Chủ nghĩa Tự do mới ở Cộng hòa Liên bang Đức lý thuyết về nền

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 62 - 73)

ĐỨC - LÝ THUYẾT VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG XÃ HỘI

7.3.1. Khái quát chung

Kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai, phát xít Đức thua trận, nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề, đất nước bị chia thành hai miền (Đông Đức, Tây Đức), các nhà kinh tế thuộc Cộng hoà Liên bang Đức cho rằng về mặt lý luận và thực tiễn, sự điều tiết độc tài, phát xít dựa trên cơ sở lý thuyết “chủ nghĩa tư bản được điều tiết” không mang lại hiệu quả. Họ phê phán chủ nghĩa độc tài, kinh tế chỉ huy và ủng hộ quan điểm tự do kinh tế: “sức mạnh tự do”, “kinh tế thị trường tự do”, “con đường thứ ba”, “kinh tế thị trường - xã hội”.

Lý thuyết trung tâm của chủ nghĩa tự do mới là lý luận của phái Frankfurt (Đức). Tư tưởng kinh tế của trường phái này đã trở thành lý luận kinh tế chính yếu, làm cơ sở cho hoạch định các chính sách kinh tế của Chính phủ Cộng hồ liên bang Đức.

Các đại biểu tiêu biểu: W.Euskeus, W.Ropke, Erhard... trong đó nổi bật nhất là Alfred Müller-Armack (1901 - 1978). Thuật ngữ “Kinh tế thị trường xã hội” được ông đưa ra năm 1946.

7.3.2. Những lý thuyết cơ bản của nền kinh tế thị trường xã hội

7.3.2.1. Những nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường xã hội ở Cộng hòa liên bang Đức

Thứ nhất, theo các nhà kinh tế học Cộng hoà liên bang Đức, nền kinh tế

động theo phương thức cũ của chủ nghĩa tư bản trước đây với nền kinh tế xã hội chủ nghĩa có kế hoạch thành một thể thống nhất. Theo cách diễn đạt của Muller - Armark, nền kinh tế thị trường xã hội là một nền kinh tế thị trường có mục tiêu, “…kết hợp nguyên tắc tự do với nguyên tắc công bằng xã hội trên thị trường”. Quan điểm này có điểm giống và khác với các quan niệm của mọi trường phái tự do trước đây.

Hai nguyên tắc tự do và công bằng xã hội được kết hợp lại một cách chặt chẽ trong khuôn khổ mục tiêu của nền kinh tế thị trường xã hội. Mục tiêu đó thể hiện ở chỗ một mặt, nhằm khuyến khích động viên mọi sáng kiến của cá nhân để đảm bảo lợi ích chung của nền kinh tế, mặt khác, cố gắng loại bỏ những hiện tượng tiêu cực như lạm phát, thất nghiệp và nghèo đói của một số tầng lớp dân cư.

Nguyên tắc tự do phải dựa trên quan niệm rằng các quyết định về kinh tế, chính trị của Nhà nước phải nhằm phục vụ lợi ích của cá nhân và gia đình họ, do đó, nó phải do người tiêu dùng và các công dân đề ra. Bởi vậy, mọi hoạt động chính trị, kinh tế phải được hoạch định trên cơ sở chú ý đến nhu cầu và nguyện vọng của cá nhân.

Thứ hai, để xác định một nền kinh tế là “kinh tế thị trường xã hội” phải dựa trên 6 tiêu chuẩn cụ thể sau đây:

Một là, đảm bảo quyền tự do cá nhân. Thực hiện quyền này trên lĩnh vực kinh tế là yêu cầu cần thiết để tạo nên các đơn vị có quyền quyết định phi tập trung và thị trường hạt động trôi chảy.

Hai là, đảm bảo công bằng xã hội. Thơng qua các chính sách xã hội phù hợp nhằm giúp đỡ những người không trực tiếp tham gia q trình kinh tế bởi đây chính là thiếu sót của thị trường. Thị trường khơng thể giải quyết được những vấn đề nhân đạo xã hội.

Ba là, có chính sách khắc phục các chu kỳ kinh doanh. Nếu để thị trường tự do sẽ xảy ra tình trạng đình trệ kinh tế hoặc khơng tận dụng hết năng lực sản xuất. Bởi vậy, trong nền kinh tế thị trường xã hội người ta cần có chính sách chống chu kỳ, chính sách cơ cấu và chính sách tăng trưởng kinh tế.

Bốn là, xây dựng chính sách tăng trưởng kinh tế nhằm tạo ra các hành lang pháp lý và kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật cần thiết đối với quá trình phát triển kinh tế liên tục.

