Lý thuyết nền kinh tế hỗn hợp

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 73 - 176)

Mầm mống của “nền kinh tế hỗn hợp” có từ những năm cuối thế kỷ XIX. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, “kinh tế hỗn hợp” được nhà kinh tế học Mỹ là A.Hasen nghiên cứu và được phát triển trong cuốn “Kinh tế học” của P.A.Samuelson.

Nếu các nhà kinh tế học trường phái Cổ điển và Tân cổ điển đề cao “bàn tay vơ hình” và “cân bằng tổng quát”, trường phái Keynes quá nhấn mạnh “bàn tay chính phủ” thì P.A.Samuelson chủ trương phát triển thế giới kinh tế với cả “hai bàn tay” là cơ chế thị trường và Nhà nước. P.A.Samuelson cho rằng: “điều hành một nền kinh tế khơng có cả Chính phủ, lẫn thị trường thì cũng như định vỗ tay bằng một bàn tay”.

8.2.1. Cơ chế thị trường

Theo P.A.Samuelson, cơ chế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế, trong đó, cá nhân người tiêu dùng và các nhà kinh doanh tác động lẫn nhau qua thị trường để xác định ba vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế là: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? Cơ chế thị trường không phải là sự hỗn độn mà là trật tự kinh tế. “Một nền kinh tế

thị trường là một cơ chế tinh vi để phối hợp mọi người, mọi hoạt động và mọi doanh nghiệp thông qua hệ thống giá cả và thị trường. Nó là một phương tiện giao tiếp để tập hợp tri thức và hành động của hàng triệu cá nhân khác nhau. Khơng có một bộ não hay hệ thống tính tốn trung tâm, nhưng nó vẫn giải được những vấn đề sản xuất và phân phối bao gồm hàng triệu ẩn số và mối tương quan mà không ai biết, những vấn đề ấy dù cho những siêu máy tính nhanh nhất ngày nay cũng khơng thể làm nổi. Chẳng ai thiết kế ra thị trường nhưng nó vẫn vận hành rất tốt”31

.

Thị trường theo nghĩa hẹp (theo nghĩa ban đầu) là một địa điểm thực sự mà tại đó người mua và người bán sẽ tham gia việc mua bán, trao đổi, mặc cả giá cả trực tiếp. Chợ truyền thống chính là một hình thức xuất phát điểm của thị trường.

Thị trường theo nghĩa rộng là một cơ chế trong đó người mua và người bán có thể tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa. Như vậy, hàng hóa, người bán, người mua và giá cả hàng hóa là những thuật ngữ gắn liền với thị trường và cơ chế thị trường. Hàng hóa gồm có hàng hóa và dịch vụ phục vụ cho tiêu dùng; những hàng hóa và dịch vụ phục vụ cho sản xuất. Từ đó hình thành thị trường hàng tiêu dùng và thị trường các yếu tố sản xuất.

Trong nền kinh tế thị trường, “giá cả là phương tiện tín hiệu của xã hội”. Giá cả thể hiện mức mà người tiêu dùng và các doanh nghiệp tự nguyện trao đổi. Giá cả hàng hóa là tín hiệu tốt nhất cho các chủ thể trong nền kinh tế quyết định hành vi của mình trong thị trường và hình thành quy luật cung - cầu thị trường. Khi giá cả một loại hàng hóa, dịch vụ tăng lên: cung sẽ tăng và cầu sẽ giảm. Người tiêu dùng sẽ tiêu dùng ít đi do hàng hóa này trở nên đắt tương đối so với những mặt hàng thay thế. Vì vậy, thay vì bỏ nhiều tiền hơn để mua hàng hóa đó với mức giá cao hơn, người tiêu dùng sẽ chuyển sang dùng hàng hóa thay thế khác. Đối với những loại hàng hóa khơng có hàng hóa thay thế, cầu về hàng hóa vẫn bị giảm sút vì sẽ có một lượng cầu khơng có khả năng thanh toán bị đẩy ra khỏi thị trường. Về phía các nhà sản xuất, giá tăng là tín hiệu để họ tăng số lượng hàng hóa và dịch vụ cung ứng ra thị trường. Kết quả sẽ tạo ra trạng thái cân bằng cho thị trường hàng hóa.

