Trường phái Tự do mới ở Mỹ (với tên gọi là Chủ nghĩa bảo thủ mới) có 3 trào lưu chính:
7.2.1. Trường phái Trọng tiền hiện đại
7.2.1.1. Khái quát chung về trường phái Trọng tiền hiện đại
Trường phái Trọng tiền hiện đại (còn gọi là trường phái Chicago) có mầm mống từ những năm 40 đến những năm 50 của thế kỷ XX. Những
người đặt nền móng chính là H.Simons, L.Mints, F.Douglas. Họ đã đưa ra nhiều tư tưởng, nhiều nhận định về chính sách kinh tế và các mối quan hệ giữa chính sách kinh tế với tiền tệ đã gợi ý cho các nhà kinh tế sau đó nghiên cứu, phát triển.
Sau đó chính K.Brunner là người đầu tiên nêu ra thuật ngữ “chủ nghĩa tiền tệ”, với ba trục quan điểm:
Một là, các xung lượng tiền quyết định đối với những biến đổi trong sản xuất, việc làm và giá cả.
Hai là, sự biến đổi của lượng tiền là dấu hiệu khá chắc chắn để đo lường xung lượng tiền.
Ba là, các quan chức tiền tệ có thể kiểm sốt được tiến triển của lượng tiền trong q trình của các chu kỳ kinh tế.
Chủ nghĩa tiền tệ có nhiều “nhánh”, ngồi “chủ nghĩa tiền tệ chuẩn”, cịn có các nhánh như chủ nghĩa tiền tệ “kim tiền” của J.Rueff; chủ nghĩa tiền tệ ngân sách của Brunner và Melzer; chủ nghĩa tiền tệ Áo của F.A. Von Hayek. Tuy nhiên M.Friedman mới là người phát triển “chủ nghĩa tiền tệ” đến đỉnh cao. Lý luận tiền tệ chuẩn của M.Friedman biểu thị tập trung nhất các quan điểm của các nhà lý luận tiền tệ.
Milton Friedman (1912 - 2006) là nhà kinh tế học Mỹ, gốc Ukraina. Ông là một nhà lý luận kinh tế nổi tiếng, là cố vấn của Chính phủ Nixon và Quỹ dự trữ liên bang, là người tích cực bảo vệ chế độ tư hữu chủ nghĩa và thị trường. Quan điểm của ơng về chính sách tiền tệ, thuế khóa, tư nhân hóa và giảm bớt sự can thiệp của chính phủ đã có tác động to lớn tới chính sách của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt thời kỳ chính quyền Ronald Reagan ở Mỹ và Margaret Thatcher ở Anh.
Là người ủng hộ chủ nghĩa tư bản tự do, ơng đã có những đóng góp quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế học vĩ mô, kinh tế học vi mô, lịch sử kinh tế và thống kê. Tư tưởng chính của M.Friedman nhấn mạnh những ưu thế của thị trường và những bất lợi khi Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế đã định hình quan điểm của những người theo trường phái bảo thủ và tự do ở Mỹ. M.Friedman chính là người đã lập nên trường phái kinh tế học vĩ mơ rất có ảnh hưởng - trường phái trọng tiền (monetarism).
Ông quan tâm đến những vấn đề phương pháp luận, sự tiêu dùng và nhất là tiền tệ, thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Ơng có nhiều cơng trình nghiên cứu, như: “Các bài tiểu luận về kinh tế học thực chứng” (1953), “Nghiên cứu về thuyết số lượng tiền tệ” (1956), “Lý thuyết về chức năng của tiêu dùng” (1957), “Lịch sử tiền tệ của Hoa Kỳ 1867 - 1960” (1963).