Năm là, thực hiện chính sách cơ cấu thích hợp. Khi gặp phải những vấn đề về điều chỉnh cơ cấu dài hạn thì phải thực hiện một chính sách cơ cấu thích hợp để có biện pháp uốn nắn kịp thời. Đây chính là tiêu chuẩn đặc trưng cho nền kinh tế thị trường xã hội.

Sáu là, bảo đảm tính tương hợp của thị trường. Thực chất, đây là mối quan hệ tương hợp giữa các chính sách kinh tế của Nhà nước với tự do cạnh tranh của các chủ thể thị trường. Các chính sách kinh tế phải đảm bảo cho cạnh tranh công bằng, đồng thời ngăn ngừa sự hạn chế hoặc phá vỡ cạnh tranh và những hoạt động cạnh tranh quá mức trên thị trường.

Các tiêu chuẩn trên bổ sung và kết hợp với nhau tạo nên đặc trưng của nền kinh tế thị trường xã hội.

7.3.2.2. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường xã hội

a. Chức năng cạnh tranh

Cạnh tranh hiệu quả được coi là yếu tố trung tâm, không thể thiếu được của nền kinh tế thị trường xã hội. Khơng có cạnh tranh thì khơng có nền kinh tế thị trường xã hội. Các nhà kinh tế học Cộng hoà liên bang bang Đức cho rằng, muốn cạnh tranh có hiệu quả địi hỏi phải có sự bảo hộ và hỗ trợ của Nhà nước, cần phải tôn trọng quyền tự do của các doanh nghiệp và trong cạnh tranh, các xí nghiệp có cơ hội thành cơng và có thể gặp rủi ro. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường xã hội có các chức năng:

Một là, sử dụng nguồn tài nguyên một cách tối ưu. Cạnh tranh làm cho tài nguyên chuyển đến những nơi mà chúng được sử dụng với năng suất, hiệu quả cao nhất. Ở đây khơng có cơ quan kế hoạch hóa tập trung nào có thể thay thế chức năng “chiếc gậy và củ cà rốt” của cạnh tranh.

Hai là, khuyến khích tiến bộ kỹ thuật. Người sản xuất sẽ có lợi thế

cạnh tranh về nhiều mặt nhờ vào những tiến bộ kỹ thuật. Kỹ thuật mới sẽ cung cấp cho thị trường sản phẩm mới phù hợp với giá thành thấp nên có được vị trí thuận lợi độc tôn trong thời gian dài trên thị trường. Những người cạnh tranh khác cũng muốn có lợi nên đã tạo nên cuộc thi đua đổi mới công nghệ. Kết quả là thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật.

Ba là, phân phối thu nhập. Cạnh tranh tạo nên một bức tranh phân

phối thu nhập vì cạnh tranh sẽ “thưởng” cho những ai cạnh tranh thành công, họ sẽ thu được lợi nhuận cao, có thu nhập cao.

Bốn là, thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng. Người tiêu dùng là đích

đến của sản xuất, họ đồng thời là người mang lại thu nhập cho người sản xuất. Khi sản xuất đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng, người sản xuất kinh doanh mới được trả “thù lao” tương xứng. Do vậy, trong kinh tế thị trường, cạnh tranh giúp thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng tốt nhất.

Năm là, điều chỉnh hoạt động của nền kinh tế một cách linh hoạt. Cạnh tranh có hiệu quả là công cụ vừa cho phép sử dụng tài nguyên một cách tối ưu, vừa là công cụ rất năng động duy trì sự di chuyển liên tục các nguồn tài nguyên đến nơi sử dụng có hiệu quả hơn. Giá cả thị trường là tín hiệu giúp các chủ thể tham gia thị trường có sự lựa chọn và điều chỉnh một cách thích hợp dù đó là lao động, tài nguyên, vốn hay sản phẩm. Khi tính linh hoạt của thị trường khơng cịn chứng tỏ thị trường khơng có cạnh tranh, hoặc Nhà nước khơng đúng.

Sáu là, kiểm sốt sức mạnh kinh tế. Cạnh tranh có thể dẫn đến tình trạng độc quyền bởi tình trạng tích tụ, tập trung, ngay cả cạnh tranh có hiệu quả. Độc quyền sẽ phá vỡ cạnh tranh, kiểm sốt cạnh tranh, làm mất tính ưu việt của cạnh tranh. Bởi vậy, kiểm soát sức mạnh kinh tế là yêu cầu cần thiết nhằm duy trì cạnh tranh hiệu quả, ngăn chặn việc tạo ra sự kiểm sốt các thế lực chính trị.

