Lý thuyết của trường phái Keyne sở một số nước

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 37 - 46)

Lý thuyết của J.M.Keynes sau khi được công bố (1936) đã được các nhà kinh tế học tư sản và nhà nước tư bản đánh giá cao. Nó được dịch ra nhiều thứ tiếng và được truyền bá rộng rãi không chỉ ở Tây Âu mà ở cả nước Mỹ. Các nhà kinh tế Mỹ cho rằng lý thuyết của J.M.Keynes không chỉ cần thiết để chữa chạy cho chủ nghĩa tư bản Tây Âu khỏi ốm yếu mà còn làm “lành mạnh” chủ nghĩa tư bản Mỹ, ở Đức nó đã được dùng làm cơ sở cho sự điều tiết của nhà nước phát xít Đức.

Cũng từ đó lý thuyết của J.M.Keynes được các nhà kinh tế học tư sản kế thừa và phát triển. Dựa trên cơ sở lý thuyết của J.M.Keynes các nhà kinh tế học tiếp tục xây dựng thành trường phái J.M.Keynes. Các nhà kinh tế theo trường phái J.M.Keynes phát triển các lý thuyết kinh tế trong điều kiện mới trên cơ sở thừa nhận những luận điểm cơ bản của lý thuyết Keynes. Đó là: nguyên nhân của các cuộc khủng hoảng kinh tế và sự tồn tại của thất nghiệp không tự nguyện là tổng cầu không đủ độ lớn cần thiết để cân bằng với tổng cung, có nhiều tác động mạnh khơng mang tính chất tiền tệ bắt nguồn từ kinh tế tư nhân, từ các khuynh hướng tiêu dùng,… tác động đến tổng cầu; tiền lương và giá cả không linh hoạt. Sự thay đổi (đặc biệt trong thời kỳ suy thoái) chủ yếu đến từ tổng cầu, kinh tế tư nhân không ổn định, nguyên nhân là do những lợi nhuận kỳ vọng có thể mong đợi của các khoản đầu tư là khơng chắc chắn. Do đó, cần phải có chính sách ổn định, khuyến khích đầu tư, khuyến khích tiêu dùng. Cần phải có sự can thiệp của Nhà nước. Một số đại biểu của trường phái Keynes: các nhà kinh tế học người Anh: Roy Harrod (1900 - 1978), Joan Violet Robinson (1903 - 1983), Miklos Káldor (1908 - 1986 - người Anh gốc Hungary); nhà kinh tế học người Ba Lan: Michael Kalecki (1899 -

1970); các nhà kinh tế học người Mỹ: James Tobin (1818 - 2002), Alvin H. Hansen (1887 - 1975) ;30…

Trường phái này bao gồm ba trào lưu: thứ nhất, “trường phái” Keynes cánh hữu, ủng hộ các nhóm tư bản độc quyền, chạy đua vũ trang, quân sự hoá nền kinh tế. Thứ hai, “trường phái” Keynes tự do, bảo vệ lợi ích tư bản độc quyền, song không ủng hộ chạy đua vũ trang. Thứ ba “trường phái” Keynes cánh tả, chống lại độc quyền, bảo vệ quyền lợi của tầng lớp tư bản vừa và nhỏ. Về sau hai trào lưu đầu kết hợp hình thành nên “những người Keynes chính thống”, còn trào lưu thứ ba tiếp tục được phát triển dưới tên gọi “những người sau Keynes”.

Trong một thời gian dài, lý thuyết Keynes đã giữ vị trí thống trị trong hệ thống tư tưởng kinh tế tư sản, đặc biệt phát triển ở Mỹ và Pháp.

6.3.1. Trường phái Keynes ở Mỹ

Các nhà kinh tế học Mỹ đánh giá cao vai trò lý thuyết “việc làm” của J.M.Keynes, đồng thời họ còn bổ sung và phát triển lý thuyết đó, đặc biệt là những nghiên cứu của Alvin Hansen (1887 - 1975), John Maurice Clark (1844 - 1963).

A.Hansen đã đưa ra lý thuyết “sự ngừng trệ” để giải thích nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế. Theo ông, khủng hoảng kinh tế chủ yếu là do các động lực phát triển kinh tế bị yếu đi. Có rất nhiều nhân tố tác động tạo nên lực cản làm giảm động lực phát triển kinh tế. Tuy vậy có thể chia làm hai nhóm các yếu tố bên ngồi và bên trong.

