Biểu đồ phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp hồ chí minh (Trang 65 - 118)

Hình 4.3 cho thấy các phần dư phân tán ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh quanh trục O (là quanh giá trị trung bình của phần dư). Như vậy phương sai của phần dư không đổi.

4.2.5 Kiểm định giả thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB HTKSNB

Qua kết quả phân tích các nhân tố và mơ hình, các giả thuyết đều được chấp nhận, thể hiện ở bảng 4.10

Bảng 4.10: Kết quả kiểm định các giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các DNNVV tại TP.HCM

STT Giả thuyết Kết quả

1 H1: Mơi trường kiểm sốt có tác động tích cực đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các DNNVV tại TP.HCM

Chấp nhận giả thuyết

2 H2: Đánh giá rủi ro có tác động tích cực đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các DNNVV tại TP.HCM

Chấp nhận giả thuyết

3 H3: Hoạt động kiểm sốt có tác động tích cực đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các DNNVV tại TP.HCM

Chấp nhận giả thuyết

4 H4: Thơng tin và truyền thơng có tác động tích cực đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các DNNVV tại TP.HCM

Chấp nhận giả thuyết

5 H5: Giám sát có tác động tích cực đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các DNNVV tại TP.HCM

Chấp nhận giả thuyết

6 H6: Thể chế chính trị có tác động tích cực đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các DNNVV tại TP.HCM

Chấp nhận giả thuyết

4.3 Bàn luận kết quả nghiên cứu

4.3.1 So sánh với các nghiên cứu trước đây

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa (Unstandardized coefficient)

- Biến mơi trường kiểm sốt (MT) có hệ số 0.080, quan hệ cùng chiều với sự hữu hiệu của HTKSNB. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu nhân tố “môi trường kiểm sốt” tăng thêm 1 điểm thì kết quả sự hữu hiệu của HTKSNB tổng quát sẽ tăng thêm 0.080 điểm.

Như vậy, một mơi trường kiểm sốt tốt (sơ đồ tổ chức hợp lý, nhân viên có năng lực, xây dựng mơi trường văn hóa, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp…) sẽ góp phần làm tăng tính hữu hiệu của HTKSNB. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Ramos (2004).

- Biến đánh giá rủi ro (DG) có hệ số 0.199, quan hệ cùng chiều với sự hữu hiệu của HTKSNB. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu nhân tố “đánh giá rủi ro” tăng thêm 1 điểm thì kết quả sự hữu hiệu của HTKSNB tổng quát sẽ tăng thêm 0.199 điểm.

Như vậy, đánh giá rủi ro được thực hiện tốt sẽ giúp nâng cao sự hữu hiệu của HTKSNB. Khi cạnh tranh ngày càng gay gắt, ẩn chứa nhiều rủi ro như hiện nay thì việc thực hiện đánh giá rủi ro tốt đóng vai trị quan trọng giúp đơn vị hồn thành các mục tiêu đã thiết lập. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Lannoye (1999), Dinapoli (2007).

- Biến hoạt động kiểm sốt (HD) có hệ số 0.201, quan hệ cùng chiều với sự hữu hiệu của HTKSNB. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu nhân tố “hoạt động kiểm sốt” tăng thêm 1 điểm thì kết quả sự hữu hiệu của HTKSNB tổng quát sẽ tăng thêm 0.201 điểm.

Như vậy, hoạt động kiểm soát nếu được tiến hành thường xuyên và hiệu quả sẽ làm gia tăng sự hữu hiệu của HTKSNN trong các DNNVV. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu của Ramos (2004), Kaplan (2008).

- Biến thông tin và truyền thơng (TT) có hệ số 0.128, quan hệ cùng chiều với sự hữu hiệu của HTKSNB. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu nhân tố “thông tin và truyền thông” tăng thêm 1 điểm thì kết quả sự hữu hiệu của HTKSNB tổng quát sẽ tăng thêm 0.128 điểm.

Như vậy, khi thơng tin được cung cấp chính xác, đầy đủ, phù hợp kịp thời cho việc ra quyết định và công tác truyền thông trong nội bộ cũng như ra bên ngoài hiệu quả sẽ giúp HTKSNB nâng cao sự hữu hiệu. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Dinapoli (2007).