Bảy là, giúp kiểm chứng các chính sách kinh tế của Nhà nước. Cơ

chế thị trường đòi hỏi Nhà nước phải chấp nhận hạn chế vai trò hỗ trợ. Nếu cạnh tranh có hiệu quả đang thắng thế thì Chính phủ khơng có lý do gì can thiệp. Điều đó cũng có nghĩa cạnh tranh hạn chế các thế lực chính trị.

Tám là, đảm bảo quyền tự do lựa chọn và hành động cá nhân. Trong

kinh tế thị trường quyền tự do lựa chọn cá nhân luôn được coi trọng. Cạnh tranh có hiệu quả tạo ra quyền tự do tối đa cho mọi chủ thể thị trường. Quyền tự do này vừa là yếu tố cơ bản, vừa là một yêu cầu của sự cạnh tranh có hiệu quả.

b. Những nguy cơ đe dọa cạnh tranh

Cạnh tranh có tác dụng quan trọng như vậy, nhưng trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường lại có những nhân tố đe doạ cạnh tranh có hiệu quả. Về cơ bản có thể phân chia những nguy cơ đe dọa cạnh tranh ra làm hai nhóm:

Một là, những nguy cơ do Chính phủ gây ra như: hoạt động hành chính với những chính sách, những quy định làm suy yếu cạnh tranh; hoặc dùng sức mạnh kinh tế Nhà nước bóp méo các hoạt động cạnh tranh, nhất là trong lĩnh vực thương mại như độc quyền mua bán hàng hóa, đấu thầu xây dựng…

Hai là, những nguy cơ do tư nhân gây ra như: thỏa thuận theo chiều

ngang giữa các đối thủ cạnh tranh hình thành các cơng ty độc quyền (cartel); sự thoả thuận giữa người sản xuất và người tiêu thụ hàng hoá trong việc đánh giá chất lượng, giá cả hàng hoá; sự sáp nhập, thâu tóm lẫn nhau giữa các cơng ty, xí nghiệp có sức mạnh trên thị trường; sự tẩy chay, cấm vận; việc phân biệt đối xử…

c. Bảo vệ cạnh tranh

Cạnh tranh có những chức năng (hay tác dụng) hết sức quan trọng. Tuy vậy, ln có những nguy cơ đe dọa cạnh tranh làm cho nó kém hiệu quả hay hạn chế của cạnh tranh. Vì vậy, cần thiết phải có các biện pháp bảo vệ cạnh tranh.

Về nguyên tắc việc bảo vệ cạnh tranh chống lại những biện pháp hạn chế cạnh tranh của tư nhân, có thể giao cho cá nhân hoặc Nhà nước. Ở Cộng hoà liên bang Đức người ta tận dụng cả hai khả năng này, song trách nhiệm chủ yếu được giao cho Chính phủ. Chính vì vậy họ đã thành lập cơ quan chống độc quyền được coi là một biện pháp bảo vệ cạnh tranh hữu hiệu.

- Các công cụ bảo vệ: Biện pháp hành chính và biện pháp hình sự. Biện pháp xử lý hình sự được áp dụng khi vi phạm một điều khoản trong đạo luật chống cạnh tranh và được phép áp dụng hình thức phạt tiền. Cịn xử lý hành chính được áp dụng trong các trường hợp khác. Ngồi ra, người ta có thể áp dụng cả hai hình thức xử lý trong một số trường hợp nhất định.

- Cơ quan chấp hành: Ở Đức cơ quan chống cartel quan trọng nhất là cơ quan liên bang. Cơ quan này được phép xử lý tất cả các biện pháp hạn chế cạnh tranh có ảnh hưởng vượt ra ngoài phạm vi một nước liên bang. Ngồi ra, nó cịn có trách nhiệm kiểm sốt việc hợp nhất các doanh nghiệp, đây là trách nhiệm quan trọng nhất mà khơng một cơ quan nào có. Bộ trưởng kinh tế liên bang, người được giao quyền quản lý cơ quan

cartel liên bang, cũng được giao một số trách nhiệm nhất định trong lĩnh vực quản lý hành chính đối với vấn đề chống truts (tờ - rớt).

Tòa án là một cơ quan giữ vai trị vơ cùng quan trọng trong việc bảo vệ cạnh tranh.