Nhóm các yếu tố bên ngồi có thể trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến động lực phát triển kinh tế nhưng nhìn chung không nằm trong cơ cấu của khủng hoảng như: quan hệ giữa thu nhập, tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư. Theo A.Hansen và các nhà kinh tế học Mỹ: dân số tăng lên chậm, tiến bộ kỹ thuật chậm, khơng cịn các vùng đất “tự do”, các cuộc chiến tranh, chu kỳ kinh doanh, chính trị liên quan đến các cuộc bầu cử. Từ lý thuyết này, họ đưa ra lý thuyết chu kỳ kinh doanh chính trị. Theo đó, sau các cuộc bầu cử, các nhà chính trị để 1 đến 2 năm thực hiện chính sách khắc khổ đối với nền kinh tế, nâng mức thất nghiệp, tăng số nhà máy 30 Phạm Văn Chiến, Nguyễn Ngọc Thanh (2010), Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb.

không hoạt động để làm giảm sức ép của lạm phát. Sau đó, khoảng 1 năm trước ngày bầu cử, họ tìm cách kích thích nền kinh tế phát triển lên như giảm thuế, tăng lương, thuyết phục cục dự trữ liên bang Mỹ giữ lãi suất ở mức thấp. Do vậy, người dân đến hòm phiếu bầu cử chỉ còn thấy sự phồn thịnh chứ khơng thấy suy thối kinh tế…

Những yếu tố bên trong làm suy yếu động lực phát triển kinh tế là nhân tố làm cho tác dụng của số nhân giảm đi cùng với thời gian, sản xuất trì trệ thậm chí suy sụp. Yếu tố đó chính là sự “rị rỉ” trong các luồng chi phí hay chi tiêu bởi một bộ phận tiết kiệm tăng mà không được chi tiêu. Hiệu quả của số nhân sẽ khơng cịn khi tất cả sự tăng lên ban đầu sức mua hay cầu tiêu dùng dừng lại.

Trên cơ sở đó J.M.Clark và A.Hansen kết hợp đưa ra nguyên lý “gia tốc” để bổ sung cho nguyên lý số nhân của J.M.Keynes để hình thành lý thuyết số nhân - gia tốc. Nguyên lý “gia tốc” nhằm mục đích mở rộng tác động liên tục của số nhân, thực chất nó là lý thuyết về các nhân tố quyết định đầu tư. Nó phản ánh mối quan hệ dường như theo chiều ngược lại của “số nhân” tức là quan hệ giữa tăng sản lượng sẽ làm cho đầu tư tăng lên như thế nào.

Để thực hiện cơ cấu số nhân - gia tốc các nhà kinh tế học Mỹ đưa ra các giải pháp: thực hiện rộng rãi đơn đặt hàng của nhà nước, phát triển hệ thống mua của nhà nước… để tiếp sức cho kinh tế tư nhân. Tuy nhiên muốn thực hiện được các giải pháp này cần phải tăng ngân sách của nhà nước vì vậy họ rất coi trọng đến chính sách tài chính. Nhằm tăng nguồn thu ngân sách để bảo đảm các khoản chi phí tăng của nhà nước họ chủ trương thực hiện các biện pháp chủ yếu như:

Thứ nhất, một số người đề nghị phải tăng thuế đối với dân cư. Họ cho rằng 25 - 30% chưa phải là giới hạn nộp thuế mà nhà nước có thể thu thuế tới 60% tiền lương.

Thứ hai, một số khác đề nghị tăng nợ nhà nước. Họ coi đây là biện pháp chủ yếu để thu hút vốn cho ngân sách. Ở Mỹ, thời kỳ này xuất hiện lý thuyết mới về "nợ nhà nước". Lý thuyết này khẳng định khả năng tăng lên không ngừng của nợ nhà nước để bù đắp cho sự thâm hụt ngân sách.

Nhóm thứ ba chủ trương in thêm tiền đưa vào lưu thông để bù đắp chi phí nhà nước. Thực chất họ muốn ủng hộ giải pháp “lạm phát có mức độ”.

Các nhà kinh tế học Mỹ cho rằng ngân sách nhà nước là cơ chế chủ yếu để điều chỉnh kinh tế Mỹ. Theo đó, bằng cách tăng thuế lợi nhuận cũng như nợ của nhà nước, nhà nước thu được một phần tư bản nhàn rỗi không sinh lợi nhuận để tạm thời bổ sung cho cầu có khả năng thanh tốn nói chung, do vậy nó có thể tạm thời làm chậm sự xuất hiện của khủng hoảng kinh tế.

Ngân sách nhà nước được các nhà kinh tế học Mỹ đánh giá cao. Họ coi ngân sách nhà nước như là “công cụ ổn định bên trong” của nền kinh tế. Họ muốn sử dụng các bộ phận cấu thành thu chi của ngân sách như thuế thu nhập, bảo hiểm xã hội, các khoản trợ cấp xã hội (như trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp của người già, người thương tật…) một cách linh hoạt trong từng thời kỳ của chu kỳ kinh doanh. A.Hansen chủ trương tăng thuế trong thời kỳ hưng thịnh và giảm thuế trong thời kỳ khủng hoảng. Ngược lại đối với các khoản trợ cấp và bảo hiểm thì cần tăng lên trong thời kỳ khủng hoảng và giảm xuống trong thời kỳ hưng thịnh.

