Xây dựng thang đo và thiết kế bảng câu hỏi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp hồ chí minh (Trang 50 - 54)

3.4.1 Thang đo lường nhân tố Mơi trường kiểm sốt

Thang đo đo lường nhân tố Môi trường kiểm soát gồm 5 biến quan sát và được ký hiệu là MT:

MT1: Lãnh đạo đơn vị đánh giá cao vai trị của kiểm sốt nội bộ.

MT2: Doanh nghiệp đã và đang xây dựng môi trường văn hóa, những chuẩn mực về giá trị đạo đức nghề nghiệp trong tổ chức.

MT3: Ban lãnh đạo luôn thực hiện đúng các quy định và chủ trương của nhà nước, làm gương cho nhân viên về việc tuân thủ các chuẩn mực đã được xây dựng.

MT4: Ban lãnh đạo thiết lập cơ cấu tổ chức hợp lý, phân chia quyền hạn và trách nhiệm của các bộ phận và nhân viên cụ thể, rõ ràng.

MT5: Nhân viên có trình độ chun mơn và được đào tạo đầy đủ.

3.4.2 Thang đo lường nhân tố Đánh giá rủi ro

Thang đo đo lường nhân tố Đánh giá rủi ro gồm 4 biến quan sát và được ký hiệu là DG:

DG1: Mục tiêu đơn vị được xây dựng theo các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. DG2: Nhà quản lý ln phân tích và xác định rủi ro cả bên trong và bên ngoài tác động đến việc thực hiện mục tiêu của đơn vị.

DG3: Nhà quản lý xem xét đánh giá các nguy cơ gian lận thơng qua các chính sách về ưu đãi, áp lực.

DG4: Doanh nghiệp đã xây dựng phương án nhằm làm giảm thiểu tác hại của các rủi ro.

3.4.3 Thang đo lường nhân tố Hoạt động kiểm soát

Thang đo đo lường nhân tố Hoạt động kiểm soát gồm 5 biến quan sát và được ký hiệu là HD:

HD1: Doanh nghiệp đã và đang xây dựng đặc thù chính sách kiểm sốt và các thủ tục kiểm soát cho những bộ phận khác nhau.

HD2: Doanh nghiệp đề ra quy trình luân chuyển chứng từ, sổ sách rõ ràng, bảo quản và lưu trữ hồ sơ khoa học.

HD3: Phân chia trách nhiệm đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm giữa: chức năng phê duyệt, chức năng kế toán và chức năng bảo vệ tài sản.

HD4: Các hệ thống ứng dụng được sử dụng đảm bảo hoạt động ổn định, liên tục, khi sử dụng chương trình đều được yêu cầu khai báo tên người sử dụng, mật khẩu đăng nhập.

HD5: Nhà quản lý luôn đánh giá lại các chính sách, thủ tục kiểm soát để tiến hành điều chỉnh kịp thời.

3.4.4 Thang đo lường nhân tố Thông tin và truyền thông

Thang đo đo lường nhân tố Thông tin và truyền thông gồm 5 biến quan sát và được ký được hiệu là TT:

TT1: Thu thập thơng tin từ các đối tượng bên ngồi (như: nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, khách hàng cơ quan nhà nước…) để hỗ trợ nhà quản lý cho việc ra quyết định.

TT2: Các quy định của doanh nghiệp đều thể hiện bằng văn bản rõ ràng hoặc các bảng thông tin và đều được thông báo đến tất cả các nhân viên của đơn vị.

TT3: Những thông tin cần thiết được truyền đạt đến từng cá nhân, bộ phận có liên quan một cách chính xác, kịp thời.

TT4: Nhân viên tự giác báo cáo ngay lập tức cho bộ phận quản lý khi có các sự cố hay việc bất thường xảy ra.

TT5: Thiết lập đường dây nóng hay kênh thơng tin đặc biệt để hỗ trợ cho việc phản hồi của các bên có liên quan.

3.4.5 Thang đo lường nhân tố Giám sát

Thang đo đo lường nhân tố Giám sát gồm 5 biến quan sát và được ký hiệu là GS:

GS2: Doanh nghiệp định kỳ có đối chiếu giữa thực hiện với các quy định và các kế hoạch đặt ra.

GS3: Sau các đợt kiểm tra giám sát, doanh nghiệp đã lập ra các báo cáo và đưa ra những yếu kém còn tồn tại cùng các giải pháp khắc phục.

GS4: Thực hiện giám sát các biện pháp khắc phục các thiếu sót. GS5: Doanh nghiệp ln khách quan trong đánh giá sai sót, gian lận.

3.4.6 Thang đo lường nhân tố Thể chế chính trị

Thang đo đo lường nhân tố Thể chế chính trị gồm 4 biến quan sát và được ký hiệu là CT:

CT1: Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp.

CT2: Mơi trường chính trị, xã hội của địa phương có ổn định cho hoạt động của doanh nghiệp.

CT3: Các cơ quan nhà nước ln giải thích và làm rõ các thơng tin trong hoạt động cơng vụ của mình cho đơn vị một cách thường xuyên hoặc khi có yêu cầu.

CT4: Chính quyền địa phương luôn chú trọng cơng tác phịng chống tham nhũng.

3.4.7 Thang đo lường sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ

Thang đo đo lường nhân tố Sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ gồm 3 biến quan sát và HH:

HH1: Các hoạt động của doanh nghiệp đạt được hiệu quả và hiệu năng. HH2: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đáng tin cậy.

HH3: Pháp luật và các quy định liên quan được tuân thủ.

Trên cơ sở nghiên cứu định tính, tác giả đã tổng hợp, phân tích và lượng hóa các yếu tố thuộc tính nhằm thiết kế bảng câu hỏi khảo sát định lượng. Bảng câu hỏi gồm có 28 câu hỏi tương ứng với 6 nhân tố và 3 câu hỏi nhằm đánh giá sự hữu hiệu của HTKSNB trong các DNNVV tại TP.HCM. Các câu hỏi cụ thể được đo lường dựa trên thang đo Likert 5 mức độ (1: Hoàn tồn khơng đồng ý, 2: Không đồng ý, 3: Khơng ý kiến, 4: Đồng ý, 5: Hồn tồn đồng ý)

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương này, tác giả đã trình bày khung và quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn này là phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (bao gồm phương pháp định tính và phương pháp định lượng) để nhận diện và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các DNNVV tại TP.HCM. Nội dung thực hiện ở phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng đều được trình bày cụ thể trong chương này. Trên cơ sở mơ hình và giả thuyết nghiên cứu, các thang đo đo lường của từng nhân tố xác định được xây dựng.

CHƯƠNG 4 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp hồ chí minh (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)