7.2.1.2. Những nội dung chủ yếu của trường phái Trọng tiền hiện đại
a. Lý thuyết về thái độ của người tiêu dùng và thu nhập của M.Friedman
Lý thuyết về “Thái độ của người tiêu dùng” của M.Friedman được trình bày trong tác phẩm “Lý thuyết về chức năng tiêu dùng” của ông. Về cơ bản, M.Friedman cho rằng những giả thuyết của J.M.Keynes về tiêu dùng khơng hồn toàn phù hợp với thực tế. Vì vậy, theo M.Friedman cần phải có những giả thuyết khác để giải thích về xu hướng tiêu dùng và thu nhập. Trong đó bao gồm:
- Thái độ ứng xử của người tiêu dùng
Những phân tích của M.Friedman về thái độ ứng xử của người tiêu dùng dựa trên hai giả thiết, gắn với hai trường hợp: trong điều kiện ổn định và trong điều kiện không ổn định. Cụ thể:
Trường hợp thứ nhất: nếu trong điều kiện chắc chắn ổn định (tức là những khoản thu, giá cả của cải cho mỗi thời kỳ và tỷ suất lợi tức đã được ổn định) sẽ có hai nguyên nhân làm cho tiêu dùng cao hơn là thu nhập:
Một là, chi tiêu được giữ vững ổn định. Hai là, các khoản thu được tăng lên.
Trong trường hợp này tiết kiệm phụ thuộc vào những khoản thu thơng thường và nó chính là số dư ra của tiêu dùng. Ông cho rằng tiêu dùng của một năm không chỉ phụ thuộc vào thu nhập của năm đó. Bởi nếu xét 2 năm liên tục, sự tiêu dùng trong năm thứ nhất sẽ tuỳ thuộc thu nhập của năm thứ nhất, năm thứ hai và tỷ suất lợi tức.
Trường hợp thứ hai, ngược lại trong điều kiện không ổn định (tức thu nhập khơng ổn định), sẽ có một lý do bổ sung để thực hiện tiết kiệm như việc nắm giữ được một dự trù sẵn đề phòng những trường hợp bất ngờ không dự kiến (chẳng hạn thu nhập giảm sút).
Theo ông, thông thường, sự tiêu dùng được coi như phụ thuộc vào thu nhập và tỷ suất lợi tức và cả một phần thu nhập được từ tài nguyên vật chất. Ông cho rằng, tương quan giữa tài nguyên vật chất và thu nhập càng cao thì lượng dự trữ phụ sẽ càng nhỏ đi và tiêu dùng thông thường càng tăng lên. Tuy rằng các dạng tài nguyên phi vật chất khơng thích ứng với các chức năng dự trữ, những tích sản bằng tiền mặt lại đặc biệt thích hợp: theo ơng “Tiền là một tài sản cao cấp”. Điều đó có nghĩa rằng dự trữ tiền mặt có tác dụng kích thích tiêu dùng. Rõ ràng, việc phân tích tiêu dùng của ơng có nhiều điểm khác J.M.Keynes.
- Thu nhập thường xun
Ơng giải thích thu nhập của một cá nhân trong một thời kỳ nhất định có thể do hai bộ phận cấu thành nên.
+ Thu nhập thường xuyên (Yp) + Thu nhập tức thời (Yt)
Vậy tổng thu nhập: Y = Yp + Yt
Ở đây Yp là những thu nhập mang lại một cách tất yếu do trình độ, nghề nghiệp của họ.
Yt là thu nhập do những nhân tố khác.
Tiêu dùng (C) của mỗi cá nhân cũng là tổng số của tiêu dùng thường xuyên (Cp) và tiêu dùng nhất thời (Ct).
Nên tổng tiêu dùng C = Cp + Ct
Theo ông, giữa tiêu dùng thường xuyên và thu nhập thường xuyên có quan hệ với nhau. Mối quan hệ này được xác định theo công thức:
Cp = K (i, w, u) Yp Trong đó:
K: là tương quan của tiêu dùng thường xuyên và thu nhập thường xuyên. i: là lãi suất
w: là tương quan giữa tài sản vật chất và thu nhập thường xuyên. u: là phân chia thu nhập cho tiêu dùng và tiết kiệm.