Các bộ phận cấu thành trên đây là quan trọng trong ngân sách nhà nước và đời sống kinh tế. Tuy vậy, tác dụng của chúng nhằm tạo ra sự cân bằng kinh tế là không lớn. Thứ nhất, trợ cấp thất nghiệp chỉ nuôi sống một bộ phận rất nhỏ những người thất nghiệp. Thứ hai, mặc dù quỹ trợ cấp thất nghiệp là do doanh nghiệp đóng góp, nhưng thực tế chi phí này lại được tính vào chi phí sản xuất, do vậy làm tăng giá cả hàng hóa. Điều đó là giảm cầu có khả năng thanh toán của dân cư. Điều này cũng xảy ra với trợ cấp của người già và thương tật. Các phương tiện để thực hiện mục đích này được thu từ chính người lao động. Thứ ba, vai trị của thuế đối với dân cư, như đã xem xét sẽ làm tăng cầu nhà nước mà giảm cầu tiêu dùng của dân cư. Vì vậy, việc làm cho tình hình thị trường tốt hơn chỉ có thể dựa vào thuế lợi nhuận của tư bản. Song, điều này lại đụng chạm đến lợi ích của các nhà tư bản độc quyền. Vì vậy, cơng cụ ổn định bên trong khơng thể ngăn chặn và không thể giảm nhẹ được khủng hoảng. Bên cạnh công cụ ổn định bên trong, các nhà kinh tế học còn đưa ra các biện pháp "điều hòa".

Ngồi các cơng cụ ổn định bên trong và để tiếp sức cho nó các nhà kinh tế học Mỹ cịn đưa ra các biện pháp “điều hồ”. Đây là phương pháp chủ động điều chỉnh đầu tư tư nhân bằng việc sử dụng linh hoạt chi phí

của nhà nước. Theo họ, trong thời kỳ hưng thịnh thì hạn chế chi nhà nước, cịn trong thời kỳ khủng hoảng thì tăng chi phí nhà nước, dù cho ngân sách nhà nước có thâm hụt, để bù đắp sự giảm sút chi từ phía tư nhân. Họ coi chi phí chiến tranh là phương tiện tốt nhất để ổn định thị trường, kinh tế chiến tranh là hình thức đặc biệt để thoát khỏi khủng hoảng và thất nghiệp. Tuy vậy, tác dụng của biện pháp này có nhiều mâu thuẫn. Phần lớn vốn ngân sách để mở rộng cầu đầu tư của nhà nước là do thuế bảo đảm (90%), mà thuế của dân cư lại tính theo thu nhập. Vì vậy, tăng thuế sẽ làm tăng thu nhập của nhà nước, nhưng lại giảm tiêu dùng của dân cư. Nhu cầu có khả năng thanh tốn nói chung khơng thể tăng lên nhờ vào việc tăng cầu của nhà nước, giảm cầu của cư dân. Thuế lợi nhuận cũng như nợ nhà nước không trực tiếp làm giảm tổng cầu có khả năng thanh tốn của dân cư. Bằng con đường này, nhà nước thu được một phần tư bản nhàn rỗi không sinh lợi nhuận để tạm thời bổ sung cho cầu có khả năng thanh tốn nói chung. Nó có thể tạm thời làm chậm sự xuất hiện của khủng hoảng. Song, sự vận động của tư bản được đưa vào sản xuất tất yếu sinh ra sự không phù hợp giữa khả năng tăng sản xuất và cơ sở chật hẹp của cầu có khả năng thanh tốn. Ngồi ra, nguồn tích lũy tư bản nhàn rỗi cũng hạn chế. Nhà nước tư sản chỉ có thể tăng thuế cơng ty đến khi nào mà thuế đó được bù đắp bằng lợi nhuận. Khoản vay để mở rộng cầu có khả năng thanh tốn cũng có tính chất hạn chế vì nó làm tăng cầu hiện tại nhờ vào cầu tương lai. Trong tương lai, để trả tiền công trái, nhà nước phải lấy tiền từ ngân sách. Muốn vậy, nhà nước phải tăng giá cả hàng hóa. Suy đến cùng, thuế lợi nhuận, cơng trái lại được chuyển sang vai trị của người lao động, sức mua của họ lại bị giảm sút.