- Biến giám sát (GS) có hệ số 0.164, quan hệ cùng chiều với sự hữu hiệu của HTKSNB. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu nhân tố “giám sát” tăng thêm 1 điểm thì kết quả sự hữu hiệu của HTKSNB tổng quát sẽ tăng thêm 0.164 điểm. Như vậy, việc tăng cường cơng tác giám sát bên trong và bên ngồi đối với hoạt động DNNVV sẽ làm gia tăng sự hữu hiệu của HTKSNB. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Spinger (2004).

- Biến thể chế chính trị (CT) có hệ số 0.205, quan hệ cùng chiều với sự hữu hiệu của HTKSNB. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu nhân tố “thể chế chính trị” tăng thêm 1 điểm thì kết quả sự hữu hiệu của HTKSNB tổng quát sẽ tăng thêm 0.205 điểm.

Đây được xem là điểm mới của đề tài khi kế thừa nhân tố “thể chế chính trị” vào việc xem xét sự hữu hiệu của HTKSNB trong các DNNVV tại TP.HCM. Kết quả này cho thấy một chế độ chính trị được tổ chức và vận hành ổn định (ổn định chính trị, các chính sách hỗ trợ, trách nhiệm giải trình, phịng chống tham nhũng) sẽ góp phần tăng cường tính hữu hiệu của HTKSNB. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu: Kaufmann & cộng sự (2009), Beck và các cộng sự (2003), Hồng Chí Bảo (2008).

Hệ số hồi quy chuẩn hóa (Standardized coefficient)

Hệ số hồi quy chuẩn hóa của các biến độc lập được thể hiện ở bảng 4.11

Bảng 4.11: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các DNNVV tại TP.HCM

STT Biến độc lập Giá trị Tỷ trọng Thứ tự ảnh hưởng

1 Mơi trường kiểm sốt (MT) 0,108 9,5 6

2 Đánh giá rủi ro (DG) 0,285 25 1

3 Hoạt động kiểm soát (HD) 0,174 15,2 4

4 Thông tin và truyền thông (TT) 0,167 14,6 5

5 Giám sát (GS) 0,186 16,3 3

6 Thể chế chính trị (CT) 0,221 19,4 2

Tổng 1.141 100%

Như vậy, thơng qua kiểm định có thể thấy thứ tự tầm quan trọng của các nhân tố lần lượt là: Đánh giá rủi ro, Thể chế chính trị, Giám sát, Hoạt động kiểm sốt, Thơng tin và truyền thơng và Mơi trường kiểm sốt.

4.3.2 Nhận định về kết quả nghiên cứu trong bối cảnh Thành phố Hồ Chí Minh

Nhìn chung, các DNNVV trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đang dần có những thay đổi khi ý thức hơn về vai trị của cơng tác kiểm sốt trong hoạt động của đơn vị.

Đã có một số doanh nghiệp bên cạnh việc quan tâm đến sản xuất kinh doanh cũng đã chú trọng trong việc thiết lập mơi trường văn hóa tổ chức cùng với các giá trị đạo đức từ đó tạo nên sự chuyên nghiệp.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho cơng tác quản lý và kiểm sốt, đồng thời phù hợp với quy mơ hiện tại, các DNNVV có cơ cấu tổ chức tập trung.

Các chính sách nhân sự khá rõ ràng và cụ thể. Có thể thấy trong các thơng tin tuyển dụng, các doanh nghiệp đều tiến hành khách quan với các yêu cầu được công khai chi tiết về trình độ, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng cần thiết phù hợp với vị trí tuyển dụng, đi kèm với đó là các chế độ phúc lợi mà người lao động được hưởng.

Nhận thấy, ở các DNNVV có sự ổn định về phong cách điều hành quản lý do khơng có biến động nhiều ở việc thay đổi các nhà quản lý. Điều này phần nào cũng góp phần tạo sự thống nhất khi thực hiện cơng tác kiểm sốt trong đơn vị.

Vì tình hình cạnh tranh ngày một khốc liệt đi cùng với khá nhiều rủi ro nên các nhà quản lý cũng đã tập trung nhận diện, đánh giá và dự tính cho mình các phương án góp phần hạn chế, ngăn chặn kịp thời các rủi ro có thể tìm đến. Thơng qua đó nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của đơn vị, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Các DNNVV cũng đang dần xây dựng các kênh thông tin kết nối giữa bên trong và ngoài doanh nghiệp giúp việc cập nhật cũng như truyền đạt thơng tin nhanh chóng, kịp thời, nhằm hỗ trợ cho việc ra quyết định của ban lãnh đạo.

