- Lý thuyết thương mại mới
2.3 Phân tích thực nghiệm về mối quan hệ giữa tự do thương mại và Tăng trưởng kinh
2.3.4 Giải thích kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy trong điều kiện kinh tế Việt Nam, giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế có tồn tại mối quan hệ nhân quả với nhau nhưng chỉ theo chiều từ tăng trưởng kinh tế sang tự do thương mại hay nói cách khác là ở Việt Nam tự do thương mại không tác động đến tăng trưởng kinh tế mà chỉ có tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng đến tự do thương mại. Kết quả nghiên cứu này đã phản ánh đúng thực trạng kinh tế Việt Nam vì:
Thứ nhất, theo mơ hình tổng cầu của Keynes (phương trình 1.1), tổng cầu của nền kinh tế được tính thơng qua tổng tiêu dùng cá nhân, tiêu dùng chính phủ, đầu tư và xuất khẩu ròng (bằng hiệu số giữa tổng kim ngạch xuất khẩu và tổng kim ngạch nhập khẩu). Theo mơ hình này, xuất khẩu rịng của Việt Nam luôn bị âm, do vậy nếu xét theo mức đóng góp của xuất khẩu rịng vào tăng trưởng GDP thì hầu như tỷ lệ đóng góp này đều âm qua các năm do vậy thực tế thương mại quốc tế khơng những khơng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn làm giảm sự tăng trưởng này do thâm hụt cán cân ngoại thương lớn. Thâm hụt thương mại tăng cao cũng xuất phát từ việc cắt giảm nhanh chóng hàng rào bảo hộ kể từ khi hội nhập với ASEAN, tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN, ASEAN-Trung Quốc, ASEAN- Ấn Độ, ASEAN- Hàn Quốc và đặc biệt là sau trở thành thành viên của WTO vào năm 2007.
Thứ hai, Giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu còn thấp do chủ yếu dựa vào khai thác các yếu tố về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động rẻ. Trong nhóm hàng chế biến, chế tạo xuất khẩu thì chủ yếu là gia cơng, lắp ráp dựa trên việc nhập khẩu nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện, chi tiết máy, bán thành phẩm. Một số ngành sản phẩm xuất khẩu chủ chủ đạo của Việt Nam còn phụ thuộc rất nhiều vào nguyên vật liệu, phụ liệu của nước ngoài như: sản phẩm điện tử khoảng 90%, sản phẩm gỗ khoảng 75%, sản phẩm dệt may và da giày khoảng 70%, sản phẩm nhựa khoảng 85%, sản phẩm hóa chất khoảng 80%, sản phẩm thép trên 50%. Giá trị ngoại tệ thực thu của phần lớn các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo xuất khẩu chỉ khoảng 20 - 30% doanh thu xuất khẩu, một số ngành hàng rất thấp như điện tử, tin học chỉ khoảng 5% do vậy giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thấp, mức độ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế rất thấp.
Thứ ba, theo số liệu thống kê, tỉ trọng của nhóm hàng có hàm lượng công nghệ cao và trung - cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng từ 7,1% của năm 2000 lên 11,3% vào năm 2005 và năm 2011 chỉ đạt trên 16%, còn lại là hàng công nghệ thấp và trung - thấp. Năm 2011, nếu tính riêng nhóm hàng có hàm lượng cơng nghệ cao thì tỷ
lệ này mới chiếm khoảng 8 - 9% tổng kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn nhiều các nước trong khu vực (chỉ số này ở thời điểm năm 2008 của Indonesia đã là 14%, của Trung Quốc là 34%, của Thái Lan là 30%, của Hàn Quốc là 37%, của Singapo là 57%, của Malaysia là 58%)
Thứ ba, Việt Nam là một nền kinh tế chuyển đổi nên để đáp ứng mục tiêu cơng nghiệp hố thì trong giai đoạn vừa qua Việt Nam tăng tỷ lệ đầu tư vào nền kinh tế đã làm nhu cầu đối với công nghệ và máy móc tăng lên rất cao và cần phải nhập khẩu từ nước ngoài. Do vậy để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu cho nền kinh tế Việt Nam phải mở rộng quy mơ thị trường từ đó tạo điều kiện tăng kim ngạch XNK kéo theo độ mở tăng lên tự do thương mại được mở rộng.