6.3.2. Trường phái Keynes ở Pháp

Đầu những năm 40 của thế kỷ XX trường phái Keynes phát triển mạnh ở Pháp. Ở đây xuất hiện hai trào lưu khác nhau trong việc vận dụng lý thuyết của J.M.Keynes mà không sửa đổi, bổ sung. Một trào lưu khác chủ trương áp dụng nhưng có sửa đổi bổ sung một ít. Đối với trào lưu này, mặc dù tán thành tư tưởng nhà nước can thiệp vào kinh tế, nhưng họ phê phán việc sử dụng công cụ lãi suất để điều chỉnh kinh tế. Họ đặt vấn đề sử dụng cơng cụ kế hoạch hố để điều chỉnh nền kinh tế, bảo đảm nhịp độ phát triển kinh tế thích hợp và thay đổi được cơ cấu của nền kinh

tế quốc dân. Theo họ kế hoạch hố là cơng cụ điều tiết tổng hợp các hoạt đông của các đơn vị kinh tế, để phối hợp điều chỉnh nhà nước với lợi ích tư nhân của tư bản độc quyền.

Theo các nhà kinh tế học Pháp, trong nền kinh tế cần có “các đơn vị chỉ huy”, đó là các cơng ty lớn chi phối hoạt động của các lĩnh vực kinh tế. Thực chất đây là các đơn vị kinh tế của các nhóm tư bản độc quyền. Sự hoạt động của các nhóm độc quyền này, theo họ, là khơng thống nhất và phát triển không đều nên nhà nước phải đứng ra trước hết là làm trọng tài và đồng thời là lực lượng để phối hợp, nhằm đảm bảo sự hoạt động ăn khớp và tăng cường nhịp nhàng.

Về tính chất kế hoạch hố, các nhà kinh tế học Pháp chia nó ra làm hai loại là kế hoạch hoá “mệnh lệnh” và kế hoạch hoá “chỉ dẫn”. Trong đó, theo họ, kế hoạch hố mệnh lệnh là kế hoạch hố có tính chất pháp lệnh tập trung quan liêu. Họ gọi đó là kế hoạch hố xã hội chủ nghĩa. Kế hoạch hoá chỉ dẫn là kế hoạch hoá dựa trên nguyên tắc xây dựng một loạt các mục tiêu, biện pháp, và cơng cụ có tính chất định hướng, qua đó hướng dẫn các xí nghiệp. Các chỉ tiêu trong kế hoạch hoá chỉ dẫn được xây dựng trên cơ sở thị trường và nó được thay đổi, điều chỉnh khi tình hình thị trường có sự thay đổi. Các chỉ tiêu bắt buộc chỉ có thể được đặt ra cho một số xí nghiệp nhà nước mà thơi. Họ cho rằng kế hoạch hố ở Pháp là kế hoạch hoá chỉ dẫn. Tư tưởng kế hoạch hoá định hướng nền kinh tế quốc dân xuất phát từ thị trường được nghiên cứu và áp dụng trong thời gian dài ở Pháp. Ngày nay nó được coi như một cơng cụ điều chỉnh vĩ mơ có hiệu quả, là một bộ phận khơng thể thiếu được của “nền kinh tế hỗn hợp” và phản ánh tính tất yếu của nền kinh tế có tính chất xã hội hoá cao.

NỘI DUNG THẢO LUẬN

1. Vận dụng các biện pháp tạo việc làm của J.M.Keynes vào chính sách tạo việc làm, giảm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

2. Chính sách lãi suất theo quan điểm của J.M.Keynes và vận dụng vào chính sách lãi suất ở Việt Nam hiện nay.

3. Những tư tưởng cơ bản trong quan điểm của trường phái Keynes ở Mỹ, Pháp và vận dụng vào chính sách kinh tế ở Việt Nam hiện nay.

NỘI DUNG ÔN TẬP

1. Hoàn cảnh xuất hiện học thuyết kinh tế J.M.Keynes và trường phái Keynes.

2. Chứng minh “Lý thuyết việc làm” của J.M.Keynes là lý thuyết trọng cầu.

3. Nội dung chính sách đầu tư, chính sách tài khóa của nhà nước được thể hiện trong lý thuyết kinh tế của J.M.Keynes.

4. Lý thuyết của J.M.Keynes về lãi suất. Vận dụng lý thuyết này để giải thích chính sách lãi suất ở Việt Nam hiện nay.

5. Lý thuyết “khuynh hướng tiêu dùng giới hạn” của J.M.Keynes. Vận dụng lý thuyết này để giải thích chính sách kích cầu hiện nay.

6. Nội dung các giải pháp được J.M.Keynes đưa ra để giải quyết vấn đề việc làm.

7. Các xu hướng nghiên cứu và nội dung cơ bản của trường phái Keynes ở Pháp. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đối với Việt Nam hiện nay. 8. Nội dung cơ bản lý thuyết “số nhân - gia tốc” của trường phái Keynes ở Mỹ. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đối với Việt Nam hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Mai Quế Anh, Phạm Văn Chiến, Nguyễn Ngọc Thanh (1992),

Lịch sử tư tưởng kinh tế, Nxb. Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 37 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)