Mơi trường chính trị ổn định cùng một số chính sách hỗ trợ được ban hành giúp các DNNVV trên địa bàn Thành phố yên tâm tập trung cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ở các DNNVV tại TP.HCM vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau:

Đa phần các doanh nghiệp vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm với các chức năng nhiệm vụ bị chồng chéo, thiếu rõ ràng.

Số lượng các doanh nghiệp thiết lập mơi trường văn hóa khơng nhiều, nên các giá trị đạo đức nghề nghiệp hay quy tắc ứng xử vẫn chưa thực sự được chú trọng.

Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự phát triển của đơn vị nhưng do nguồn lực có hạn nên các DNNVV ít quan tâm đầu tư đào tạo, nâng cao năng lực chuyên mơn. Hơn nữa, sự bất cập về trình độ quản cũng đáng lo ngại. Đa số các chủ doanh nghiệp nếu có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên thì vẫn có rất ít người được đạo tạo về kiến thức kinh tế hay quản trị. Điều này ảnh hưởng nhiều đến việc thiết lập chiến lược phát triển, định hướng kinh doanh cho đơn vị.

Ở các DNNVV người lao động khó có thể gắn bó lâu dài khi tiền lương, thưởng, chế độ phúc lợi không được đảm bảo, không tạo động lực để thúc đẩy họ cố gắng nỗ lực làm việc, đóng góp cho tổ chức. Họ không nhận thấy được điều kiện để phát triển bản thân.

Có khá nhiều doanh nghiệp thụ động trước các rủi ro và các phương án đưa ra giải quyết theo cảm tính, chủ quan khơng có lập kế hoạch rõ ràng hay dựa trên các tài liệu phân tích đúng với tình hình thực tế để có các quyết định phù hợp.

Chưa kiểm sốt tốt hệ thống máy tính: doanh nghiệp chưa tiến hành phân quyền người dùng, chưa cài đặt mật khẩu khi đăng nhập, nguồn dữ liệu thông tin doanh nghiệp có thể bị điều chỉnh, dễ xâm hại cao.

Việc đổi mới trang thiết bị, cơng nghệ của các doanh nghiệp gặp khá nhiều khó khăn. Phần lớn các DNNVV vẫn đang sử dụng công nghệ cũ kỹ, lạc hậu. Tuy số lượng doanh nghiệp sử dụng máy tính cũng nhiều nhưng số lượng sử dụng mạng nội bộ - LAN là rất thấp, cũng không nhiều doanh nghiệp có website riêng. Điều này rất đáng lo ngại, cho thấy khả năng thương mại điện tử cũng như khai thác thông tin qua mạng ở các DNNVV khá yếu.

Trong quá trình hoạt động, khi gặp phải những vướng mắc về các chính sách thực thi, các doanh nghiệp vẫn chưa được các cơ quan chức năng giải thích thỏa đáng.

Doanh nghiệp cũng gặp nhiều trở ngại bởi những rào cản về pháp lý. Các DNNVV gặp khá nhiều áp lực bởi những thủ tục hành chính tốn kém, phức tạp, chưa bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực.

Một số nguyên nhân khiến HTKSNB chưa thật sự hiệu quả trong các DNNVV tại TP.HCM có thể kể đến như:

- Với một nguồn lực có hạn, các DNNVV ưu tiên cho những vấn đề cần phải giải quyết trước mắt. Vì vậy một bộ phận khơng nhỏ trong các DNNVV chưa đầu tư hồn toàn để xây dựng một HTKSNB hữu hiệu.

- Cũng vì nhân lực khơng đủ nên tình trạng mỗi cá nhân cùng lúc kiêm nhiệm nhiều chức năng là không thể tránh khỏi.

- Thái độ, tính cách và triết lý của bản thân người quản lý cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kiểm sốt của đơn vị. Trong khi trình độ về kỹ thuật, cơng nghệ, tài chính, quản trị cịn thấp nhưng nhu cầu đào tạo ở các DNNVV không cao.