Từ hàm số trên, ông khẳng định tiêu dùng thường xuyên phụ thuộc vào lãi suất (i), tương quan giữa tài sản vật chất và thu nhập thường xuyên (w) và sự phân chia thu nhập cho tiêu dùng và tiết kiệm (u) là chính chứ khơng phải là vào thu nhập thường xuyên.
- Thu nhập tương đối
Bên cạnh giả thuyết về thu nhập thường xun, ơng cịn đưa ra giả thuyết về thu nhập tương đối. Nếu cho rằng, mối tương quan giữa tiêu dùng so với thu nhập là một hàm số so sánh của những người tiêu dùng trong phân phối thu nhập thì đó là giả thiết thu nhập tương đối. Giả thuyết thu nhập tương đối được ông đưa ra chỉ như để khẳng định thêm giả thuyết thu nhập thường xuyên, bởi theo ông giả thuyết thu nhập thường xuyên thuyết phục hơn bởi ba lý do:
Một là, nó đơn giản hơn và hấp dẫn hơn. Hai là, nó phong phú hơn.
Ba là, nó trình bày rõ ràng hơn.
b. Lý thuyết chu kỳ tiền tệ và thu nhập quốc dân
Lý thuyết chu kỳ tiền tệ và thu nhập quốc dân là lý thuyết tiêu biểu, nổi tiếng của M.Friedman và phái trọng tiền hiện đại. Từ nghiên cứu những tác động của lạm phát đến giá cả hàng hóa, lãi suất... M.Friedman và phái trọng tiền hiện đại phê phán tư tưởng “tự do tiền tệ” của J.M.Keynes. Họ đưa ra chủ trương nhằm điều tiết mức cung tiền tệ và chống lạm phát. Nội dung cơ bản về chu kỳ tiền tệ và thu nhập quốc dân được khái quát như sau:
Thứ nhất, phái trọng tiền cho rằng mức cung tiền tệ là nhân tố có tính
chất quyết định đến việc tăng sản lượng quốc gia.
Từ công thức MV = PQ của I.Fisher, M.Friedman và những người theo phái trọng tiền hiện đại cho rằng, các biến số của kinh tế vĩ mô như giá cả, sản lượng, việc làm phụ thuộc vào mức cung tiền tệ, chứ không phải phụ thuộc vào chính sách tài chính bởi tốc độ chu chuyển tiền là ổn định. Nếu mức cung tiền tệ tăng thì sản lượng, việc làm…cũng tăng lên. Điều này khác với với lý luận của trường phái Keynes. Trong khi J.M.Keynes cho rằng chính sách tài chính (thuế và chi tiêu ngân sách) ảnh hưởng đến các biến số kinh tế vĩ mơ, cịn các nhà kinh tế học trọng tiền hiện đại lại cho rằng, chính sách tài chính chỉ liên quan tới phân phối thu nhập quốc dân cho quốc phịng và tiêu dùng cơng cộng.
Về cầu tiền tệ: M.Friedman đưa ra khái niệm “tính ổn định cao của cầu tiền tệ”. Theo ơng, mức cầu tiền tệ được quyết định bởi thu nhập.
Mức cầu danh nghĩa về tiền được xác định một cách khái quát theo công thức sau:
Md = f (Yn, i)
Trong đó: Md: mức cầu danh nghĩa về tiền Yn: thu nhập quốc dân danh nghĩa
i: lãi suất danh nghĩa
Từ công thức trên, xét về mặt hình thức nó biểu hiện ra khơng khác gì so với trường phái Keynes. Tuy nhiên, trên thực tế, quan điểm tiền tệ của phái trọng tiền và trường pháp Keynes có sự khác nhau cơ bản.