Như vậy, cơ chế thị trường sẽ tự thiết lập sự cân bằng giữa giá cả và sản xuất. Nó chỉ cho người ta biết sản xuất cái gì và sản xuất thế nào và cũng thơng qua đó nó thực hiện phân phối cho ai. “Giá cả là quả cân trong cơ chế thị trường”32. Bởi giá cả sẽ kết hợp các quyết định của người sản xuất và người tiêu dùng trên thị trường. Giá tăng lên làm giảm lượng mua sắm của người tiêu dùng và khuyến khích sản xuất. Giá hạ xuống sẽ khuyến khích tiêu dùng và giảm lượng cung ứng hàng hóa.

Trong cơ chế thị trường có hai lực lượng tham gia là người mua - người bán hình thành cung cầu hàng hóa và dịch vụ. Sự biến động của giá cả làm cho trạng thái cân bằng cung - cầu thường xun biến đổi và đó cũng chính là nội dung quy luật cung cầu hàng hoá.

Nền kinh tế thị trường chịu sự điều khiển của hai ông vua: người tiêu dùng và kỹ thuật. Người tiêu dùng thống trị thị trường và kỹ thuật sẽ hạn chế người tiêu dùng. Người tiêu dùng thống trị thị trường bằng “lá phiếu đơ la” của họ vì họ là người bỏ tiền ra để mua hàng hoá do các doanh nghiệp sản xuất ra. Tuy nhiên, chỉ riêng người tiêu dùng không thể quyết định và chỉ dẫn cho nền kinh tế về chủng loại hàng hóa được sản xuất ra. Vì q trình sản xuất cịn chịu sự ràng buộc bởi yếu tố kỹ thuật. “Bạn có thể bay tới Hồng Kơng nhưng chưa có chuyến bay nào tới Sao Hỏa cả”33

. Nền kinh tế không thể đạt tới điểm nằm ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất. Như vậy, kỹ thuật hạn chế người tiêu dùng vì nền sản xuất khơng thể vượt giới hạn khả năng sản xuất. Do đó, nhu cầu phải chịu theo cung ứng của người kinh doanh. Vì người sản xuất phải định giá hàng của mình theo chi phí sản xuất nên họ sẵn sàng chuyển sang lĩnh vực nhiều lợi nhuận hơn. Như vậy, thị trường chịu sự chi phối của cả chi phí kinh doanh, lẫn các quyết định cung và cầu của người tiêu dùng quy định, ở đây, thị trường đóng vai trị mơi giới trung gian hịa giải giữa sở thích người tiêu dùng với hạn chế về kỹ thuật.

Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận là động lực chi phối hoạt động của người sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại hơn; thúc đẩy các doanh nghiệp ứng biến linh hoạt và năng động hơn trước những biến động của

32Paul.A.Samuelson & Wiliam D.Nordhalls, 2007a,tr.71 33Paul.A.Samuelson & Wiliam D.Nordhalls, 2007a,tr.73

thị trường; thúc đẩy các doanh nghiệp từ bỏ ngành sản xuất này và gia nhập ngành sản xuất khác. Lợi nhuận sẽ chi phối và điều tiết các quyết định của các nhà sản xuất kinh doanh. Như vậy, hệ thống thị trường luôn phải dùng lãi và lỗ để quyết định ba vấn đề: cái gì, thế nào và cho ai.

Kinh tế thị trường phải được hoạt động trong môi trường cạnh tranh do các quy luật kinh tế khách quan chi phối. Trong kinh tế học, P.A.Samuelson vận dụng ngun lý “bàn tay vơ hình” của A.Smith và nguyên lý “cân bằng tổng quát” của L.Walras để phân tích mơi trường hoạt động của kinh tế thị trường. Để phân tích cạnh tranh thị trường, ông đã vận dụng lý thuyết chi phí bất biến của J.M.Clark, lý thuyết ba nhân tố sản xuất của J.B.Say, J.S.Mill, lý thuyết hiệu quả của W.D.Pareto nhằm đề ra các chiến lược thị trường, bảo đảm cho các tổ chức độc quyền thu được nhiều lợi nhuận nhất.

Nghiên cứu sự hoạt động của cơ chế thị trường, P.A.Samuelson cũng chỉ rõ: bàn tay vô hình đơi khi cũng đưa nền kinh tế tới những sai lầm. Đó chính là những khuyết tật của hệ thống kinh tế thị trường. Những khuyết tật này có thể là do tác động bên ngoài gây nên, như ô nhiễm môi trường mà doanh nghiệp không phải trả giá cho sự huỷ hoại đó; hoặc là những thất bại thị trường do tình trạng độc quyền phá hoại cơ chế tự do cạnh tranh; hoặc là các tệ nạn như khủng hoảng, thất nghiệp. Và cuối cùng là sự phân phối thu nhập bất bình đẳng do hệ thống thị trường mang lại. Để đối phó với những khuyết tật của cơ chế thị trường, các nền kinh tế hiện đại phối hợp giữa “bàn tay vơ hình” với “bàn tay hữu hình” như thuế khố, chi tiêu và luật lệ của chính phủ.