- Thiếu sự kết nối hơn giữa các cơ quan nhà nước với doanh nghiệp cùng phối hợp hoạt động.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện trong chương 4, tác giả đã chỉ ra mơ hình và các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là có ý nghĩa. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu được thực hiện, tác giả có đưa ra những so sánh với các nghiên cứu khác, đồng thời có một số nhận định đánh giá về kết quả nghiên cứu trong bối cảnh Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả của chương này sẽ là căn cứ để tác giả đưa ra các định hướng và kiến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu HTKSNB trong các DNNVV tại TP.HCM ở chương 5.

CHƯƠNG 5 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

Với kết quả nghiên cứu định tính và định lượng đã tiến hành ở chương 3, chương 4, ta thấy rằng sự hữu hiệu của HTKSNB trong các DNNVV tại TP.HCM chịu sự tác động của 6 nhân tố, đó là: mơi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thông, giám sát, thể chế chính trị. Trong đó, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được xác định như sau:

Bảng 5.1: Mức độ tác động của các nhân tố đến HTKSNB Thứ tự Thứ tự tầm quan trọng Nhân tố Mức độ tác động 1 Đánh giá rủi ro  = 0.285 2 Thể chế chính trị  = 0.221 3 Giám sát  = 0.186

4 Hoạt động kiểm soát  = 0.174

5 Thông tin và truyền thông  = 0.167

6 Mơi trường kiểm sốt  = 0.108

5.2 Một số giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao sự hữu hiệu của HTKSNB trong các DNNVV tại TP. Hồ Chí Minh trong các DNNVV tại TP. Hồ Chí Minh

5.2.1 Giải pháp hồn thiện nhân tố Đánh giá rủi ro

COSO đã khuyến cáo: “Dù quy mơ doanh nghiệp lớn hay nhỏ thì nhân tố đánh giá rủi ro đều phải được thiết lập nghiêm túc”

Xây dựng mục tiêu chung cũng như chi tiết và phổ biến trong toàn đơn vị

Thiết lập mục tiêu là điều kiện đầu tiên cần phải thực hiện để xây dựng một HTKSNB hữu hiệu. Thông qua các cuộc họp, hội nghị, trao đổi ý kiến giữa các cấp và nhân viên trong đơn vị sẽ xây dựng nên các mục tiêu chung phù hợp với tình hình hoạt

động. Trên cơ sở mục tiêu tổng thể đó, các nhà quản lý sẽ tiến hành chia nhỏ thành các mục tiêu cụ thể áp dụng cho từng cá nhân, phòng ban.

 Mục tiêu hoạt động: Thiết lập các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận cho từng hoạt động cụ thể, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.

 Mục tiêu BCTC: Các khoản mục trên BCTC phải được trình bày một cách rõ ràng, trung thực và hợp lý.

 Mục tiêu tuân thủ: Tất cả hoạt động liên quan không những phải tuân theo pháp luật mà còn phải tuân thủ quy định của doanh nghiệp.

Chủ động trong công tác nhận diện và đánh giá rủi ro của đơn vị

Phần lớn nhà quản lý trong DNNVV có tâm lý chủ quan, coi nhẹ rủi ro và kết quả là KSNB của đơn vị tồn tại nhiều lỗ hổng. Việc thiếu quá trình đánh giá rủi ro khiến KSNB trở nên mất phương hướng. Vì vậy, muốn nâng cao HTKSNB của DN, nhà quản lý phải có nhận thức đúng đắn với nhận diện và đánh giá rủi ro.

Rủi ro tác động đến đơn vị với nhiều phạm vi và mức độ khác nhau. Các nhà quản lý doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để nhận dạng rủi ro, chẳng hạn như: phân tích các dữ liệu quá khứ, đánh giá rủi ro với dữ liệu hiện tại, dự báo tương lai. Các nhà quản lý cũng nên thu thập thông tin từ các nhân viên trong đơn vị hoặc từ các đối tượng bên ngồi thơng qua trao đổi, tiếp xúc trực tiếp với họ. Cần giúp nhân viên nhận thức rõ tác hại của rủi ro, khuyến khích họ tham gia vào việc nhận diện, đánh giá các rủi ro hiện hữu hay tiềm ẩn.

Nhà quản lý cũng cần thảo luận, bàn bạc nhằm xây dựng các phương án, kế hoạch và chương trình thực hiện để tác động của rủi ro nằm trong giới hạn có thể chấp nhận được.

5.2.2 Giải pháp hoàn thiện nhân tố Thể chế chính trị

- Cùng với ổn định kinh tế, tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ để giữ vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp hồ chí minh (Trang 65 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)