Trong lý thuyết của J.M.Keynes, tính chất của cầu về tiền được xem xét như là nhân tố “nội sinh” của sản xuất. Việc phân tích động lực chủ quan của việc giữ tiền dưới hình thức “sở thích chi tiêu”, có nghĩa là sự phân tích cầu về tiền được thực hiện trên cơ sở các chức năng của sản xuất.
Ngược lại, M.Friedman và các nhà trọng tiền dựa vào kinh nghiệm qua các tài liệu thống kê trong thời kỳ dài. Từ đó họ đi đến kết luận lãi suất khơng có tác động đến lượng cầu về tiền mà sự thay đổi cầu về tiền tệ phụ thuộc vào sự thay đổi của thu nhập, cả thu nhập thường xuyên và thu nhập tức thời.
Cầu về tiền và thu nhập:
Từ lý thuyết tiền tệ của M.Friedman và phái trọng tiền có thể thấy đối với họ tiền và cầu về tiền là nhân tố “ngoại sinh” của nền kinh tế. Mức cầu về tiền được xem xét không phải chỉ là nhân tố hoạt động của q trình sản xuất, tức khơng phải chỉ cho sản xuất mà còn như là một nhân tố cầu về kết quả sản xuất, là một bộ phận cầu về của cải. Tiền là một tích sản được hình thành từ những loại tiền tệ như là vàng, bạc và những hình thức của cải khác như cổ phiếu, trái khốn, các hàng hóa sử dụng lâu bền, cũng như những nhân tố tư bản sản xuất… Với những của cải này, mức cầu về giá trị sử dụng bị chi phối bởi những quy luật riêng của nó. Người tiêu dùng là các cá nhân hay các nhà tư bản khi quyết định các khoản tồn quỹ, muốn bảo đảm cho mình có mức thu nhập có thể lớn nhất cần lựa chọn những của cải khác nhau, trong đó cần tính đến chỉ tiêu tốc độ lưu thơng tiền tệ vì nó trở thành nhân tố quyết định hình thành các khoản tồn quỹ.
Qua đó có thể thấy, lý thuyết trọng tiền hiện đại, khi xác định lượng cầu về tiền đã xuất phát từ tổng thể các nhân tố mong đợi hợp lý hình thành từ bên ngoài lĩnh vực sản xuất, như là kết quả của sản xuất chứ không phải như là nguyên nhân của sản xuất.
Với lập luận như trên, từ cơng thức Md = f (Yn, i) có thể được trình bày dưới dạng đơn giản là:
Md = f (Yn)
Như vậy, mức cầu về tiền theo phái trọng tiền hiện đại là hàm thu nhập (Y), đối với trường phái Keynes lại là hàm của lãi suất (i).
Khi phân tích cầu về tiền, M.Friedman coi tốc độ lưu thông (chu chuyển) tiền tệ là một tham số kinh tế cơ bản. Ông cho rằng, khi thu nhập thực tế gia tăng, nhưng dư tiền dân chúng hay tổ chức ngân hàng tăng hơn thu nhập thực tế, thì chứng tỏ tốc độ lưu thơng của tiền tệ đang chậm đi.
Theo M.Friedman mức cầu tiền tệ “có tính ổn định cao”. Bởi động lực duy nhất của việc giữ tiền là đưa hàng hóa ra thị trường, mà khối lượng hàng hóa có tính ổn định, nên mức cầu về tiền có tính ổn định cao. Với một mức cầu tiền tương đối ổn định, trong khi đó, mức cung tiền tệ lại có tính chất khơng ổn định, vì phụ thuộc vào các quyết định chủ quan của các cơ quan quản lý tiền tệ, cho nên, việc phát hành ra quá nhiều hay quá ít tiền tệ sẽ dẫn đến lạm phát hoặc khủng hoảng kinh tế.
