (1991), Barro and Sala-i- Martin (1997) lập luận rằng trong dài hạn tự do thương mại có thể đóng góp vào tăng trưởng kinh tế bằng cách khuyếch tán kiến thức kỹ thuật thông qua nhập khẩu các hạng mục công nghệ cao và từ hiệu ứng lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngồi, tăng quy mơ thị trường đạt được từ tự do thương mại bằng việc tăng quy mơ theo lợi nhuận và lợi ích kinh tế theo quy mô (Bond et al., 2005).
Sachs and Warner (1995) và Rajan and Zingales (2003) chỉ ra rằng tự do thương mại thúc đẩy các chính phủ phát động các chương trình cải cách để đối mặt với cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Ngược lại, Redding (1999) ghi nhận rằng tự do thương mại cản trở tăng trưởng kinh tế thông qua bất lợi so sánh trong tăng trưởng năng suất ở các lĩnh vực chuyên đã được mơn hố của nền kinh tế. Trong bối cảnh như vậy, lựa chọn chính sách bảo hộ có thể kích thích tiến bộ cơng nghệ và tăng trưởng kinh tế (Lucas,1988 và Young, 1991).
Adenikinju và Olofin (2000) cho rằng sự phát triển của ngành cơng nghiệp có thể được quyết định bởi thương mại tự do và các chính sách thương mại. Mối liên hệ tích cực giữa tăng trưởng của khu vực cơng nghiệp và các chính sách thương mại có thể được giải thích bằng một số nguyên nhân, đó là hiệu quả theo quy mô được tăng lên thông qua việc mở rộng quy mô của ngành công nghiệp trong nước và hơn nữa là tự do thương mại tạo ra cạnh tranh cao trên thị trường thế giới sẽ thúc đẩy hơn nữa các công ty trong một quốc gia theo đuổi và áp dụng cơng nghệ hiện đại từ đó giúp tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, một chế độ thương mại tự do sẽ làm bớt đi sự kìm chế đối với việc tăng tỷ giá hối đoái như đã xảy ra ở các quốc gia phát triển. Cuối cùng thương mại tự do tạo cho các tiến bộ cơng nghệ có thể được phát triển ở trình độ cao (Lucas, 1988; Grossman và Helpman, 1989& 1991; Romer, 1990).
Tuy nhiên, theo Winter (2004) thì việc việc cải cách trong lĩnh vực thương mại còn mang lại một số lợi ích tiềm năng khác, đó là:
i) cơ hội tiếp cận hàng hóa trung gian và sản phẩm cơ bản có cơng nghệ tốt hơn, ii) kích thích nâng cao năng lực sản xuất, phân bổ các nguồn nguồn lực tốt hơn, iii) cơ hội của nhà sản xuất và người tiêu dùng trong nước có thể sử dụng hàng hố rẻ hơn và chất lượng cao hơn từ nước ngồi. Thơng qua q trình vận động động phát triển, một quốc gia ban đầu sản xuất các mặt hàng sơ cấp và sau đó tiến tới sản xuất hàng hố thứ cấp và cuối cùng là mở rộng khu vực III, tức là lĩnh vực dịch vụ (phân phối) cho đến khi tất cả các lĩnh vực này của nền kinh tế được kết hợp lại với nhau bởi vì sự phát triển trước tiên là đòi hỏi sự kết hợp của các thành phần khác nhau của nền kinh tế trong nước.
Mặc dù, có thể kết luận được rằng cả trao đổi thương mại; giá trị gia tăng công nghiệp và tự do thương mại có thể là những yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh tế, nhưng đối với các nước đang phát triển nói chung khơng ủng hộ chính sách tự do thương mại vì họ cho rằng cần phải duy trì chính sách bảo hộ để nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ ở trong nước để các ngành cơng nghiệp này có thể đuổi kịp và cạnh tranh được trong tương lai. Mặt khác do những thất bại thị trường ở các nước phát triển nên cần phải có sự can thiệp của Nhà nước để làm ổn định thị trường trong nước do vậy có ít cơ sở để tiến hành tự do thương mại. Do vậy, mối quan hệ giữa tự do