8.2.2. Vai trị của Chính phủ trong kinh tế thị trường

Theo P.A.Samuelson, sự can thiệp của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường như một tất yếu khách quan. Bởi theo ông chỉ có nền kinh tế thị trường lý tưởng mới khơng cần sự can thiệp của Chính phủ. “Nền kinh tế thị trường lý tưởng là nền kinh tế trong đó các hàng hóa và dịch vụ được tự nguyện trao đổi bằng tiền theo giá trị thị trường”34. Nền kinh tế thị trường lý tưởng chỉ tồn tại khi và chỉ khi có cạnh tranh hồn hảo. Có 3 nguyên nhân làm cho cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường không

thể đạt được sự “hoàn hảo”: Một là độc quyền; hai là vấn đề ngoại sinh; ba là hàng hóa cơng cộng. Vì vậy, “khơng có Chính phủ nào, dù bảo thủ tới đâu, lại không nhúng tay vào nền kinh tế”35

.

Chính phủ có 4 chức năng chính trong nền kinh tế thị trường.

Chức năng thứ nhất là thiết lập khn khổ pháp luật

Ở đây Chính phủ đề ra các quy tắc mà các doanh nghiệp, người tiêu dùng và cả Chính phủ phải tuân thủ. Điều đó được thể hiện bằng các quy tắc về hợp đồng và hoạt động kinh doanh, các trách nhiệm hỗ trợ các liên đoàn lao động và các điều luật để xác định môi trường kinh tế. Những khuôn khổ pháp luật tác động sâu sắc tới các ứng xử kinh tế của con người.

Các quy định có tính pháp lý của Chính phủ một mặt bảo đảm mơi trường kinh doanh, môi trường cạnh tranh lành mạnh qua đó phát huy động lực của thị trường và cơ chế thị trường. Mặt khác, khuôn khổ pháp luật do Chính phủ quy định nhằm khắc phục và giải quyết những mâu thuẫn phát sinh từ các quan hệ vượt ra ngồi lĩnh vực kinh tế đơn thuần. Khn khổ pháp luật do Chính phủ xây dựng và ban hành phải đảm bảo tính đồng bộ, có hiệu lực và không ngăn cản hiệu quả của cơ chế thị trường.

Chức năng thứ hai là sửa chữa những thất bại của thị trường để thị

trường hoạt động có hiệu quả

Thứ nhất, thất bại về tính hiệu quả của nền kinh tế do vấn đề độc quyền. Tận dụng ưu thế của mình, các tổ chức độc quyền có thể đặt ra mức giá cả cao để thu lợi nhuận cao và do vậy, phá vỡ ưu thế của cạnh tranh hoàn hảo. Giá cả độc quyền với giá cả của hàng hóa trong thị trường khơng có độc quyền sẽ có sự khác biệt. Giá cả độc quyền thường cao hơn. Khi đó, các nhà sản xuất sẽ thu được lợi nhuận cao hơn, người tiêu dùng sẽ phải hy sinh đi lợi ích của mình. Lợi ích phải từ bỏ của nhóm người tiêu dùng cụ thể: (1) Phải bỏ nhiều tiền hơn để mua 1 đơn vị hàng hóa do giá cả cao; (2) Một số người sẽ không thể mua được hàng hóa do sự hạn chế sản xuất từ phía nhà sản xuất. Vì vậy, cần thiết phải có sự can thiệp của chính phủ để hạn chế độc quyền, đảm bảo tính hiệu quả của cạnh tranh thị trường.

Thứ hai, là những tác động ngoại ứng cũng dẫn đến tính khơng hiệu quả của hoạt động thị trường và đòi hỏi Nhà nước phải can thiệp. Tác động ngoại ứng xảy ra khi doanh nghiệp hoặc con người tạo ra chi phí - lợi ích cho doanh nghiệp khác, hoặc người khác mà các doanh nghiệp hoặc con người đó khơng được nhận đúng những lợi ích mà họ cần phải trả.