Xuất phát từ đó, M.Friedman giải thích nguyên nhân khủng hoảng kinh tế ở Mỹ 1929 - 1933 là do hệ thống dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã phát hành một khối lượng tiền tệ ít hơn so với mức cầu tiền tệ, do đó khơng có đủ tiền để mua hàng hóa và dẫn đến khủng hoảng sản xuất thừa. Có nghĩa là, mức cung tiền tệ có ảnh hưởng quyết định đến tình trạng của nền kinh tế. Từ đó ơng đưa ra đề nghị về “chu kỳ tiền tệ và thu nhập
quốc dân”. Trong đó, tư tưởng cơ bản là chủ động điều tiết mức cung tiền tệ trong từng thời kỳ phát triển, không tăng cung tiền một cách đều đặn mà gắn với chu kỳ kinh tế. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, nên tăng khối lượng tiền tệ, còn trong thời kỳ hưng thịnh nên giảm mức cung tiền tệ. Tuy vậy nhìn chung, tiền tệ phải được điều chỉnh theo một nguyên tắc cố định. Mức cung tiền tệ tăng lên theo một tỷ lệ ổn định khoảng từ 3 - 4% trong một năm. Ông cho rằng, việc tăng lượng tiền tệ một cách ổn định sẽ làm cho thu nhập quốc dân cũng tăng lên một cách
ổn định. Điều đó cho phép ngăn chặn những xáo trộn trong nền kinh tế, ổn định giá cả và đạt được tốc độ tăng trưởng ổn định.
Thứ hai, phái trọng tiền rất quan tâm tới vấn đề giá cả và chống lạm phát. Bởi họ cho rằng, giá cả hàng hoá phụ thuộc vào khối lượng tiền tệ. Phái trọng tiền hiện đại coi lạm phát là căn bệnh nan giải của xã hội chứ không phải là thất nghiệp. Theo M.Friedman thất nghiệp chỉ là một hiện tượng bình thường diễn ra trên thị trường. Đặc biệt ơng đưa ra khái niệm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và cho rằng với tỷ lệ đó, xã hội có thể chấp nhận được. Ơng bác bỏ tồn bộ chính sách kinh tế nói chung nhằm chống thất nghiệp. Theo ơng, các chính sách dùng lãi suất làm công cụ không thể nào thu hẹp được nạn thất nghiệp trong thời kỳ dài hạn, ngược lại còn làm lạm phát gia tăng. Cịn lạm phát, theo ơng là căn bệnh nguy hiểm nhất. Tính chất khơng ổn định của lạm phát là một nhân tố mất ổn định chung, ảnh hưởng đến giá cả và sinh ra thất nghiệp. Do vậy, điều chính yếu là phải có biện pháp chống lại lạm phát.
Từ công thức MV = PQ suy ra V = PQ/M.
Vì giả định V: tốc độ lưu thông tiền tệ là ổn định, Q: sản lượng không phụ thuộc, hoặc phụ thuộc rất ít vào M, nên sự thay đổi M sẽ làm thay đổi giá cả (P). Nếu M tăng thì giá cả tăng và ngược lại. Điều đó có nghĩa là khi cung tiền tăng lạm phát sẽ gia tăng. Do đó, cần kiểm sốt gia tăng cung về tiền.
Trong đối ngoại, khi phân tích lý thuyết chu kỳ tiền tệ, M.Friedman ủng hộ chính sách tỷ giá hối đối thả nổi chống lại hệ thống tiền tệ quốc tế.
c. Tư tưởng tự do kinh tế của trường phái Trọng tiền hiện đại
Cũng như các nhà kinh tế học của trường phái Cổ điển, Tân cổ điển, trường phái Trọng tiền hiện đại nhìn chung ủng hộ và bảo vệ tự do kinh doanh, ủng hộ và bảo vệ chế độ tư hữu, bảo vệ quyền tự do hoạt động và trách nhiệm của chủ doanh nghiệp. Họ cho rằng, thị trường là nhân tố điều chỉnh tốt hơn hết, hiệu quả cao hơn hết, bởi vì, giá cả đóng vai trị