7.3.2.3. Yếu tố xã hội trong nền kinh tế thị trường xã hội

Trong nền kinh tế thị trường thuần túy, các yếu tố thị trường có xu hướng mang lại kết quả tối ưu cho các hoạt động kinh tế, nhưng không mang lại kết quả xã hội như xã hội mong đợi. Bởi vậy, trong nền kinh tế thị trường xã hội ở Cộng hoà liên bang Đức, yếu tố xã hội có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Nó nhằm nâng cao mức sống của các nhóm dân cư có mức thu nhập thấp, bảo vệ tất cả các tầng lớp dân cư trước những rủi ro, bất trắc trong kinh tế thị trường.

Muốn đạt được mục tiêu xã hội, cần thiết phải phải sử dụng các công cụ: Một là, sự tăng trưởng kinh tế nhằm tạo ra thu nhập cao hơn và giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Hai là, phân phối thu nhập công bằng: cân đối giữa mức tăng tiền lương so với lợi nhuận, quan tâm thu nhập cho những tầng lớp nghèo khổ nhất trong xã hội, ổn định giá cả…

Ba là, bảo hiểm xã hội bảo đảm an toàn cho tất cả các thành viên trong xã hội chống lại những rủi ro gây nên. Bao gồm: bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tuổi già, bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm tai nạn,…

Bốn là, phúc lợi xã hội bao gồm các khoản trợ cấp của nhà nước cho những người khơng có thu nhập hoặc có thu nhập quá thấp. Hai bộ phận quan trọng nhất là: trợ cấp xã hội và trợ cấp về nhà ở.

Năm là, các biện pháp khác, trong đó quan trọng nhất là trợ cấp ni con.

7.3.2.4. Vai trị của Chính phủ trong kinh tế thị trường xã hội

Vai trị Chính phủ trong nền kinh tế thị trường xã hội được xây dựng trên cơ sở sáng kiến của cá nhân và cạnh tranh có hiệu quả. Vì vậy, Nhà nước chỉ can thiệp vào những nơi cạnh tranh khơng có hiệu quả và những nơi có chức năng bảo vệ cạnh tranh, kích thích các nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường xã hội mà không thể trao vào tay tư nhân. Sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế thị trường xã hội phải tuân theo hai nguyên tắc: nguyên tắc hỗ trợ và nguyên tắc tương hợp với thị trường. Trong đó:

a. Nguyên tắc hỗ trợ

Nguyên tắc hỗ trợ xác định can thiệp của Nhà nước vào kinh tế ở mức độ hợp lý. Nguyên tắc hỗ trợ nhằm:

- Bảo vệ và khuyến khích các yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường xã hội:

+ Cạnh tranh hiệu quả: Bảo đảm có đủ số doanh nghiệp tự do cạnh tranh; đảm bảo quyền tự do, tự chủ của doanh nghiệp; thị trường mở cửa. Với các yếu tố này được bảo đảm sẽ thực hiện được các chức năng kinh tế và xã hội của nó như: sử dụng tối ưu các nguồn lực, khuyến khích tiến bộ cơng nghệ, phân phối thu nhập một cách có hiệu quả, thỏa mãn tối đa nhu cầu người tiêu dùng, bảo dảm quyền tự do cá nhân, kiểm sốt quyền lực kinh tế và chính trị…

+ Sự ổn định tiền tệ: Tiền tệ có tác động nhiều mặt khơng chỉ về kinh tế mà cịn về phía xã hội. Nếu tiền tệ khơng ổn định, chức năng xã hội của nền kinh tế thị trường xã hội sẽ khó thực hiện. Từ đó đỏi hỏi Ngân hàng liên bang (cơ quan chủ yếu phụ trách vấn đề ổn định tiền tệ) điều tiết quá trình cung ứng tiền và tín dụng độc lập bảo đảm an tồn lưu thơng tiền tệ.

+ Sở hữu tư nhân: Chính phủ phải có những chính sách thúc đẩy sự hình thành sở hữu tư nhân bởi sở hữu tư nhân là cơ sở xuất hiện và tồn tại các doanh nghiệp tư nhân. Đến lượt nó, chính các doanh nghiệp tư nhân tồn tại mới làm cho cạnh tranh hiệu quả và sự ổn định.

- An ninh xã hội và công bằng xã hội: An ninh và công bằng xã hội là các lĩnh vực có vị trí khơng kém kinh tế. Chính phủ, với tư cách là cơ quan quản lý xã hội, bởi vậy đây là lĩnh vực mà chính phủ có vai trị vơ cùng quan trọng. Chính phủ thực hiện các chức năng quản lý nhà nước xây dựng khuôn khổ luật pháp, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát nhằm bảo đảm mơi trường chính trị, an ninh, an tồn xã hội cho doanh nghiệp cũng như tồn xã hội qua đó hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế: Phần 2 - TS. Vũ Văn Hùng, TS. Võ Tá Tri (Trang 62 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)