Thứ ba, chính phủ phải đảm nhiệm việc sản xuất hàng hố cơng cộng. Hàng hóa cơng cộng và hàng hóa tư nhân có những sự khác biệt ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của nhà cung ứng. Sự khác biệt lớn nhất nằm ở tính loại trừ trong việc sử dụng hàng hóa. Đối với hàng hoá tư nhân, nếu như một người đã dùng thì người khác khơng thể dùng được nữa, tức là có loại trừ. Cịn hàng cơng cộng là một loại hàng hố mà khi một người đã dùng thì khơng loại trừ việc sử dụng hàng hóa đó của người khác. Ví dụ như ghế đá cơng viên. Việc một ai đó ngồi ở ghế đá cơng viên khơng loại trừ và khơng làm giảm lợi ích của một người khác sau đó ngồi ở chiếc ghế đó. Và như vậy, ghế đá cơng viên khơng có tính loại trừ trong việc sử dụng nó.

Vì vậy, ích lợi giới hạn của hàng hố cơng cộng đối với xã hội và tư nhân là khác nhau. Nhìn chung, ích lợi giới hạn mà tư nhân thu được từ hàng hố cơng cộng là rất nhỏ. Vì vậy, tư nhân thường không muốn sản xuất hàng hố cơng cộng. Mặt khác, có nhiều hàng hố cơng cộng có ý nghĩa quan trọng cho quốc gia như hàng hố quốc phịng, luật pháp, trật tự trong nước nên không thể giao cho tư nhân được. Vì vậy, Chính phủ phải trực tiếp tham gia vào sản xuất hàng hố cơng cộng.

Thứ tư là thuế. Trên thực tế, phần chi phí của Chính phủ phải được trả bằng tiền thuế thu được. Tất cả mọi người đều phải chịu theo luật thuế. Sự thực là tồn bộ cơng dân tự mình lại gánh nặng thuế lên vai mình và mỗi cơng dân cũng được hưởng phần hàng hố cơng cộng do Chính phủ cung cấp.

Chức năng thứ ba là đảm bảo sự công bằng

Một trong những khuyết tật của cơ chế thị trường tự do là sự phân hóa giàu nghèo và tình trạng bất bình đẳng. Bản thân cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiết nền kinh tế thông qua các quy luật kinh tế, trong đó cơ bản nhất là quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh,… Trong nền kinh tế thị trường, những chủ thể nào hành động hợp quy luật sẽ tồn tại và phát

triển; chủ thể nào hành động không hợp quy luật sẽ bị đào thải. Với tư cách là các nhà sản xuất, doanh nghiệp nào sản xuất hiệu quả, thu được nhiều lợi nhuận sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển, mở rộng quy mô. Doanh nghiệp nào sản xuất khơng hiệu quả, hàng hóa sản xuất ra khơng bán được, lợi nhuận ít hoặc khơng có lợi nhuận. Kết quả trực tiếp sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của chính doanh nghiệp đó; thậm chí là phá sản. Như vậy, sự phân hóa giàu nghèo là tất yếu khách quan của cơ chế thị trường. Nó giống như một sự chọn lọc tự nhiên, chủ thể nào tốt sẽ được giữ lại, chủ thể nào không tốt sẽ bị đào thải. Kết quả sẽ có người giàu lên, người nghèo đi.

Sự phân hóa giàu nghèo có thể sẽ gây ra những tác động tiêu cực đối với từng chủ thể và đối với cả cộng đồng. Vì vậy, Chính phủ cần thiết phải thơng qua những chính sách để phân phối thu nhập. Cơng cụ quan trọng nhất của chính phủ là thuế luỹ tiến, đánh thuế người giàu theo tỷ lệ thu nhập lớn hơn người nghèo. Thông thường, thuế lũy tiến áp dụng cho thuế thu nhập và thuế thừa kế. Bên cạnh thuế, phải có hệ thống hỗ trợ thu nhập để giúp cho người già, người tàn tật, người phải nuôi con và bảo hiểm thất nghiệp cho người khơng có cơng ăn việc làm. Hệ thống thanh tốn chuyển nhượng này tạo ra mạng lưới an toàn bảo vệ những người không may khỏi bị huỷ hoại về kinh tế. Cuối cùng, Chính phủ đơi khi phải trợ cấp tiêu dùng cho những nhóm dân cư có thu nhập thấp bằng cách phát tem phiếu thực phẩm, trợ cấp y tế, cho thuê nhà rẻ...

Chức năng thứ tư là ổn định kinh tế vĩ mô

Nền kinh tế thị trường tự do với sự thống trị của cơ chế thị trường đã tạo ra sự phát triển vượt bậc về kinh tế với số lượng các loại sản phẩm

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 73 - 176)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)